Doanh nhân Nguyễn Hồng Lam: Thượng tôn pháp luật để… “bảo tồn tinh hoa Việt”

Doanh nhân Nguyễn Hồng Lam
Doanh nhân Nguyễn Hồng Lam
(PLO) - Ô mai Hồng Lam là một sản phẩm thuần Việt và cũng là món quà quê không thể thiếu của người Hà Nội. Để có được thương hiệu nổi tiếng này, ít ai biết rằng ông chủ Hồng Lam đã phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt và cả tuổi trẻ của mình. Và một trong những yếu tố quan trọng đưa ông đến bến bờ thành công chính là pháp luật

Trở thành doanh nhân… do duyên

Như bao chàng trai Hà Nội khác, khi đất nước có chiến tranh, Nguyễn Hồng Lam lên đường nhập ngũ, rồi theo học tại Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự. Đơn vị mà anh đóng quân là C196 – đơn vị chọn lọc, bao gồm những chiến sỹ tinh nhuệ mang tên “Những vì sao đất nước”. Sau khi hòa bình lập lại, ông được cử đi học chuyên ngành điện ảnh (Trường Điện ảnh Lêningrad – Liên Xô). 

Năm 1981, Nguyễn Hồng Lam về nước và “đầu quân” vào Xưởng phim Quân đội (Tổng cục Chính trị). Năm 1991 anh chính thức xuất ngũ và bắt đầu bước chân vào hoạt động kinh doanh. Lĩnh vực kinh doanh chính của ông là vật liệu xây dựng, ngoài ra ông cũng kinh doanh chung mặt hàng hoa quả khô với anh họ.

Thâm nhập vào thị trường này, Hồng Lam phát hiện lúc bấy giờ tuy thị trường hoa quả Việt Nam rất phong phú và phát triển nhưng khâu chế biến sau thu hoạch lại vô cùng thô sơ và lạc hậu, trong khi nó đem lại lợi ích rất lớn cho xã hội. Theo chủ trương của Chính phủ, khuyến khích đầu tư vào khâu chế biến, Nguyễn Hồng Lam đã chuyển hướng sang kinh doanh mặt hàng này (năm 1992).

Nhận thấy ô mai là một đồ ăn truyền thống có tiềm năng nhưng chưa phát triển bài bản, quy mô, ông đã quyết định đầu tư chuyên sâu vào mảng sản phẩm này. “Tôi học các bà, các mẹ nội trợ, đặc biệt là học hỏi kinh nghiệm từ những người bạn xuất thân từ gia đình tôn nữ làm ô mai trong cung đình Huế. Vừa học, tôi vừa nghiên cứu, sáng tạo ra những loại ô mai mới. Nước mình có khí hậu nhiệt đới, hoa quả dồi dào, đây cũng là một lợi thế để phát triển ngành chế biến hoa quả khô. Càng theo đuổi, tôi càng tìm thấy đam mê và muốn gắn bó với công việc này!” – Hồng Lam cho biết.

Phát triển nhờ… nỗ lực, sáng tạo…

Thấy con trai từ bỏ bao mối kinh doanh béo bở, suốt ngày cắm mặt vào nghiên cứu, thử nghiệm mấy thứ hoa quả khô, ông cụ thân sinh Nguyễn Hồng Lam ra chiều thất vọng. Nhưng bằng sự đam mê và tâm huyết của mình, Hồng Lam đã thuyết phục được cha. Đầu tiên Nguyễn Hồng Lam nghiên cứu thử nấu mơ, mận nhưng ô mai cứ trơ như đá và mùi vị không mấy hấp dẫn. Không chút nản lòng, ông lên mạng tra cứu tài liệu và lại mày mò nấu.

Sau 3 năm với hàng trăm lần nấu ô mai thất bại, ông mới có thể sản xuất ra sản phẩm cơ bản được thị trường chấp nhận. Lúc đầu chỉ là 1kg ô mai  nấu thủ công, khi đã có đủ tự tin ông tăng dần số lượng và mạnh dạn mở xưởng sản xuất vào năm 1996. 

Với vỏn vẹn 5 nhân công, gói gọn chỉ trong diện tích 20m2, nhưng xưởng sản xuất ô mai đầu tiên Hồng Lam tổ chức sản xuất khép kín và đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất theo quy định. Khi đã có chỗ đứng ổn định trên thị trường, Hồng Lam bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất. Nhờ nỗ lực, sự kiên nhẫn và niềm đam mê sáng tạo, đến năm 2007 Nguyễn Hồng Lam đã gây dựng được nhà máy sản xuất ô mai rộng hơn 2,5ha tại Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Ha Nội, với hơn 200 cán bộ, công nhân viên tham gia sản xuất, điều hành.

Cùng với đó, ông cũng thành lập được 25 chuỗi cửa hàng mang thương hiệu Ô mai Hồng Lam. Các sản phẩm của Công ty có mặt ở hầu hết các cửa hàng, siêu thị lớn trên toàn quốc (Vincom; Lotteria; Lan Chị; Thành Đô; Intimex; Tre Việt…

Thành công nhiều nhưng gian nan, thách thức cũng không hề ít. Từ khi khởi nghiệp cho đến nay, CEO Hồng Lam cho biết: “Tôi luôn luôn phải giải quyết những bài toán vô cùng phức tạp. Nhưng chính những khó khăn ấy đã giúp doanh nghiệp (DN) đứng vững trong suốt 22 năm qua. Và châm ngôn mà tôi luôn tâm niệm, bám sát và hoàn thiện mình là: “Theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”.

Nếu không đam mê, tôi sẽ không thể sáng tạo ra những sản phẩm có giá trị, được người tiêu dùng yêu thích, chấp nhận. Mỗi khi một sản phẩm của Hồng Lam được mọi người chấp nhận, tôi cảm thấy rất vui sướng… Có lẽ, đó cũng chính là điều quan trọng dẫn lối đến thành công ngày hôm nay của Hồng Lam!”. 

