Dự thảo có 7 chương, 49 điều quy định các nội dung, kế hoạch, chương trình hỗ trợ DNNVV, quản lý nhà nƣớc về hỗ trợ DNNVV; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động hỗ trợ DNNVV.
Đơn giản trong phân loại
Nếu như theo các phân loại trước đây (Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV), DNNVV được chia ra gồm DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa và phân ra các lĩnh vực (Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp và xây dựng; Thương mại và dịch vụ), tương ứng với từng loại là tiêu chỉ về nguồn vốn, số lao động, thì với Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV, chỉ quy định chung cho 2 tiêu chí mà DN chỉ cần đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí đều thuộc đối tượng DNNVV, đó là: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề không vượt quá 100 tỷ đồng; Lao động bình quân năm của năm trƣớc liền kề không quá 300 người.
So với tiêu chí trong Nghị định 56/2009/NĐ-CP thì 2 tiêu chí cũng tương đương với tiêu chí DN vừa trong lĩnh vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên điều khác biệt lớn nhất của Dự thảo Luật hỗ trợ DNNVV chính là nguyên tắc hỗ trợ có chọn lọc.
Nội dung hỗ trợ phong phú
Có 9 nội dung hỗ trợ DNNVV được quy định trong Chương 2 của Dự luật, bao gồm: Cải thiện môi trƣờng kinh doanh, cải cách hành chính; Hỗ trợ tiếp cận tín dụng tại ngân hàng thương mại;Hỗ trợ tiếp cận tín dụng tại quỹ và các định chế tài chính khác; Hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp; Hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ cho DNNVV; Hỗ trợ đào tạo, tư vấn và thông tin; Hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh;Hỗ trợ tham gia mua sắm công;Hỗ trợ xúc tiến, mở rộng thị trường .
Việc chọn lọc DN để hỗ trợ được quy định trong 5 chương trình hỗ trợ DNNVV, bao gồm: Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp; Chương trình hỗ trợ chẩn đoán và tư vấn cải thiện hiệu quả sản xuất; Chương trình hỗ trợ phát triển cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị; Chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo; Chương trình hỗ trợ DNNVV hội nhập; Và các chương trình hỗ trợ DNNVV khác do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ
Được lựa chọn áp dụng mức hỗ trợ có lợi nhất
Tùy từng chương trình, đối tượng và điều kiện hỗ trợ có khác nhau. Ví dụ, với Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, đối tượng được hỗ trợ là các tổ chức, cá nhân, DNNVV khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo; Các cơ sở ươm tạo, thúc đẩy khởi nghiệp; Các nhà đầu tư cho khởi nghiệp; Điều kiện hỗ trợ là phải có phương án sản xuất kinh doanh đối với trường hợp tổ chức, cá nhân chưa thành lập DN; Thành lập ở Việt Nam và có doanh thu hàng năm dưới 20 tỷ đồng đối với DNNVV; Hoạt động trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư quy định tại Luật Đầu tư.
Hay với Chương trình hỗ trợ DNNVV hội nhập thì đối tượng hỗ trợ là các DNNVV có hoạt động xuất khẩu hoặc cung cấp sản phẩm cho các DN đang xuất khẩu. Điều kiện hỗ trợ là DNNVV đảm bảo minh bạch trong hoạt động quản lý, tài chính; có sản phẩm mang tính ưu việt, đặc trưng và có lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu và đáp ứng một trong các tiêu chí sau: Đã hoặc đang xuất khẩu trực tiếp tới thị trường thuộc phạm vi của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP); Cung cấp trực tiếp nguyên liệu, dịch vụ đầu vào cho DN xuất khẩu trực tiếp tới thị trường thuộc phạm vi của AEC và TPP.
Dự thảo cũng quy định rõ nguyên tắc: Việc thực hiện hỗ trợ DNNVV phải bảo đảm công khai, minh bạch, thống nhất, đồng bộ và bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước; DNNVV phải đáp ứng điều kiện của chính sách, chương trình hỗ trợ. Trường hợp DNNVV đồng thời đáp ứng các điều kiện khác nhau thì DN đươc lựa chọn áp dụng mức hỗ trợ có lợi nhất.
Đây là dự thảo thứ 4 và Dự thảo này sẽ phải hoàn thiện để trình ra kỳ họp Quốc hội dự kiến vào tháng 7 tới đây.