Độc đáo cách lưu giữ ký ức của người Dao trên cao nguyên Sìn Hồ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một trong những nét văn hóa quan trọng, thiêng liêng bậc nhất được người Dao ở Sìn Hồ (Lai Châu) gìn giữ, lưu truyền là tranh thờ, mặt nạ giấy – những vật dụng được coi là sợi dây kết nối đời sống của họ với đời sống tâm linh.
Tranh thờ được sử dụng trong các nghi lễ quan trọng của người Dao. Ảnh: Quang Duy

Tranh thờ được sử dụng trong các nghi lễ quan trọng của người Dao. Ảnh: Quang Duy

Người Dao đã sinh sống trên cao nguyên Sìn Hồ cách đây cả trăm năm, tuy nhiên, trước khi có sự định cư này, họ đã trải qua quá trình di cư và ly tán trong một thời gian dài. Không có nơi thờ phụng cố định như đình, thờ, miếu, mạo, người Dao đã sử dụng tranh thờ, mặt nạ giấy như một hình thức ghi lại ký ức một cách chính thống. Những bức tranh thờ, mặt nạ giấy vì vậy có vai trò đặc biệt quan trọng, phục vụ cho các nghi lễ tâm linh quan trọng trong cộng đồng người dân tộc Dao.

Ngày nay, trong các phong tục, tập quán truyền thống của người Dao như: thờ tổ tiên, cúng rừng, thờ thần, các nghi lễ như cấp sắc, hiếu hỉ đều cần sử dụng tranh thờ, mặt nạ giấy. Với người Dao, đây là sợi dây kết nối đời sống của họ với thế giới tâm linh vô hình.

Tranh thờ cổ của người Dao ẩn chứa nhiều kiến thức uyên thâm, về mối quan hệ nhân sinh giữa con người với thiên nhiên vũ trụ, lịch sử dân tộc và nhiều giá trị về văn hóa, được lưu giữ trong nhiều bộ tranh cổ khác nhau. Đối với các thầy cúng phải có 3 tấm tranh căn bản, được gọi là bộ tranh tam thần, để dùng trong các lễ tế, bao gồm: tranh Tổ tông (Tổng đàn), tranh Tiểu Hải Phan và tranh Thái Úy.

Trong đó, tranh Tổ tông là tổng hợp các vị thần linh, là nguồn gốc, tổ tông của Đạo giáo; đồng thời, tranh biểu thị cho chín tầng trời, chín cõi theo vũ trụ quan của tôn giáo này. Tranh Tiểu Hải Phan là vị thần biển, thần nước, thần hộ mang cho dân tộc Dao. Trái lại, tranh Thái Úy là vị quan trời, giúp Ngọc Hoàng cai quản mạng sống, ban phúc, giáng họa cho loài người, đồng thời giúp các thầy cúng, thầy Tam Nguyên trong các nghi lễ tôn giáo theo tín ngưỡng của người Dao.

Bên cạnh đó, mỗi gia đình người dân tộc Dao cũng thường treo tranh thờ trong nhà, có nhiều bức đã được lưu truyền hàng trăm năm. Chủ đề trên các bức tranh là sự tích về Bàn vương (Thủy Tổ của các dòng họ người Dao), Bàn hồ, Qua sơn bảng văn, cùng hình ảnh về các vị thần cây, thần sông, thần núi... Nhiều bộ tranh cổ có nội dung kể về hành trình di cư, mở đất của dân tộc Dao.

Cùng với tranh thờ, mặt nạ giấy là vật dụng tế lễ bắt buộc phải có của thầy cúng khi thực hiện các nghi lễ quan trọng. Hình mặt nạ mô phỏng các vị thần, sẽ được các thầy cúng đeo trên trán khi cử hành những lễ nghi quan trọng.

Điểm đặc biệt trong tranh thờ, mặt nạ giấy của người Dao là được tạo nên hoàn toàn bằng thủ công, theo nhãn quan của từng nghệ nhân, nên mỗi bức tranh, mỗi bộ tranh hoàn toàn là một tác phẩm độc nhất. Họ chọn ngày, giờ khai bút, vẽ tay từng nét, không dùng khuôn in như tranh Đông hồ của người miền xuôi. Chính điểm khác biệt này cùng giá trị tâm linh đã khiến mỗi bộ tranh thờ, mặt nạ giấy, dù mới hay cũ đều có giá trị cao.

