Doanh nghiệp phương Tây sẽ phải cạnh tranh bằng cách sản xuất theo chuẩn Trung Quốc?

Một mẫu robot của Trung Quốc
Một mẫu robot của Trung Quốc
(PLO) - Các tiến bộ công nghệ của Trung Quốc sẽ dẫn tới sự thay đổi về hệ thống thương mại. Việc phổ biến các tiêu chuẩn Trung Quốc về bản chất là nhằm làm thay đổi phương thức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 

Cho tới nay, các doanh nghiệp phương Tây phải cạnh tranh với các công ty Trung Quốc có khả năng cung cấp thiết bị đáp ứng được tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu. Trong tương lai, rất có thể các doanh nghiệp phương Tây lại phải cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc bằng cách sản xuất các thiết bị theo chuẩn Trung Quốc. 

“Cuộc chạy đua” trong lĩnh vực sáng chế

Trong những năm 1990, một doanh nghiệp lớn của châu Âu về quần áo may sẵn phát hiện nhãn hiệu sản phẩm của họ đã được đăng ký tại một nước châu Á, nơi họ đang định mở trụ sở. Điều đáng nói hơn nữa là công ty đăng ký nhãn hiệu đó lại là một đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp này. Từ đó tới nay, rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã vấp phải vấn đề tương tự ở Trung Quốc. 

Một số doanh nghiệp Trung Quốc không phải là những nhà sao chép, mà bị coi là những nhà sao chép siêu hạng. Có những lúc Trung Quốc trở thành nơi của các “nhà vô địch” trong lĩnh vực này ở châu Á, nơi mà sao chép là một cách “học hỏi” được ưa chuộng hơn cả sáng tạo. 

Song song với thực tế có những doanh nghiệp sản xuất hàng nhái, hàng giả, Trung Quốc đang nỗ lực bảo vệ các thương hiệu của mình. Từ vài năm nay, chính quyền có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký thương hiệu doanh nghiệp hoặc hàng hóa tại nước ngoài.

Từ năm 2004 đến năm 2017, lượng thương hiệu Trung Quốc đăng ký ở châu Âu đã tăng gấp 5 lần và tăng gấp 8 lần so với số thương hiệu của Mỹ. Cuộc chạy đua rõ rệt nhất là trong lĩnh vực tin học. Khoảng 8% số ứng dụng mới tại Hoa Kỳ là của Trung Quốc, trên cả Đức, Anh và Canada.

Trong tương lai, rất có thể các doanh nghiệp phương Tây lại phải cạnh tranh bằng cách sản xuất các thiết bị theo chuẩn Trung Quốc
Trong tương lai, rất có thể các doanh nghiệp phương Tây lại phải cạnh tranh bằng cách sản xuất các thiết bị theo chuẩn Trung Quốc

Nghịch lý là trong khi Trung Quốc là công xưởng lớn nhất thế giới, chỉ có hai thương hiệu Trung Quốc là Hoa Vi (Huawei) và Lenovo là nằm trong sách sách top 100 thương hiệu hàng đầu thế giới. Trong danh sách này có 3 thương hiệu của Hàn Quốc và 6 thương hiệu của Nhật Bản.

Sự thua kém này của Trung Quốc phần nào là do việc Trung Quốc tham gia toàn cầu hóa khá muộn. Trong khi hàng hóa của các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản xuất ra thị trường thế giới với thương hiệu của riêng họ, thì Trung Quốc và các nước Đông Nam Á vẫn chỉ là những nước chuyên gia công cho các thương hiệu cao cấp. 

Nhưng về sáng chế thì khác, cuộc chạy đua đã bắt đầu từ lâu. Phải nói là tiến bộ về công nghệ của Trung Quốc thật đáng khâm phục. Theo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, trong năm 2017, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản và xếp hạng thứ 2 (48.882 bằng sáng chế), chỉ đứng sau Mỹ (56.624 bằng sáng chế). Trong số 10 tập đoàn có nhiều sáng chế nhất toàn cầu, có Hoa Vi, ZTE và BOE của Trung Quốc, Mitsubishi và Sony của Nhật, LG và Samsung của Hàn Quốc. 

