Doanh nghiệp lớn cần tiên phong giải quyết các vấn đề quốc gia

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp - (Ảnh VGP).
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp - (Ảnh VGP).
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Đó là lời nhắn nhủ của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tới cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Ông cho rằng các doanh nghiệp lớn cần đi đầu trong việc giải quyết các vấn đề quốc gia, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, góp phần nâng cao năng lực quản trị, đổi mới công nghệ và khẳng định thương hiệu Việt trên trường quốc tế.

Cộng đồng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh

Tại buổi gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam diễn ra vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, mỗi năm, vào Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, chúng ta lại có dịp đặc biệt để tri ân và vinh danh các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong gần 40 năm thực hiện chính sách đổi mới, với các chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cộng đồng doanh nhân Việt Nam đã không ngừng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Họ kế thừa tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, và luôn cống hiến hết mình cho sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, một số doanh nghiệp đã vươn tầm khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hiện nay, Việt Nam có hơn 930.000 doanh nghiệp đang hoạt động, cùng với khoảng 14.400 hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Trong 9 tháng đầu năm, có hơn 183.000 doanh nghiệp mới đã gia nhập hoặc tái gia nhập thị trường. Đây là lực lượng chủ chốt trong việc tạo ra của cải, vật chất, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, đồng thời đóng góp vào xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội. Lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân không chỉ đóng góp khoảng 60% GDP mà còn chiếm 85% tổng số lao động và 98% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Trong 9 tháng đầu năm, nền kinh tế đã phục hồi rõ nét, đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực, và được các tổ chức quốc tế cùng cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Lũy kế thu ngân sách nhà nước trong 9 tháng đầu năm đã đạt 85,1% dự toán, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 577 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ; xuất siêu ước đạt 21,5 tỷ USD. Đáng chú ý, ngành sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh chóng và trở thành động lực chính dẫn dắt tăng trưởng kinh tế chung. Những kết quả này có sự đóng góp rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân.

Với tinh thần kiến tạo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, triển khai mạnh mẽ cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Các khảo sát gần đây cho thấy, tình hình doanh nghiệp đã lạc quan hơn rất nhiều, thể hiện niềm tin đã được củng cố, tăng cường: tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá “tích cực” về kinh tế vĩ mô trong 12 tháng tới cao gấp 5 lần so với kỳ khảo sát trước.

Doanh nhân Việt Nam cần tận dụng cơ hội, đổi mới sáng tạo để tiếp tục phát triển

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng sự phát triển của đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp vẫn còn những hạn chế. Tiềm năng và cơ hội phát triển chưa được khai thác hiệu quả, khi đa phần các doanh nghiệp vẫn có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, kỹ năng quản trị yếu và hiệu quả hoạt động chưa cao. Nhiều doanh nghiệp vẫn giữ tư duy kinh doanh ngắn hạn, thiếu tầm nhìn chiến lược dài hạn. Số lượng doanh nghiệp lớn có khả năng dẫn dắt chuỗi cung ứng và hợp tác quốc tế vẫn rất hạn chế, khả năng tận dụng các cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư chưa mạnh.

Bên cạnh đó, một số doanh nhân vẫn chưa đề cao đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và tuân thủ pháp luật. Tình trạng vi phạm pháp luật trong một bộ phận nhỏ doanh nhân vẫn tồn tại. Thêm vào đó, nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chưa được triển khai kịp thời, và cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: “Thế giới đang chứng kiến những thay đổi lớn, từ sự ra đời của các ngành công nghiệp mới đến dịch chuyển dòng vốn đầu tư, tạo ra cả thách thức và cơ hội cho các quốc gia.” Ông cho rằng, Việt Nam không chỉ cần đạt mục tiêu tăng trưởng mà phải là tăng trưởng xanh, bền vững, với trọng tâm là khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thay vì chỉ dựa vào khai thác tài nguyên và vốn đầu tư. Động lực tăng trưởng mới cần đến từ kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế số.

Việt Nam đang hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia phát triển công nghiệp hiện đại và có thu nhập cao vào năm 2045. Để làm được điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng cần tập trung vào việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng: “Đã nói là làm, đã cam kết là thực hiện”. Đồng thời, cần đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, phân cấp và sửa đổi các quy định không còn phù hợp, với sự tham vấn từ cộng đồng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cũng cần có cơ chế phát triển doanh nghiệp lớn, đóng vai trò tiên phong trong các ngành có lợi thế cạnh tranh và dẫn dắt công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cần nghiên cứu các gói chính sách đủ lớn, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Tái cấu trúc ngành nghề, lấy sản xuất chế biến, chế tạo làm trọng tâm, cùng với kinh tế số, kinh tế xanh và tuần hoàn để tạo ra các ngành công nghiệp chủ lực.