Không phải ngẫu nhiên mà các sản phẩm ô mai của Hồng Lam lại nhanh chóng đi vào lòng người tiêu dùng đến vậy. Mỗi sản phẩm giống như một tác phẩm nghệ thuật, mà người sáng tạo ra nó phải ấp ủ, nghiên cứu và sáng tạo để sản xuất ra nó. Để rồi, khi nhấm nháp ô mai của Hồng Lam, người ta cảm nhận được một thứ hương vị gì đó rất riêng, rất đặc biệt mà chỉ thương hiệu này mới có. CEO Hồng Lam tiết lộ: “Ô mai ngon phải hài hòa về độ chua, mặn, ngọt. Để các sản phẩm ô mai không bị mất hương vị trong quá trình chế biến, chúng phải được nấu trong thùng kín, đảm bảo vệ sinh và phải tuân thủ nghiêm ngặt quy chuẩn kỹ thuật…”.

Nhà máy Hồng Lam
Nhà máy Hồng Lam

Trước kia, Hồng Lam trực tiếp mày mò, nghiên cứu, sáng tạo ra các cách thức sản xuất ô mai. Hiện tại, công việc này do một nhóm kỹ sư của Công ty đảm nhiệm theo hướng chuyên nghiệp hóa và theo đúng quy chuẩn, quy định. Là một chuyên gia về kỹ thuật được đào tạo ở nước ngoài nên Nguyễn Hồng Lam luôn nắm bắt và đi trước đón đầu trong việc học hỏi và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào khâu sản xuất và chế biến sản phẩm của Công ty, để đạt được mục tiêu cuối cùng là chất lượng sản phẩm cao nhất.

Trong xu thế cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Hồng Lam cũng là một trong những thương hiệu tiên phong trong việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý sản phẩm, quản trị doanh nghiệp, kho  bãi… Và tới đây, DN sẽ luôn bám sát xu thế này để hoàn thiện và tiến xa hơn!

Với tư duy “nói thật, làm thật”, ông chủ Hồng Lam cho hay, DN của ông luôn chủ động, sáng tạo, tạo ra những sản phẩm tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đúc kết lại, Nguyễn Hồng Lam khẳng định: “Để thành công và phát triển, thứ nhất phải tạo ra được những sản phẩm mà người tiêu dùng cần. Thứ hai, phải truyền thông đúng cách để nhiều người biết về sản phẩm. Thứ ba, phải tạo những giá trị thật dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ. Và cuối cùng, bản thân DN phải đổi mới không ngừng để phù hợp với nhu cầu, đòi hỏi của khoa học”…

Thượng tôn pháp luật để “bảo tồn tinh hoa Việt”

Mỗi năm, Hồng Lam có hơn 4 triệu lượt khách ghé thăm, ô mai Hồng Lam trở thành một trong những thương hiệu đi đầu về ngành chế biến hoa quả sau thu hoạch ở Việt Nam. Đặc biệt hơn, nhiều khách hàng phương xa, là kiều bào nước ngoài, họ mong mỏi hương vị quê nhà qua những gói quà ô mai mang thương hiệu Hồng Lam. Đó cũng chính là niềm hạnh phúc vô bờ bến của CEO Hồng Lam và các cộng sự. Và ông cũng nhận thức rất rõ ràng: Một trong những yếu tố quan trọng đưa ông đến bến bờ vinh quang này chính là pháp luật. 

Nguyễn Hồng Lam cho biết, về bên ngoài DN của ông luôn chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Công ty của ông luôn chủ động tìm hiểu các quy định mới nhất và định hướng phát triển DN theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của các bộ, ban ngành. Bên trong, DN xây dựng các quy tắc nội bộ, chế tái sao cho phù hợp với đặc thù công việc. “Đặc biệt, chúng tôi rất chú trọng xây dựng văn hóa “khuyến thiện diệt ác” trong công ty, định hướng cho mọi cán bộ nhân viên tuân thủ pháp luật để hoàn thiện bản thân, góp phần xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa…”.

Trong xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường, nhưng Hồng Lam vẫn luôn đứng vững và phát triển, khẳng định thương hiệu của mình cũng là nhờ sự chủ động, sáng tạo và vận dụng tốt pháp luật, bởi người đứng đầu DN luôn xác định: Thượng tôn pháp luật không chỉ giúp DN được pháp luật bảo vệ, mà còn làm cho người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm của DN… Am hiểu, tuân thủ pháp luật cũng đã cứu Hồng Lam thoát khỏi nhiều cú cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm bản quyền thương hiệu…

Trong một tương lai gần, các sản phẩm ô mai Hồng Lam sẽ còn vượt biên giới quốc gia, đến với người tiêu dùng năm châu bốn biển. Điều đó đồng nghĩa với việc ông chủ thương hiệu và các cộng sự của sẽ phải nỗ lực, sáng tạo nhiều hơn nữa. Nhưng hơn ai hết, CEO Hồng Lam luôn tự tin và vững bước tiến tới thành công, bởi phía trước và bên cạnh ông luôn có người bạn đồng hành pháp luật dẫn lối, đưa đường.

Đọc thêm

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
(PLVN) - Một trong những lĩnh vực mà BCG sẽ tập trung triển khai đầu tư phát triển là mảng điện rác. Đại diện BCG cho rằng khắp các tỉnh thành đều có nhu cầu xử lý đốt rác, rác công nghiệp phế thải vì các bãi rác đã quá đầy. Khi bước vào lĩnh vực này, BCG kỳ vọng IRR (suất sinh lời đầu tư) ở mức hợp lý.