Doanh nghiệp Việt - một năm “vượt sóng cả”

Doanh nghiệp thủy sản đã đón được gói hỗ trợ tín dụng để “vượt sóng”. (Ảnh: chinhphu.vn).
Doanh nghiệp thủy sản đã đón được gói hỗ trợ tín dụng để “vượt sóng”. (Ảnh: chinhphu.vn).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Xác định năm 2023 là một năm đầy sóng gió, khó khăn bủa vây, nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch ứng phó ngay từ đầu năm. Mặc dù kết quả của năm không như kỳ vọng, song những nỗ lực “vượt sóng” của năm 2023 sẽ là “đà bật nhảy” để doanh nghiệp Việt gặt hái thành công trong năm 2024.

Tháo gỡ nguồn vốn

Nhiều doanh nghiệp (DN) chia sẻ, năm 2023 là năm gặp “hạn kép” của DN khi kinh tế vừa chớm phục hồi sau “cơn sóng thần” COVID-19 thì lại gặp “cơn sóng dữ” lạm phát và thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Nửa đầu năm đơn hàng không có, người lao động bị giảm việc, giảm giờ làm. DN thì “kẹt vốn” hoặc buộc phải vay vốn với lãi suất cao. Thậm chí, cả những tập đoàn lớn - là DN đầu ngành cũng đã phải đăng đàn về vấn đề lãi suất.

Báo cáo của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) nhận định, những vấn đề nội tại và tình hình thế giới nhiều biến động khó lường, khó dự báo đã tạo ra những khó khăn chưa từng có của DN. Do đó, để giải quyết khó khăn của DN cần có các chính sách đặc thù với các điều kiện đặc thù. Kích cầu qua đầu tư công, hỗ trợ lãi suất cho vay tiêu dùng, phát triển các thị trường để có đơn hàng vẫn là chính sách căn cơ nhất…

Bà Phạm Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV đánh giá, để cứu mình, DN đã phải cắt giảm chi phí, giảm quy mô. Các phần chi phí khác như chi phí lãi vay, chi phí thuế - phí, chi phí bảo hiểm... nằm trong “không gian” chính sách của Nhà nước. Do đó, dư địa chính sách hiện tại để giúp DN giảm chi phí, tạo dòng tiền ngắn hạn nằm ở các hỗ trợ giúp DN tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn; giãn, hoãn, giảm chi phí thuế, bảo hiểm và chi phí lãi vay. Để thực hiện hiệu quả các biện pháp đồng thời này, cần có cách tiếp cận vừa tổng thể về hỗ trợ DN vừa phải phân tích “bài toán” theo từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Trên thực tế, Chính phủ cũng đã cùng vào cuộc với rất nhiều cuộc họp và các chỉ đạo để DN sớm có thể tiếp cận tín dụng, “vượt sóng”.

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, trong năm 2023, cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, ngành thủy sản cũng giống như một số các ngành hàng xuất khẩu (XK) khác, gặp nhiều khó khăn liên quan đến tiếp cận vốn và câu chuyện lãi suất. Điều này cũng tạo ra một áp lực lớn cho các DN, kể cả những DN lớn ở ngành hàng chứ không chỉ DN nhỏ. Nhưng sau đó, đã có nhiều điều chỉnh về chính sách, DN cũng đã kịp thời đón bắt những điều chỉnh từ vĩ mô để tiếp sức cho sản xuất, kinh doanh.

“Có thể nói, sự chung tay của Chính phủ, của ngành Ngân hàng giúp cho chúng tôi không chỉ ở câu chuyện 3 - 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất trong thời gian 6 tháng cuối năm mà Chính phủ còn lắng nghe đề xuất của chúng tôi, khi có thêm gói hỗ trợ 15 ngàn tỷ đồng. Hầu như DN đều có thể tận dụng được từ gói hỗ trợ này và đã mang lại kết quả khả quan trong tình hình kinh doanh của DN những tháng cuối năm 2023” - ông Nam nói.

Đa dạng hóa thị trường

Dệt may Việt Nam đã có mặt ở 104 thị trường quốc tế. (Ảnh: chinhphu.vn).

Dệt may Việt Nam đã có mặt ở 104 thị trường quốc tế. (Ảnh: chinhphu.vn).

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, ngay từ khi dự báo được tình hình chung khó khăn thì ngành dệt may cũng như DN cũng đã tìm mọi cách để có thể mở rộng, đa dạng hóa các thị trường XK. “Ví dụ như trước đây, chúng tôi chỉ XK sang khoảng 80 thị trường trên thế giới nhưng năm nay, số lượng thị trường có ghi dấu ấn của dệt may Việt Nam đã lên đến ba con số. Chúng tôi thống kê theo các báo cáo gần đây nhất thì chính thức dệt may Việt Nam đã XK vào 104 thị trường trên thế giới” - ông Cẩm chia sẻ.