Ngoài ra, chính sách đào tạo nhân lực chất lượng cao cần được ưu tiên. Đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, trình độ quốc tế, đồng thời tăng cường kết nối mạng lưới trí thức người Việt trong và ngoài nước là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển bền vững.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Chính phủ cần tăng cường đối thoại, lắng nghe ý kiến từ doanh nghiệp và ngăn chặn những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Về phía các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, ông cho rằng, các hiệp hội cần chủ động nghiên cứu thách thức và cơ hội của ngành, tư vấn, hỗ trợ và kết nối doanh nghiệp để giúp họ vượt qua khó khăn và đón nhận những cơ hội mới.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp, ông kêu gọi các doanh nghiệp cần phối hợp với Chính phủ trong việc thực hiện các giải pháp sáng tạo, đột phá. Các doanh nghiệp lớn cần nêu gương đi đầu, tiên phong trong những việc lớn, việc khó, việc mới, giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia để tạo lực cho phát triển kinh tế, tạo dư địa phát triển cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các lĩnh vực. Đồng thời, nâng cao năng lực quản trị, đổi mới công nghệ và hợp tác để xây dựng thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế.

"Với sự hỗ trợ của Chính phủ và nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, chắc chắn doanh nhân Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp vào sự thịnh vượng và độc lập của đất nước" - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.

Đọc thêm

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới
Tối 13/10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất thế giới.

Diễn đàn nông dân quốc gia - 'Lắng nghe nông dân nói'

Diễn đàn nông dân quốc gia - 'Lắng nghe nông dân nói'
(PLVN) - Sáng 14/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp tổ chức Diễn đàn nông dân quốc gia lần thứ 9 năm 2024 với chủ đề: Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ NN-PTNT "Lắng nghe nông dân nói".

Xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA - Cơ hội cho ngành thủy sản

Hình ảnh buổi tọa đàm do Báo Công thương tổ chức.
(PLVN) - Với đường bờ biển 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, Việt Nam là khu vực được mẹ thiên nhiên ưu đãi cho nguồn thuỷ sản phong phú. Đồng thời, nhờ vào lợi thế vùng đặc quyền kinh tế biển vô cùng rộng lớn. Vì vậy, nước ta có điều kiện cực kỳ thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản.

Tổng cục Thuế chúc mừng các doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

Cục trưởng Cục Thuế DN lớn Nguyễn Bằng Thắng trao Thư của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chúc mừng đội ngũ DN và Doanh nhân Việt Nam (ảnh:TCT)
(PLVN) - Trong chuỗi sự kiện chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), Tổng cục Thuế đã tổ chức Đoàn công tác đến chúc mừng một số doanh nghiệp lớn tiêu biểu trong chấp hành tốt chính sách pháp luật về thuế, tham gia tích cực vào chương trình chuyển đổi số quốc gia, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước…

Doanh nhân Tân cảng Sài Gòn “Vững vàng bứt phá - Vượt sóng vươn xa”

Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm và ông Nguyễn Hữu Nam tặng hoa chúc mừng Ban Lãnh đạo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn
(PLVN) - Tối 11/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức gặp mặt kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024); tổng kết 10 năm “Quỹ phụng dưỡng suốt đời Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ”. Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Hải quân dự chúc mừng.

Thị trường ô tô có dấu hiệu khởi sắc

Doanh số thị trường ô tô tăng cao. (Nguồn: VOV).
(PLVN) - Nhận lợi ích kép đúng vào thời điểm vừa qua tháng 7 âm lịch, thị trường ô tô đã có 1 tháng bùng nổ với doanh số tăng gần đến 50%, cho thấy việc tiêu thụ ô tô có dấu hiệu khởi sắc trở lại.

Doanh nghiệp tư nhân cần chính sách mạnh mẽ hơn để phát triển

Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nhiều hơn sự tiếp sức từ chính sách. (Ảnh minh họa - Nguồn: VGP)
(PLVN) - Đúng dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam, một báo cáo khảo sát về tình hình doanh nghiệp (DN) được công bố. Báo cáo cho thấy, với những khó khăn của khối DN tư nhân, đặc biệt những DN nhỏ và vừa, cần phải có những bước tiếp sức đặc biệt, để lực lượng hiện đang chiếm đến 98% này có nội lực để phát triển cũng như đóng góp hiệu quả cho các mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.

Niềm tin của người Việt ở nước ngoài với quê hương

Niềm tin của người Việt ở nước ngoài với quê hương
(PLVN) -  Hôm qua (11/10), tại Hội nghị triển khai đề án phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP HCM, đại diện Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP HCM cho biết, 9 tháng đầu năm, kiều hối về TP HCM đạt hơn 5,5 tỷ USD, tăng trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Làm điện sạch và những 'ngón nghề' của EVN

EVNGENCO3 đã vận hành 4 nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp, với 13 tổ máy, tổng công suất 2.540 MW, chiếm 4,54% công suất của hệ thống điện Việt Nam.
(PLVN) - Gần 30 năm kể từ khi ra đời Cụm Nhiệt điện khí Phú Mỹ cho đến bây giờ, đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư Nhiệt điện khí LNG Quảng Trạch II, trị giá tỷ đô, EVN đã có trong tay một đội ngũ nhiều kinh nghiệm đầu tư, vận hành các dự án năng lượng sạch.

Kiến tạo vì doanh nghiệp

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Còn vài ngày nữa là đến Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2024), tôn vinh cộng đồng doanh nghiệp (DN), doanh nhân. Qua gần 40 năm đổi mới, phát triển, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Việt Nam đã có các đội ngũ DN hùng hậu, nhiều DN có khả năng cạnh tranh toàn cầu.