Doanh nghiệp lừa nông dân trồng chanh dây “điếc”: Dân mỏi mòn chờ đền bù

Đã gần 2 năm trôi qua, nhưng người dân vẫn hi vọng Công ty TNHH Tuấn Đại An thực hiện lời hứa
Đã gần 2 năm trôi qua, nhưng người dân vẫn hi vọng Công ty TNHH Tuấn Đại An thực hiện lời hứa
(PLVN) - Đã gần 2 năm trôi qua, 33 hộ dân ở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) vẫn mòn mỏi chờ tiền đền bù của Công ty TNHH Tuấn Đại An (địa chỉ 38 Lý Nam Đế, Pleiku, tỉnh Gia Lai), đơn vị đã từng ký bao tiêu sản phẩm cho người dân trồng chanh dây tại đây.

Khi người trồng chanh dây nhận cái kết đắng

Vào khoảng đầu năm 2017, đại diện Công ty TNHH Tuấn Đại An (Cty) xuống gặp người nông dân ở xã Ia Blứ để quảng cáo về giống chanh dây mới. Theo đó, phía Cty cũng đã hỗ trợ cho người dân nợ 50% tiền giống, phân bón và sẽ trừ khi chanh dây thu hoạch. Đồng thời, hợp đồng hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của Cty ký với tất cả hộ dân ghi rõ: nếu trong vòng 4 tháng không thấy đậu bông thì Cty có trách nhiệm thay thế các cây khác cho dân...

Theo phản ánh của người dân, trước đó phía Cty đã nhiều lần cử cán bộ xuống nói chuyện với người dân về những hiệu quả của cây chanh dây không hạt. Đồng thời phía Cty cũng nhiều lần cho xe ô tô xuống chở những người dân đi dự các hội thảo “hoành tráng” để tạo sự tin tưởng của người dân. Sau đó Cty tiến hành bán giống, bán thuốc cho nông dân với giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường nhưng với chiêu trò là “hỗ trợ 50% chi phí giống cây và thuốc men trong quá trình cây sinh trưởng”.

Tin tưởng, nhiều người đã dọn rẫy để trồng chanh dây với mong muốn thoát nghèo. Thế nhưng, khi chanh dây đã trồng được 8 tháng nhưng ra ít trái, trái không đạt chất lượng… thì cũng lúc này mọi liên lạc của người nông dân với Cty bắt đầu khó khăn. Số điện thoại của bà Bùi Thị Diệu Hiền, Giám đốc Cty đã không liên lạc được. 

Sau rất nhiều nỗ lực và sự chung tay của các cơ quan chức năng. Đến ngày 3/7/2017, dưới sự chứng kiến của UBND xã Ia Blứ, đại diện 33 hộ nông dân bị thiệt hại trong vụ trồng chanh dây không có quả và Cty cùng thống nhất phương án: “Xóa toàn bộ số nợ của nông dân còn nợ Cty. Đồng thời, Cty cũng hoàn trả lại số tiền cho các hộ dân hơn 279 triệu đồng, trong thời hạn chậm nhất là 60 ngày (kể từ ngày 1/7)”.

Nhiều hộ dân đã bỏ hoang đất vì chưa nhận được tiền đền của Cty để tái sản xuất
Nhiều hộ dân đã bỏ hoang đất vì chưa nhận được tiền đền của Cty để tái sản xuất

Dân mòn mỏi chờ đền bù

Dù đi đến thỏa thuận với người dân, hứa trả tiền chậm nhất trong vòng 60 ngày (kể từ ngày 1/7/2017) thế nhưng đến thời điểm hiện tại, 33 hộ dân vẫn chưa nhận được đền bù. Không ai liên lạc được với phía Cty.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Minh (thôn Lương Hà, xã Ia Blứ) bức xúc: “Đã 2 năm trôi qua, tôi vẫn chờ đền bù từ phía Cty Tuấn Đại An nhưng không có kết quả gì. Ngày trước, sau khi kí hợp đồng với phía Cty, tôi tận dụng 1ha đất, lấy hơn 500 cây giống về trồng. Tuy nhiên, sau nhiều tháng chăm sóc thì cây không ra trái. Lúc này, Cty có mang thuốc vào bơm, thì có khoảng 50% cây đậu trái, nhưng quả nhỏ và xấu. Chúng tôi không bán được, liền quyết định phá bỏ hết 1ha chanh dây, lỗ hơn 28 triệu đồng”.