Tuy nhiên, đại diện Vitas khẳng định, mặc dù rất nhiều DN trong ngành đã tìm mọi cách để khai thác những thị trường nhỏ để có thể xuất đi lượng hàng đã sản xuất nhưng do kim ngạch những thị trường lớn như Mỹ, châu Âu và Hàn Quốc, Trung Quốc sụt giảm lớn nên các thị trường nhỏ cũng không “gánh” được hết kim ngạch XK. Do đó, cả năm 2023, ngành dệt may chỉ đạt hơn 90% kế hoạch.

Đây cũng là vấn đề mà bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam chia sẻ. Theo bà Xuân, năm 2023, da giày Việt Nam có sự tăng trưởng ở một số thị trường, trong đó có những thị trường khá lớn nhưng cũng chỉ “gánh” được kim ngạch sụt giảm ở một mức độ nhất định, để kim ngạch XK của ngành không bị giảm quá sâu trong tình trạng chung của thế giới.

Các báo cáo của Bộ Công Thương về tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu các quý trong năm 2023 đều cho thấy, mức giảm XK của Việt Nam nằm chung trong tình trạng giảm của toàn thế giới nhưng có một “điểm sáng” cần ghi nhận là mức giảm của Việt Nam luôn là mức giảm thấp nhất trong số các thị trường Top về XK trên thế giới.

Tìm kiếm cơ hội trong khó khăn

Tìm kiếm các thị trường mới để duy trì việc làm cho người lao động. (Ảnh minh họa: PV)

Tìm kiếm các thị trường mới để duy trì việc làm cho người lao động. (Ảnh minh họa: PV)

Nông sản đã có một năm khá thành công khi các thông tin về kỷ lục kim ngạch XK cũng như giá XK liên tục được đưa ra. Tuy nhiên, nhiều DN trong ngành cũng đã phải vượt qua nhiều khó khăn trong suốt chặng đường của năm 2023 để bảo đảm thành công chung cho cả ngành. Một trong những khó khăn phải kể đến là sức mua trong nước giảm mạnh khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

Bà Nguyễn Thanh Huyền - Phó Giám đốc Công ty Hoàng Anh Macca (HAM) cho biết, mặc dù sản lượng công ty tiêu thụ trong năm 2023 cao hơn năm 2022 nhưng HAC đã thực sự gặp rất nhiều khó khăn với thị trường trong nước khi lượng tiêu thụ giảm rất mạnh. Công ty buộc phải đưa ra nhiều giải pháp để có thể “đi hàng” tốt hơn như giảm giá thành, chấp nhận tỷ suất lợi nhuận xuống thấp để bảo đảm công việc cho nhân công, cắt giảm chi phí tối đa… Tuy thế, các tháng đầu năm gần như không thể bán được hàng mà thời gian này “chỉ để tích trữ nhiên liệu”.

Trước thực tế “thắt lưng buộc bụng” của người tiêu dùng trong nước, HAM đã phải “đi bằng 2 chân”, tìm cách XK sản phẩm sang các thị trường phù hợp. Đó là hướng đi đến sớm kế hoạch của HAM bởi thời gian này, Công ty vẫn chủ yếu duy trì thị trường nội địa và XK sang Trung Quốc là chính.

“Trong khó khăn lại có may mắn. Do khó khăn ở thị trường nội địa, chúng tôi buộc phải xuất hàng đi và nhờ có thêm một kênh nữa để bán hàng nên doanh số năm nay của chúng tôi vẫn bảo đảm, dù lợi nhuận bị giảm. Đặc biệt, tỷ trọng XK đã tương đương với bán hàng trong nước - đó là điều mà chúng tôi không ngờ đến. Từ đây, chúng tôi sẽ mạnh dạn mở rộng sản xuất để duy trì thị trường XK cũng như đón sóng sức mua sẽ tăng trở lại trong năm 2024” - bà Huyền nói.

Đây cũng là hướng đi mà nhiều DN, ngành hàng khác tính tới khi thị trường toàn cầu nói chung vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Đại diện các DN đều cho rằng, trong bối cảnh chung này, duy trì được lao động, mở rộng thêm được thị trường (dù không tăng lợi nhuận) cũng đã là thành công với mỗi DN.

Đáng chú ý, nhiều DN kỳ vọng, trong khó khăn, nội lực sẽ được bùng nổ. Khi DN buộc phải thúc đẩy khâu bán hàng, làm tốt hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại và điều chỉnh công nghệ sản xuất, giảm chi phí - những việc buộc phải làm này sẽ là những “hạt mầm” nảy nở, nền tảng mạnh mẽ trong những năm sau…

Một DN trong ngành dệt may thông tin, DN này chỉ XK sang khoảng trên 10 thị trường nhưng cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong nửa đầu năm 2023 khi hàng tồn đọng nhiều, công ty đã phải bù lỗ và cũng chỉ giữ lại một lượng công nhân đủ để duy trì hoạt động. DN đã phải tìm nhiều cách tháo gỡ bằng cách tận dụng số vải, nguyên vật liệu đã mua để sản xuất trang phục bán tại thị trường nội địa. Bên cạnh đó, DN đã tìm cách chuyển hướng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới ở thị trường châu Á, châu Phi, để có thể bán những sản phẩm đã sản xuất, giá thành thấp hơn, nhằm thu hồi vốn và tiếp tục bổ sung nguyên phụ liệu, duy trì việc làm cho công nhân.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Cuộc đua Net Zero: Doanh nghiệp xanh hóa để dẫn đầu hay bỏ lại phía sau?

