Doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư sang châu Âu sau EVFTA

Quốc đảo Síp là một điểm đến đầu tư hấp dẫn
Quốc đảo Síp là một điểm đến đầu tư hấp dẫn
(PLVN) - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Hoàng Quang Phòng đã khẳng định cơ hội cho doanh nghiệp (DN) tiếp cận thị trường châu Âu là rất lớn khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết.

Phát biểu trước các DN, các nhà đầu tư tại Hội thảo “Thị trường châu Âu sau EVFTA: Cơ hội Kinh doanh và Xu hướng đầu tư cho tương lai” do VCCI phối hợp với Tập đoàn Karma tổ chức cuối tuần qua, Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng đã nhấn mạnh đến những cơ hội và lợi ích to lớn cho kinh tế Việt Nam sau khi EVFTA) được ký kết. 

Theo đại diện VCCI, đây sẽ cú hích rất lớn cho xuất khẩu (XK) của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng XK, đặc biệt là những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Với những DN chưa từng tiếp cận thị trường này thì EVFTA chính là cơ hội để DN vươn ra thị trường EU – một thị trường rộng lớn với các đối tác EU có độ tin cậy cao. 

Đại diện Bộ Công Thương, bà Hoàng Ngọc Oanh (Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại) cho biết, dự kiến sau EVFTA, kim ngạch XK của Việt Nam sang EU sẽ tăng 20% vào năm 2020, tăng 42,7% vào năm 2025 và tăng 44,37% vào năm 2030. Theo đó, GDP của Việt Nam cũng sẽ tăng từ 2,18 – 3,25% giai đoạn 2019-2023 lên 7,07-7,72% giai đoạn 2029-2033. 

Sản lượng, XK của các ngành nghề trong nền kinh tế như các ngành hàng hóa: thực phẩm chế biến (đặc biệt là thủy sản), gạo, rau củ, trái cây, các loại hạt, điện tử, máy móc thiết bị, một số ngành chế tạo khác và các ngành dịch vụ: dịch vụ hàng không, dịch vụ chuyên môn, viễn thông, vận tải biển… sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. 

Cũng theo bà Oanh, với những cam kết trong EVFTA như loại bỏ thuế quan, giảm hàng rào phi thuế, cải thiện môi trường kinh doanh, thuận lợi thương mại, tăng cường công nhận lẫn nhau về các tiêu chuẩn, thúc đẩy đầu tư, một số ngành như dệt may, chế biến thực phẩm, ô tô sẽ có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. 

Đặc biệt, trong lĩnh vực bất động sản. Dẫn chứng đầu tư vào Quốc đảo Síp, đại diện của Tập đoàn Karma – The V-AGG, một DN hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư tài chính cho biết, đây không chỉ là quốc gia có vị trí chiến lược thuận lợi khi là điểm giao thoa của ba châu lục Á - Âu - Phi, là cửa ngõ đầu tư vào Liên minh Châu Âu và khu vực Trung Đông, mà Quốc đảo Síp là một trong những nước phát triển nhất trong khu vực Địa Trung Hải, thực hiện chính sách kinh tế thị trường tự do.

“Síp là một điểm đến đầu tư hấp dẫn với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, khung pháp lý và pháp chế đáng tin cậy, hệ thống thuế ổn định cùng các điều kiện an toàn và ổn định hiện hành tại quốc gia này. Chương trình đầu tư vào Síp (CIP) đã được chứng minh là rất phổ biến trong giới doanh nhân và những người có thu nhập cao trên toàn thế giới. Chương trình áp dụng các sáng kiến và tiêu chí cụ thể và rất dễ thực hiện…”-  đại diện Tập đoàn Karma giới thiệu.

Đặc biệt, Chương trình Đầu tư – Định cư – Nhập quốc tịch Cộng hòa Síp (ban hành vào tháng 8/2012) cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được nhận quyền công dân của Cộng hòa Síp khi đầu tư vào bất động sản với giá trị tối thiểu 300.000 Euro của đảo quốc này. Điểm nổi bật của chương trình đầu tư và định cư tại đảo Síp là thủ tục đơn giản thời gian xét duyệt nhanh chóng, chứng minh tài chính dễ, chi phí đầu tư hợp lý…

Theo Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng, về phía DN, bên cạnh yếu tố tài chính, điều quan trọng là các DN cần phải có tầm nhìn toàn diện hơn, chủ động hơn trong việc tiếp cận thông tin về các thị trường mới. Đồng thời, phải định vị thị trường của mình trong bối cảnh hội nhập, tái cấu trúc việc quản trị và công nghệ để đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ, hàng rào kỹ thuật, xác lập được một hệ thống phòng ngừa rủi ro.

Là hiệp định thế hệ mới, EVFTA bao gồm cả những điều khoản về bảo vệ sở hữu trí tuệ, tự do đầu tư và phát triển bền vững. Song song với EVFTA, những cam kết dành đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau trong Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) cũng sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường pháp lý và đầu tư minh bạch, từ đó quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và EU sẽ gia tăng đáng kể.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.