Doanh nghiệp Việt phải tự lo, đừng chỉ trông chờ FDI

Một mô hình sản xuất dệt may của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Một mô hình sản xuất dệt may của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
(PLVN) -Dịch bệnh Covid-19 không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng sức khỏe và tính mạng con người, mà còn khiến nhiều nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Vì thế, các chuyên gia khuyên doanh nghiệp (DN) Việt nên tự sắp xếp kịch bản vượt khó cho mình chứ không nên chỉ trông chờ vào nguồn vốn FDI.

Tại buổi họp báo trực tuyến chiều qua - 7/4, CBRE Việt Nam cho biết, quý 1/2020 mức tăng trưởng GDP của Việt Nam là 3,82% theo năm. Đây là tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong giai đoạn 2011 -2020. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng CPI lại tăng 5,56% so với cùng kỳ, do mức độ tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán và do tác động từ dịch Covid -19.

Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong quý 1/2020 cũng chỉ đạt 8,6 tỷ USD, giảm 20,9% so với cùng kỳ. Trong giai đoạn này, các ngành sản xuất, phân phối điện, khí, nước và điều hòa dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài, với khoảng 4,0 tỷ USD

Bên cạnh đó, số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, cả quý 1 có 236 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 1,07 tỷ USD, bằng 82% so với cùng kỳ năm 2019.

Ngoài ra, còn có 2.523 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, mặc dù số lượt góp vốn, mua cổ phần trong 3 tháng qua tăng nhiều, song quy mô góp vốn nhỏ hơn nhiều so với quy mô bình quân của quý I/ 2019 là 3,4 triệu USD/lượt góp vốn.

Bà Dương Thùy Dung – quản lý cấp cao của CBRE Việt Nam - cho hay, không chỉ trong thời điểm hiện nay vốn FDI vào Việt Nam bị sụt giảm nghiêm trọng cả về số lượng cũng như tổng vốn đầu tư đăng ký, mà nếu trong thời gian tới, dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát thì vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI sẽ tiếp tục giảm. 

Theo bà Dung, nguyên nhân thứ nhất chính là việc hạn chế đi lại, cấm di chuyển, cách ly để phòng lây nhiễm dịch Covid -19 từ Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 31/01/2020 của Thủ Tướng Chính Phủ, nên việc các nhà đầu tư gặp gỡ, tham quan cũng bị hạn chế, dẫn tới quyết định đầu tư hay mở rộng quy mô dự án hiện có của nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị ngừng lại.

Hơn nữa, Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế khu vực Châu Á – TBD và cũng phủ bóng đen lên sự phát triển kinh tế toàn cầu. Vì thế, vốn FDI vào Việt Nam khó tăng trưởng trong năm 2020, bởi các hợp đồng diễn ra trong giai đoạn này hầu hết đều là các hợp đồng đã hoàn tất thủ tục pháp lý từ trước khi dịch xuất hiện.

Do vậy, CBRE cũng đưa ra khuyến cáo, các doanh nghiệp Việt Nam ngay từ bây giờ cần chủ động đưa ra những kịch bản phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Điều đó không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động trong điều kiện khó khăn hiện nay, mà có thể tạo tâm thế tốt nhất sau khi đại dịch được kiểm soát để đón đầu các hợp đồng đầu tư hay M&A từ các quỹ tài chính, các doanh nghiệp quốc tế khi quay trở lại thị trường Việt Nam.

Việc có tình huống chủ động cũng giúp doanh nghiệp có quyết sách hợp lý nhất là khi Việt Nam đã và đang tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, trong đó có FTA Việt Nam - EU (EVFTA), được kỳ vọng tạo nên những nền tảng và bệ đỡ quan trọng để dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

(PLVN) -  Hiện tình hình kinh doanh của các tiểu thương tại khu bách hóa tổng hợp (chợ Vĩnh Long) ngày càng ế ẩm. Trước tình trạng này, nhiều người chọn cách bỏ lô sạp tìm việc khác, lại có người kiên trì tìm cách bán hàng online để phù hợp thị trường, nhưng kết quả không như mong đợi vì còn rất nhiều cái khó.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.