Doanh nghiệp tư nhân có dấu hiệu 'lạm dụng' cấp tràn lan giấy đi đường

Đại úy Trần Ngọc Lực, tổ trưởng tổ 3 của Tổ công tác đặc biệt Công an TP Hà Nội (bên phải) tham gia kiểm tra giấy đi đường của người dân. (Ảnh: Mỵ Châu)
Đại úy Trần Ngọc Lực, tổ trưởng tổ 3 của Tổ công tác đặc biệt Công an TP Hà Nội (bên phải) tham gia kiểm tra giấy đi đường của người dân. (Ảnh: Mỵ Châu)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - "Trong quá trình kiểm tra có rất nhiều loại giấy đi đường không đúng mẫu, chủ yếu là do doanh nghiệp tự cấp không có điểm đến và điểm đi cụ thể. Việc này gây ảnh hưởng rất nhiều trong công tác phòng chống dịch", Đại úy Trần Ngọc Lực, tổ trưởng tổ 3 của Tổ công tác đặc biệt Công an TP Hà Nội cho biết.

Ghi nhận tại chốt trên đường Tây Sơn, Phan Đình Phùng lúc 9h hôm nay, 18/8, người dân ra ngoài vẫn rất đông, dù Hà Nội đang thực hiện giãn cách toàn thành phố.

Thượng úy Lê Văn Nghiệp, tổ 3 của Tổ công tác đặc biệt Công an TP Hà Nội tại chốt trực Tây Sơn thuộc quận Đống Đa, cho biết, lực lượng chức năng phải xử lý nhiều trường hợp lỗi không đội mũ bảo hiểm và đi ngược chiều.

Theo anh Bùi Thành Tuyên, Cán bộ đội Cảnh sát giao thông Số 2 của Tổ công tác đặc biệt Công an TP Hà Nội, làm nhiệm vụ ở số 4b Phan Đình Phùng, tổ đã kiểm soát được hầu hết các xe tham gia giao thông khi đi qua chốt kiểm soát. Thế nhưng nhiều người vẫn không có giấy đi đường hoặc giấy đi đường không đúng quy định. Thậm chí có người dân còn sử dụng phiếu đi chợ để đi lại từ quận này sang quận khác. Có một trường hợp tự viết giấy đi đường, tự đóng dấu. Người này còn cho biết đã đi qua rất nhiều chốt.

"Hiện có rất nhiều lực lượng tham gia công tác chống dịch như dân quân, cán bộ trật tự của phường... Một số đồng chí chưa tìm hiểu rõ về thông tư, quy định, các đồng chí nên hỏi các đồng chí cán bộ để nắm được văn bản, kiểm tra giấy tờ của người dân một cách chính xác", anh Tuyên nhắn nhủ.

Các thành viên Tổ công tác đặc biệt Công an TP Hà Nội phản ánh, không ít cơ sơ kinh doanh tư nhân tự cấp giấy cho nhân viên. Chỉ riêng chiều 17/8, khối doanh nghiệp nhà nước ra ngoài chỉ có 178 trường hợp, nhưng lại có đến 2.024 trường hợp doanh nghiệp tư nhân cung cấp giấy cho nhân viên ra đường.

Đại úy Trần Ngọc Lực, tổ trưởng tổ 3 của Tổ công tác đặc biệt Công an TP Hà Nội thông tin, Tổ công tác đặc biệt Công an TP tập trung làm nhiệm vụ tại 12 quận nội thành đến 23/8, theo ý kiến chỉ đạo của Ban giám đốc CA TP Hà Nội, nhằm tăng cường kiểm soát người dân tham gia giao thông trong thời điểm Hà Nội giãn cách xã hội. Hàng ngày, Tổ công tác đặc biệt bố trí khung thời gian linh động và không cắm chốt cố định tại một vị trí.

"Trong quá trình làm nhiệm vụ, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra tất cả những người tham gia giao thông có mục đích chính đáng và có đảm bảo quy định chống dịch hay không. Qua đây, chúng tôi nhận thấy đa số người dân đều có đầy đủ giấy đi đường. Nhưng bên cạnh đó xuất hiện rất nhiều loại giấy đi đường, thậm chí có người có đến 2 giấy đi đường. Còn với những trường hợp đi tiêm có tin nhắn của Bộ Y tế, đi khám bệnh chúng tôi vẫn nhắc nhở người dân chấp hành đúng quy định phòng chống dịch", Đại úy Lực nói.

Cũng theo tổ trưởng tổ 3 của Tổ công tác đặc biệt, ngày 17/8, lực lượng chức năng ghi nhận một số người tham gia giao thông sử dụng giấy tờ khống, 'che mắt' lực lượng chức năng nhằm thông chốt.