Trước sự “im lặng” và “biến mất” của phía Cty Tuấn Đại An, ông Lê Quang Vang  (Phó Chủ tịch UBND xã IaBlứ) cho biết: “Khi Cty về địa phương liên kết sản xuất và ký kết hợp đồng không thông qua chính quyền địa phương. Chính vì vậy, khi người dân phản ánh Cty cung cấp cây giống kém hiệu quả thì địa phương mới biết được sự việc. Mặc dù đã có biên bản thống nhất đền bù giữa hai bên nhưng hơn 2 năm nay, Cty vẫn chưa tiến hành đền bù. Hiện UBND xã đã đề xuất sự việc cho cơ quan có thẩm quyền điều tra”. 

Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Long Khánh (Phó Trưởng phòng NN&PTNN xã Ia Blứ) cho biết: “Khi sự việc xảy ra vào năm 2017, Phòng đã phối hợp với Thanh tra Sở NN&PTNT xác minh các yếu tố mà người dân phản ánh. Qua quá trình xác minh sự việc, chúng tôi phát hiện phía Cty Tuấn Đại An triển khai hợp đồng liên kết với nông dân nhưng không có chức năng kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Nếu sắp tới Cty vẫn không chịu đền bù, mà cơ quan chức năng có nhận được đơn khiếu kiện phía người dân thì chúng tôi sẽ tiến hành kiến nghị để Công an vào cuộc”. 

Tin cùng chuyên mục

“Siro ăn ngon Hải Bé” đã bán 100.000 hộp sản phẩm ra thị trường.

Bài học cảnh giác từ vụ 'Siro ăn ngon Hải Bé'

(PLVN) - Siro ăn ngon Hải Bé do một tài khoản Tiktoker triệu view bán rộng rãi trên mạng xã hội mới bị cơ quan chức năng xác định là hàng giả. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về mức độ an toàn của các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em đang rao bán tràn lan mà không qua kiểm chứng...

Đọc thêm

Thu hồi lô sản phẩm sữa tắm không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, mới có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc đình chỉ lưu hành và thu hồi lô sản phẩm sữa tắm do không đạt tiêu chuẩn chất lượng do Chi nhánh Công ty TNHH sản xuất thương mại xuất nhập khẩu Tạ Minh Quang - Nhà máy mỹ phẩm Tạ Minh Quang sản xuất.

LING TRAN COSMETICS & SPA bị xử phạt 35 triệu đồng

LING TRAN COSMETICS & SPA bị xử phạt 35 triệu đồng
(PLVN) -  Ngày 9/6, lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã ra quyết định xử phạt hành chính 35 triệu đồng đối với hộ kinh doanh LING TRAN COSMETICS & SPA có địa chỉ tại số nhà 082, đường Ngũ Chỉ Son, tổ 02, phường Sa Pa, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai về hành vi tàng trữ lô hàng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

TP HCM siết chặt quản lý buôn bán hóa chất tại chợ Kim Biên

TP HCM siết chặt quản lý buôn bán hóa chất tại chợ Kim Biên
(PLVN) - Sở Công Thương TP HCM tiếp tục phối hợp với UBND Quận 5 và các cơ quan quản lý liên quan giám sát, kiểm tra chặt chẽ thường xuyên để chợ Kim Biên không trở thành “điểm nóng” về buôn bán hóa chất độc hại, ảnh hưởng tới cộng đồng, môi trường.

Tạm niêm phong gần 4 tấn hải sản chưa rõ nguồn gốc ở Thái Bình

Lực lượng chức năng đã tạm thời niêm phong toàn bộ số hải sản.
(PLVN) - Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 do Sở Công Thương tỉnh Thái Bình chủ trì, phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường số 4 (Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình) mới tiến hành kiểm tra đột xuất một doanh nghiệp kinh doanh hải sản tại xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy.