Doanh nhân Trung Quốc đổ xô đến Triều Tiên tìm cơ hội đầu tư

Công nhân Triều Tiên trong một nhà máy.
Công nhân Triều Tiên trong một nhà máy.
(PLO) - Sau cuộc gặp của Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần thứ 2 tại Bắc Kinh, khoảng 200 công ty Trung Quốc đã bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm ăn ở Triều Tiên.  

Hiện nay, tiến trình phi hạt nhân hóa của Triều Tiên còn cả một chặng đường dài phía trước nhưng giới quan sát đã nghĩ tới một viễn cảnh Triều Tiên mở cửa hội nhập với thế giới. Không ít ý kiến lạc quan cho rằng Triều Tiên có những tiềm năng lớn để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Và các doanh nghiệp Trung Quốc đã chớp lấy cơ hội này. 

Gần đây, các công ty Trung Quốc bắt đầu đổ xô đến Triều Tiên để tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh tế và đầu tư trong bối cảnh Triều Tiên cam kết phi hạt nhân hóa đồng thời quan hệ giữa hai nước ngày càng cải thiện, khi Trung Quốc bắt đầu nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên. Các công ty trên đã tham gia Hội chợ Thương mại quốc tế mùa Xuân Bình Nhưỡng được tổ chức từ ngày 23 - 25/5 vừa qua để thảo luận hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước của Triều Tiên trong các lĩnh vực như nông nghiệp, điện tử, máy móc, xây dựng, thực phẩm, nhu yếu phẩm và tưới tiêu. Hội chợ lần này được xem là một trong những sự kiện quốc tế lớn nhất Triều Tiên, thu hút 260 công ty đến từ 15 quốc gia tham dự, trong đó các công ty Trung Quốc chiếm tới 70%. 

Theo một nguồn tin đáng tin cậy, làn sóng các công ty Trung Quốc đến Triều Tiên xuất hiện sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hai lần gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh và thành phố Đại Liên những tháng gần đây. Bên cạnh tiến hành phi hạt nhân hóa, các cuộc thảo luận về hợp tác kinh tế giữa hai nước cũng đã và đang trong quá trình thực hiện. 

Cũng theo nguồn tin này, sự tham gia một loạt của các công ty Trung Quốc tại Hội chợ Thương mại quốc tế mùa Xuân Bình Nhưỡng cũng liên quan đến chuyến thăm kéo dài 11 ngày của phái đoàn cấp cao Triều Tiên đến các trung tâm kinh tế lớn của Trung Quốc hồi tháng 5/2018 vừa qua. Theo đó các đại biểu Triều Tiên đã đến thăm những khu vực kinh tế phát triển của Trung Quốc và thảo luận về việc hợp tác với các quan chức ở Thượng Hải và Thiểm Tây – quê hương của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Một trong những dự án hợp tác nổi bật nhất sau chuyến đi của Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đến Trung Quốc là việc hãng hàng không Triều Tiên Air Koryo dự định mở một đường bay mới từ Bình Nhưỡng đến Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây trong tháng 7 năm nay để thu hút khách du lịch từ Trung Quốc. Phía Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong một tuyên bố ngắn cho biết ông Tập và ông Kim đã thảo luận về các biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế Triều Tiên và nâng cao đời sống cho người dân. 

Được biết, hợp tác, kinh tế Trung - Triều khi đó có thể phát triển ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đầu tiên, Triều Tiên có tài nguyên khoáng sản phong phú, được Trung Quốc quan tâm, tìm đến thúc đẩy hợp tác khai thác. Thêm nữa, Trung Quốc có thể tìm cơ hội làm ăn ở Triều Tiên trong lĩnh vực xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở như cảng biển, đường sá, cầu cống… Hay thúc đẩy hợp tác trong ngành chế tạo như thương mại, đầu tư, thậm chí xây dựng khu ngành nghề, công nghiệp. Các ngành công nghiệp truyền thống như gang thép, xi măng, ô tô, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, thực phẩm cũng là những lĩnh vực đầy triển vọng. Ngoài ra, hai bên sẽ có các cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác như bất động sản, văn hóa, khoa học công nghệ, tài chính, giáo dục. 

Từ năm 2017, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tỏ quyết tâm cải thiện kinh tế. Đầu năm nay ông tuyên bố đã hoàn tất chương trình phát triển vũ khí và khả năng răn đe hạt nhân của đất nước, bây giờ Triều Tiên chuyển qua giai đoạn ưu tiên “xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa”. Gần đây, báo chí Bắc Triều Tiên cũng đã gần xa đánh tiếng về những chương trình cải cách kinh tế của Bình Nhưỡng. Theo AFP, Bình Nhưỡng cũng đã âm thầm tiến hành một số cải cách kinh tế như bắt đầu cho phép tư nhân buôn bán trong một số thị trường không chính thức, các xí nghiệp Nhà nước được tự do hơn.

Nhiều đoàn quan chức Triều Tiên tới thăm Bắc Kinh, Thượng Hải và các tỉnh giàu tài nguyên than đá để học hỏi kinh nghiệm theo mô hình của Trung Quốc. Một số nhà ngoại giao tiết lộ Trung Quốc đã giới thiệu kế hoạch phát triển chi tiết cho Triều Tiên. 

Những người lạc quan nói rằng với sự giàu có về tài nguyên, nhân công rẻ và vị thế địa chính trị quan trọng, Triều Tiên có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, câu chuyện của những doanh nghiệp nước ngoài từng mở các cơ sở hoạt động tại Triều Tiên cho thấy việc đầu tư vào quốc gia bị cấm vận này không phải là tiến trình đơn giản.

Những luật lệ có thể thay đổi bất ngờ, những khoản chi phí không được thanh toán và nguy cơ bị tịch thu tài sản là những thách thức đặt ra cho các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định rót vốn vào môi trường kinh doanh tại Triều Tiên. Đó là chưa kể đến hàng chục rào cản do các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế áp đặt lên Triều Tiên liên quan tới tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Ngay cả khi những rào cản trên được dỡ bỏ, vẫn còn những thách thức lớn đặt ra cho các nhà đầu tư nếu muốn tìm kiếm cơ hội làm ăn tại Triều Tiên. Cơ sở hạ tầng tại quốc gia Đông Bắc Á này vẫn còn nghèo nàn. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.