Nestlé Việt Nam nỗ lực bảo vệ rừng, góp phần giảm tác động từ biến đổi khí hậu. (Ảnh: Nestlé Việt Nam )
(PLVN) - Thời gian gần đây, “tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn”… là những từ khóa nổi bật trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Không nằm ngoài xu hướng toàn cầu, sau cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, các doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực xanh hóa thông qua ba bước quan trọng là cắt giảm phát thải khí nhà kính; chuyển đổi sang sử dụng nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo và hấp thụ khí nhà kính trong các hoạt động sản xuất.

Phải khởi công đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên trong tháng 2

Phải khởi công đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên trong tháng 2
(PLVN) - Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên sẽ là một trong những công trình trọng điểm vừa đáp ứng việc giải tỏa công suất của các dự án điện khu vực Tây Bắc ở thời điểm hiện tại và tương lai, vừa sẵn sàng cho việc nhập khẩu điện từ nước bạn Trung Quốc khi Việt Nam có nhu cầu.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo khắc phục cảnh báo của EU về thực phẩm xuất khẩu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam đang đối diện nguy cơ bị siết chặt kiểm soát tại EU do hàng loạt cảnh báo về an toàn thực phẩm. Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu các bộ ngành liên quan triển khai ngay các biện pháp chấn chỉnh, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu nhằm bảo vệ uy tín và vị thế của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Tầm nhìn Quy hoạch điện VIII

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 với nhiều điểm mới so với các quy hoạch trước đây, như “mang tính động và mở”, phát triển tối ưu các loại nguồn điện để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, bảo đảm cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế với mức tăng trưởng GDP theo Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Tái cấu trúc để phát triển bền vững

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ NN&MT Đỗ Đức Duy chủ trì Hội nghị. (Ảnh Đình Trung)
(PLVN) -  Chiều 19/2, Hội nghị triển khai quyết định hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) được tổ chức dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Đỗ Đức Duy. Theo kế hoạch, bộ mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/3/2025.

Thời cơ 'chín muồi' để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 2: Doanh nghiệp Việt cần chủ động bứt phá, gắn kết

Cần xây dựng thêm nhiều doanh nghiệp lớn, tiên phong ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Không ít chuyên gia từng đề cập về vấn đề xuất khẩu (XK) hiện nay phụ thuộc quá lớn vào doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài (FDI). Vấn đề này cũng được các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính quốc tế nhận diện. Vậy để giảm dần phụ thuộc vào FDI, chúng ta cần làm gì?

Dừng miễn thuế giá trị gia tăng với hàng nhập khẩu trị giá thấp từ 18/2: Tổng cục Hải quan sẵn sàng hỗ trợ xử lý khó khăn, vướng mắc

Hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp sẽ không còn được miễn thuế GTGT. (Ảnh minh họa: H.Phúc)
(PLVN) - Tổng cục Hải quan cho biết đã chuẩn bị nội dung, tài liệu, sẵn sàng hỗ trợ khi người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh khi triển khai thực hiện Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg từ ngày 18/2/2025.

Thời cơ “chín muồi” để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 1: Nhận diện thẳng thắn về nội lực của nền kinh tế

Kim ngạch xuất nhập khẩu đang hướng đến mốc kỷ lục 800 tỷ USD nhưng tỷ trọng của DN trong nước chưa đến 30%. (Ảnh trong bài: Báo Công Thương).
(PLVN) -  Những nhận định thẳng thắn về nội lực kinh tế đã được Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra thông qua những con số kỷ lục về xuất khẩu điện tử. Cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu, lần đầu tiên sau rất nhiều năm báo cáo về kỷ lục xuất khẩu cũng đã có những nhận định thẳng thắn về con số này…

Đồng Nai bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế 2025 đạt 10%

Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) -  Ngày 17/2, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thảo: “Giải pháp cần tập trung ưu tiên thực hiện đề án tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025 trên địa bàn tỉnh”. Hội nghị nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ, giải pháp của từng sở, ngành, địa phương thực hiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội từ 10% trở lên trong năm 2025.

PMU Giao thông đã sẵn sàng cho các siêu dự án đường sắt tỉ USD?

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến vốn đầu tư hơn 67 tỉ USD.
(PLVN) - Các siêu dự án đường sắt trị giá 8,3 đến gần 70 tỉ USD đã, đang gấp rút triển khai các thủ tục để sớm khởi công. Câu hỏi đặt ra là các Ban quản lý dự án (PMU) ngành Giao thông đã “lên dây cót” như thế nào để có thể quản lý, điều hành các dự án, dự kiến con số giải ngân phải đạt từ 2 - 7 tỉ USD/năm?