Vào năm 2020, Trung Quốc có thể sẽ vượt Hoa Kỳ trong bảng xếp hạng của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới. Nếu chỉ tính riêng tại Mỹ, Trung Quốc là quốc gia nước ngoài được Văn phòng Sáng chế Hoa Kỳ cấp nhiều bằng sáng chế thứ ba. Khoảng cách giữa Nhật và Trung Quốc ngày càng được thu hẹp. 

Chuẩn Trung Quốc được quốc tế hóa thế nào? 

Từ phát minh tới phổ biến các sản phẩm hay công nghệ mới, cần có các chuẩn mực. Tại châu Âu, nhà nước điều phối và tài trợ tiến trình xây dựng tiêu chuẩn. Tại Mỹ, tiến trình này chủ yếu do các hiệp hội công nghiệp thực hiện.

Các doanh nghiệp kiểm soát các công nghệ được dùng làm chuẩn mực có ưu thế rất lớn trong cạnh tranh. Đối thủ của các doanh nghiệp này buộc phải mua các trang thiết bị hay giấy phép sử dụng của họ. 

Điển hình nhất là trường hợp của Qualcomm với các bằng sáng chế công nghệ LTE, 3G và 4G. Mỗi năm, “gã khổng lồ” của Mỹ về công nghệ điện thoại di động thu lời vài chục tỉ đô la từ các bằng sáng chế của mình, chỉ riêng Trung Quốc năm 2014 đã mang về cho Qualcomm 8 tỉ đô la. Lợi nhuận đặc biệt cao trong các ngành công nghiệp, và lợi nhuận còn khổng lồ hơn khi các tiêu chuẩn chỉ do một bên ấn định. 

Từ khi nhà chức trách Trung Quốc thông qua một bộ luật mới về tiêu chuẩn, các tiêu chuẩn, chuẩn mực không còn do nhà nước xây dựng và kiểm soát nhiều nữa mà chủ yếu do các hiệp hội công nghiệp xây dựng. Đồng thời, Bắc Kinh cũng tìm cách quốc tế hóa các tiêu chuẩn Trung Quốc. Dự án “Sáng kiến một vành đai, một con đường” là cách để phổ biến các tiêu chuẩn của Trung Quốc.

Khi Bắc Kinh đầu tư vào xây dựng hạ tầng cơ sở cho nước ngoài, họ không có ý định cải tiến công tác quản lý ở nước đó mà gây sức ép để các quốc gia này phải sử dụng các tiêu chuẩn mà Trung Quốc đề ra trong rất nhiều lĩnh vực: Đường bộ, đường sắt, tàu cao tốc và đường dây truyền tải điện.

Ở Trung Quốc, điện thoại của các hãng do nước này sản xuất được sử dụng rất nhiều
 Ở Trung Quốc, điện thoại của các hãng do nước này sản xuất được sử dụng rất nhiều

Trong vòng 5 năm qua, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư 102 tỉ đô la để xây dựng và phát triển hạ tầng truyền tải điện, 40% mạng lưới điện quốc gia của Philippines và 20% mạng lưới điện quốc gia của Chi lê là có sự tham gia của Trung Quốc.

Bắc Kinh cũng đã đầu tư khoảng 500 tỉ đô la vào sản xuất điện. Sản lượng điện của Trung Quốc còn có thể tăng thêm, nếu tập đoàn Phân phối và Truyền tải Điện Trung Quốc (Sate Grid Corporation of China) nắm quyền kiểm soát Công ty Năng lượng Bồ Đào Nha.

Sate Grid Corporation of China là tập đoàn quản lý mạng lưới điện, truyền tải và phân phối điện có nhiều nhân viên nhất thế giới. Tập đoàn Trung Quốc đã chi 7 tỉ đô la để mua công ty này nhưng đã bị khước từ.

Các phi vụ làm ăn kiểu này nằm trong chiến lược Trung Quốc phát triển công nghệ truyền tải điện siêu cao áp từ các nhà máy thủy điện, nhiệt điện tới những nơi tiêu thụ điện vốn nằm rất xa các nhà máy điện.

Công nghệ trên sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí truyền tải điện, cho phép tập đoàn điện lực Trung Quốc Sate Grid Corporation of China thay thế các nhà máy điện ở các vùng ven biển bằng các nhà máy điện ở miền tây có năng suất cao hơn và ít ô nhiễm môi trường hơn rất nhiều.

