Doanh nghiệp lo lỗ khi phân luồng xe trên đường Hồ Chí Minh

Theo chỉ thị của Bộ GTVT từ ngày 1/2, xe khách tuyến có cự ly từ 300 km trở lên xuất phát từ Hà Nội và các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc đi các tỉnh thành phía Nam buộc phải đi theo đường Hồ Chí Minh (HCM) đoạn từ Hà Nội đến Vinh (và ngược lại). Nhiều doanh nghiệp vận tải cho biết, đã gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh trước quyết định này.

Theo chỉ thị của Bộ GTVT từ ngày 1/2, xe khách tuyến có cự ly từ 300 km trở lên xuất phát từ Hà Nội và các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc đi các tỉnh thành phía Nam buộc phải đi theo đường Hồ Chí Minh (HCM) đoạn từ Hà Nội đến Vinh (và ngược lại). Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vận tải đã gặp rất nhiều khó khăn cho việc kinh doanh trước quyết định này.

DN vận tải kêu khó

Để triển khai thực hiện quy định một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất, sở GTVT Hà Nội đã tổ chức họp bàn về cách thức thực hiện, phương án tổ chức giao thông trên tuyến với lãnh đạo Sở GTVT các tỉnh và lắng nghe ý kiến phản hồi của các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô có liên quan.

Với quyết định mới, lãnh đạo các Sở GTVT Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Trị đều đồng tình với phương án tăng cường khai thác sử dụng hiệu quả đường HCM. Điều này góp phần không nhỏ giảm tải cho QL 1 đang trong quá trình nâng cấp sửa chữa.

Hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều kêu lỗ nếu thực hiện theo quyết định mới.Hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều kêu lỗ nếu thực hiện theo quyết định mới.

Tuy nhiên, thời gian bắt đầu thực hiện quá gấp gáp khiến nhiều doanh nghiệp không kịp "trở tay". Ông Bùi Thanh Thiện, Sở GTVT Đà Nẵng cho biết, đường HCM không thu hút được các phương tiện vận tải là do cự ly phương tiện đi trên tuyến đường thường xa hơn rất nhiều so với QL1. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông của tuyến đường này chưa hoàn thiện, các đường dẫn, khớp nối đều nhỏ, hẹp và đặc biệt là thiếu các dịch vụ như trạm nghỉ, cứu hộ, cứu nạn, cây xăng... khiến các doanh nghiệp cảm thấy bất an khi di chuyển theo tuyến đường này.

Ông Trương Ngọc Thắng, chủ nhiệm HTX vận tải Miền Tây đưa ra các con số thống kê là hiện nay số vé mà các doanh nghiệp thuộc HTX vận tải Miền Tây bán được tại bến chỉ dao động từ 30 – 40% số ghế của xe. Vì thế, nếu lưu thông trên đường Hồ Chí Minh thay vì QL1 như trước thì doanh nghiệp gần như chắc chắn sẽ lỗ vốn.

Cũng theo ông Thắng cho biết, hiện tại HTX của ông có 7 xe (3 xe chạy ở bến Mỹ Đình, 4 xe ở bến Nước Ngầm), số tiền mua xe gần như là đi vay toàn bộ, mỗi tháng các chủ xe phải bỏ ra một số tiền rất lớn để trả lãi. Và nếu thực hiện theo quyết định mới thì doanh nghiệp gần như chắc chắn phải bán xe.

Đồng tình với ý kiến của ông Thắng, nhiều chủ doanh nghiệp vận tải cho rằng trước mắt, trong thời gian đầu, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐB) cần tạo cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp thông qua trợ giá nhiên liệu, giá vé.

Dễ tạo ra cơ chế "xin - cho"

Theo văn bản hướng dẫn của TCĐB, trong giai đoạn 1, các sở GTVT chịu trách nhiệm lựa chọn 30% tổng số phương tiện của các doanh nghiệp, HTX đang hoạt động trên các tuyến trên để điều chỉnh sang lộ trình mới và bố trí phương án tổ chức giao thông hợp lý.

Theo đại diện các sở GTVT, quyết định này đã khiến sở và các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn để xác định đối tượng nào thuộc diện trên. Ông Bùi Thanh Thiện, Sở GTVT Đà Nẵng cho biết: “Quy định này của TCĐB khiến các Sở khó lòng có thể thực hiện được và dễ dẫn đến cơ chế xin cho”.

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho chia sẻ: “Khi đăng ký kinh doanh vận tải, các doanh nghiệp đã nghiên cứu rất kỹ lộ trình, luồng tuyến, nhu cầu đi lại, số lượng hành khách. Và phải thấy có lãi họ mới làm. Bây giờ, đột nhiên bắt doanh nghiệp thay đổi lộ trình thì chẳng ai chạy nữa vì nắm chắc phần lỗ”.

Bên cạnh đó, ông Liên cũng cho rằng khi thực hiện theo quyết định mới, các doanh nghiệp sẽ chấp nhận bỏ ra vài triệu “làm luật” và tiếp tục được chạy tuyến QL 1. Nếu làm một phép tính, chi phí “làm luật” sẽ ít hơn rất nhiều so với số tiền lỗ khi phải chạy trên đường HCM.

Ông Nguyễn Việt Thắng, PGĐ Sở GTVT Hà Tĩnh cho biết: “Hiện nay, số lượng xe khách lưu thông trên QL1 thấp hơn rất nhiều so với xe tải chạy đường dài nên để giảm gánh nặng cho tuyến đường, TCĐB cần xem xét việc thay đổi lộ trình hoạt động của loại phương tiện này sau đó hãy tính đến chuyện phân luồng xe khách. Như vậy đề án mới thực sự đem lại hiệu quả”.

Đại diện các Sở GTVT cũng cùng đồng loạt đưa ra ý kiến đề nghị xem xét lại thời gian thực hiện phân luồng cũng như đối tượng phân luồng.    

Văn Trịnh

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.