Để tạo nên những bộ tranh thờ, mặt nạ giấy phục vụ đời sống tâm linh, các nghệ nhân phải trải qua quá trình dài học tập nghiêm khắc. Người nghệ nhân làm tranh thờ phải biết đọc thư tịch cổ, am hiểu về văn hóa, mầu sắc, khoa học, thiên văn... Để có thể được thực hiện các bộ tranh thờ, mặt nạ giấy, người nghệ nhân buộc phải có đời sống tinh thần trong sạch, nếu không dù tay nghề cao cũng không được làm. Theo quan niệm của người Dao, tranh thờ hay mặt nạ sẽ không linh nghiệm nếu người tạo ra nó vi phạm các quy tắc về chuẩn mực đạo đức. Những điều này đã khiến các thầy mo, các nghệ nhân làm tranh buộc phải giữ mình trước những cám dỗ từ cuộc sống đời thường.

Trong các nghi lễ của người Dao, bà con trong họ, người dân trong bản đều tụ hội đông đủ. Khi các bức tranh được treo lên tường, người thụ lễ mang mặt nạ nhảy múa, người lớn tuổi sẽ cùng chỉ cho đám trẻ biết về nội dung ý nghĩa của các bức tranh, các biểu tượng họa tiết trên mặt nạ.

Với đồng bào người Dao tại Sìn Hồ, mỗi bức tranh thờ được treo lên, mỗi chiếc mặt nạ giấy được sử dụng, như mở ra những ký ức truyền thừa, nhắc nhớ về những câu chuyện cổ xưa. Đồng thời cũng là vật dụng lưu giữ những câu chuyện để răn dạy cho thế hệ sau luôn sống hướng thiện, gìn giữ những giá trị nhân văn, tốt đẹp của người Dao từ bao đời. Chính vì lẽ đó, mà nét văn hóa tranh thờ, mặt nạ giấy, được con người nơi đây duy trì, bảo tồn cho đến ngày nay.

Đọc thêm

Nữ HLV gặt hái nhiều thành công nhờ tình yêu cầu mây mãnh liệt

HLV Trần Thị Thu Hoài là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023
(PLVN) - Huấn luyện viên Bộ môn Cầu mây, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Hà Nội Trần Thị Thu Hoài đạt Huy chương Vàng Vô địch thế giới năm 2013, 2016, 2022 cùng nhiều Huy chương tại các giải ASIAD, Vô địch châu Á… Gần đây nhất, Thu Hoài được vinh danh là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.

'Con đường văn sĩ'- sự khao khát cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

“Con đường văn sĩ”- sự khao khát cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (ảnh Bảo Châu)
(PLVN) - Trong suốt những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết khao khát cống hiến, Nguyễn Huy Tưởng chọn nhật kí là nơi vừa giãi bày vừa luyện viết. Những trang nhật kí được viết trong suốt những năm 1938 đến trước Cách mạng tháng Tám1945 là những trang tư liệu chân thực về con đường lập thân lập nghiệp của người thanh niên - công chức sở Thuế quan trở thành nhà văn, nhà hoạt động xã hội và nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Huy Tưởng.

Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.
(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.
(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Những 'địa chỉ đỏ' tại Nghệ An nên đến dịp 30/4-1/5

Khách tham quan tại Bảo tàng Nghệ An. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, từ thứ Bảy, ngày 27/4 đến hết thứ Tư, ngày 1/5 - thời gian lý tưởng để mọi người đi tham quan cùng người thân và bạn bè. Sau đây là những điểm đến lịch sử đầy ý nghĩa tại Nghệ An mà du khách có thể lựa chọn đến trong kỳ nghỉ này.

Du lịch Việt cần 'chuyển mình' để đón khách 'chịu chi'

Du lịch Việt Nam cần đầu tư về chất lượng hơn số lượng. (Ảnh minh họa - Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, trên bản đồ du lịch thế giới, Việt Nam thường gắn liền với điểm đến có mức giá rẻ, thu hút được nhiều tệp khách khác nhau. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển du lịch toàn cầu, ngành Du lịch Việt Nam cần phải “chuyển mình” để đón những lượt khách “chịu chi”, nâng tầm sản phẩm du lịch.

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2024 - “Từ trải nghiệm tới trái tim”

Sân khấu nhạc nước - Nơi dự kiến sẽ diễn ra Chương trình Khai mạc Mùa Du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024. (Ảnh: mythainguyen)
(PLVN) -  Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 - 01/5/2024), 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) và kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Mùa du lịch năm 2024 mang chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.