Các công nghệ này sẽ mở ra những triển vọng mới. Ví dụ tập đoàn Sate Grid Corporation of China có thể đưa 4000 MW điện tới Pakistan, ngược lại cũng có thể đưa điện về từ những nơi rất xa. 

Các tiến bộ công nghệ nói trên của Trung Quốc sẽ dẫn tới sự thay đổi về hệ thống thương mại. Việc phổ biến các tiêu chuẩn Trung Quốc về bản chất là nhằm làm thay đổi phương thức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cho tới nay, các doanh nghiệp phương Tây phải cạnh tranh với các công ty Trung Quốc có khả năng cung cấp thiết bị đáp ứng được tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu. Trong tương lai, rất có thể các doanh nghiệp phương Tây lại phải cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc bằng cách sản xuất các thiết bị theo chuẩn Trung Quốc. 

Trong một bài nghiên cứu mới đây, hãng tin Bloomberg tổng kết như sau: Tại châu Âu, từ năm 2008 tới nay, 360 trên tổng số 678 thỏa thuận mở cửa cho vốn nước ngoài tham gia, xuất xứ từ Trung Quốc. Từ hãng chuyên sản xuất lốp xe Pirelli & C. SpA của Ý đến công ty cho thuê máy bay Avolon Holdings Ltd của Ai Len đã đổi chủ.

Có ít nhất là bốn phi trường, sáu hải cảng của châu Âu, 13 đội bóng chuyên nghiệp trên Lục Địa Già nay đã thuộc về Trung Quốc. Thống kê của hãng tin Bloomberg chưa kể thương vụ 9 tỷ đô là mà tập đoàn xe hơi Geely Holdings vào tháng 2/2018 tung ra để trở thành cổ đông lớn nhất của tập đoàn xe hơi Đức Daimler AG.

Vẫn theo nghiên cứu của Bloomberg, trong một chục năm, tổng số vốn đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu nhanh hơn là của Mỹ vào Lục Địa Già với đỉnh điểm là năm 2016, khi ChemChina thông báo chi ra hơn 46 tỷ đô la để mua lại Syngenta AG tập đoàn hóa chất và chuyên bán hạt giống của Thụy Sĩ. 

Như vậy theo bảng tổng kết của Bloomberg, ngoài các cơ sở hạ tầng như là hải cảng hay phi trường, trong lĩnh vực công nghiệp, ngành hóa chất đứng đầu trong số các mục tiêu đã lọt vào mắt xanh của các nhà đầu tư Trung Quốc. Công nghệ tin học, viễn thông bị đẩy xuống xa phía sau trong bảng xếp hạng của Bloomberg.

Dù vậy trong vỏn vẹn một thập niên, Trung Quốc đã đổ vào các lĩnh vực kinh tế được coi là then chốt của châu Âu từ địa ốc, đến các công ty chế tạo robot (như là Kula của Đức) để phục vụ cho guồng máy sản xuất công nghiệp, từ hãng xe hơi nổi tiếng của Thụy Điển, Volvo đến ngành năng lượng hạt nhân, điện lực, dầu khí … 

Theo nghiên cứu của Bloomberg, các dự án trên đều do các công ty Nhà nước Trung Quốc hay các quỹ đầu tư của Nhà nước Trung Quốc tiến hành. Công luận châu Âu bắt đầu phải quen với những cái tên như là CNOOC, CNPC trong lĩnh vực dầu khí; Dalian Wanda trong ngành giải trí, các hệ thống khách sạn, du lịch…

Một phần lớn các hoạt động giao thông vận tải trên biển chung quanh vùng Địa Trung Hải do tập đoàn Cosco của Trung Quốc điều hành sau khi đã mua lại được Piraeus, hải cảng lớn nhất của Hy Lạp. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
(PLVN) - Sáng 4/11/2024, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Vũ Hoài Nam đến chúc mừng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Trong không khí trang trọng, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã trao tặng lẵng hoa tới ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB Bank và ông Chu Hải Công - Chánh Văn phòng CEO MB Bank, đồng thời, gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên MB Bank.

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.