Đây là tỷ lệ cao nhất so với các nước khác (Philipines 60%; Trung Quốc hơn 42%; Thái Lan 47%...). Điều này cho thấy, Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2018, Việt Nam tiếp tục được tăng hạng về môi trường kinh doanh khi xếp hạng 68/190 nền kinh tế, tăng thêm 14 bậc so với năm 2017… Chỉ số ngành sản xuất Việt Nam PMI do Nikkei công bố tháng 7/2018 lên mức 54,9 điểm, đạt mức cao nhất trong khu vực ASEAN, thể hiện sức mua và năng lực sản xuất của Việt Nam tăng ổn định, liên tục.
Tại cuộc Tọa đàm lần thứ 6 giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) hôm 26/2 vừa qua, ông Yoichi Kobayashi, Chủ tịch Ủy ban hợp tác kinh doanh Nhật Bản - Mê Công (JCCI) đã phát biểu rằng Việt Nam đang là thị trường tiêu thụ hấp dẫn, có nền chính trị và an ninh ổn định, có nhiều thành tựu về phát triển kinh tế, MTĐT kinh doanh luôn được cải thiện…
Ông Yoichi Kobayashi cho biết, Việt Nam đang là thị trường tiêu thụ hấp dẫn, có nền chính trị và an ninh ổn định, có nhiều thành tựu về phát triển kinh tế, MTĐT kinh doanh luôn được cải thiện… Đây là những yếu tố được các nhà đầu tư quan tâm, khảo sát đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản.
Theo Bộ KH&ĐT, Nhật Bản hiện là quốc gia viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam, là nhà ĐTNN lớn thứ hai, là đối tác lớn thứ ba về du lịch và là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Năm 2017 và 2018, Nhật Bản liên tục là nhà đầu tư lớn nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.
Tại buổi Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng đã đánh giá cao những ý kiến trao đổi của các đại biểu phía Nhật Bản về thực trạng, thách thức của Việt Nam trong việc thu hút các DN nước ngoài đầu tư sang nước thứ ba, đồng thời cho biết Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
Thứ trưởng cho biết, MTĐT của Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều cải thiện và được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá tích cực, điều đó cho thấy những nỗ lực cải thiện MTĐT kinh doanh của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua đã đem lại kết quả, chiếm được lòng tin của các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế.
“Đây cũng là động lực để Việt Nam tiếp tục kiến tạo các yếu tố để tạo lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế như cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống tài chính, cải cách giáo dục, cải thiện chất lượng đào tạo nhân lực, cam kết cải cách thể chế pháp luật theo hướng cởi mở, thân thiện, đóng góp của mọi thành phần kinh tế vào tăng trưởng kinh tế, trong đó có khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả khu vực đầu tư nước ngoài…”, ông Thắng nói và bày tỏ mong muốn Nhật Bản tiếp tục có nhiều ý kiến góp ý, khuyến nghị, phản hồi giúp Việt Nam cải thiện MTĐT kinh doanh, đạt được những mục tiêu đề ra. Đặc biệt, mong muốn các DN Nhật Bản nghiên cứu và hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN nhỏ và vừa, các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.