"Trong quá trình điều tra, có người xuất trình được giấy đi đường nhưng có nhiều biểu hiện nghi vấn chúng tôi đấu tranh thì họ khai là giấy đi xin hoặc do doanh nghiệp sử dụng mối quan hệ mà có được", Đại úy Trần Ngọc Lực cho biết thêm. "Trường hợp vi phạm chủ yếu là ra đường không có lý do chính đáng. Có rất nhiều loại giấy đi đường không đúng mẫu, chủ yếu là do doanh nghiệp tự cấp không có điểm đến và điểm đi cụ thể. Việc này gây ảnh hưởng rất nhiều trong công tác phòng chống dịch".

Đại úy Lực cho rằng, cần có những biện pháp hạn chế cấp giấy đi đường cho nhân viên, công nhân của doanh nghiệp. Bởi lượng giấy đi đường của đơn vị nhà nước cấp rất hạn chế, nhưng công ty doanh nghiệp lại rất nhiều, tràn lan do có nhiều ngành, nhiều nghề.

Anh N.T.T, sinh năm 1985, tại Ba Đình, Hà Nội, một người bị lập biên bản xử phạt vì sử dụng giấy đi đường không hợp lệ cho biết: "Tôi làm ở bộ phận dọn vệ sinh của một cửa hàng thuộc siêu thị lớn tại Hà Nội. Bên đó họ cung cấp giấy đi đường cho tôi, khi di chuyển đến đây bị lực lượng kiểm tra giấy tờ không hợp lệ do không có chữ ký của giám đốc. Lúc đầu tôi chưa hiểu được giấy tờ này quan trọng như thế nào. Tôi thấy người ta bảo có giấy tờ này thì đi ra ngoài đường được. Qua trường hợp của tôi, tôi biết được rằng, khi ra đường phải có giấy tờ hợp lệ".

Dù đang thực hiện giãn cách toàn thành phố nhưng vẫn có rất đông người dân ra đường. Ảnh: Mỵ Châu.

Dù đang thực hiện giãn cách toàn thành phố nhưng vẫn có rất đông người dân ra đường. Ảnh: Mỵ Châu.

Tổ công tác đặc biệt Công an TP Hà Nội thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn Tây Sơn, Đống Đa. Ảnh: Mỵ Châu.

Tổ công tác đặc biệt Công an TP Hà Nội thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn Tây Sơn, Đống Đa. Ảnh: Mỵ Châu.

Tất cả người đi đường đều được lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường. Ảnh: Mỵ Châu.

Tất cả người đi đường đều được lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường. Ảnh: Mỵ Châu.

Đại úy Trần Ngọc Lực, tổ trưởng tổ 3 của Tổ công tác đặc biệt Công an TP Hà Nội đang kiểm tra 1 người ra đường nhưng sử dụng giấy đi đường không hợp lệ.
Đại úy Trần Ngọc Lực, tổ trưởng tổ 3 của Tổ công tác đặc biệt Công an TP Hà Nội đang kiểm tra 1 người ra đường nhưng sử dụng giấy đi đường không hợp lệ.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng chức năng luôn đảm bảo đúng quy định giãn cách và thông điệp 5K. Ảnh: Mỵ Châu.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng chức năng luôn đảm bảo đúng quy định giãn cách và thông điệp 5K. Ảnh: Mỵ Châu.

Giấy đi đường của người dân đều được ghi nhận lại. Ảnh: Ngọc Nga.

Giấy đi đường của người dân đều được ghi nhận lại. Ảnh: Ngọc Nga.

Lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường của người dân tại chốt kiểm tra số 4B Phan Đình Phùng. Ảnh: Ngọc Nga.

Lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường của người dân tại chốt kiểm tra số 4B Phan Đình Phùng. Ảnh: Ngọc Nga.

Ảnh: Ngọc Nga

Ảnh: Ngọc Nga

Một số người ra đường không có lý do chính đáng nhưng vẫn cố tình vi phạm. Ảnh: Ngọc Nga.

Một số người ra đường không có lý do chính đáng nhưng vẫn cố tình vi phạm. Ảnh: Ngọc Nga.

Giấy đi đường không hợp lệ của một trường hợp ghi nhận tại điểm chốt số 4B Phan Đình Phùng. Ảnh: Ngọc Nga

Giấy đi đường không hợp lệ của một trường hợp ghi nhận tại điểm chốt số 4B Phan Đình Phùng. Ảnh: Ngọc Nga

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, những ngày trở lại đây, người dân có xu hướng ra đường ngày càng nhiều, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT)- Công an TP.Hà Nội đã thành lập 6 tổ công tác để kiểm soát chặt người và phương tiện đi lại trong các quận nội thành.

Mỗi tổ công tác gồm 15 cán bộ chiến sĩ từ phòng CSGT, Trung đoàn Cảnh sát cơ động, phòng Cảnh sát hình sự và phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.

Địa bàn trọng điểm các tổ công tác triển khai nhiệm vụ là 12 quận nội thành gồm: Long Biên, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Hà Đông, Hai Bà Trưng và Hoàng Mai. Căn cứ vào tình hình từng địa bàn, các tổ công tác sẽ tính toán thời gian, tuyến đường cắm chốt để kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện đi lại trên đường.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.