Doanh nghiệp kiểm toán hoạt động dựa trên uy tín, không phải vốn

(HP)- Ngày 19-11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Lưu trữ và dự án Luật Kiểm toán độc lập.

(HP)- Hôm qua 19-11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Lưu trữ và dự án Luật Kiểm toán độc lập.

Nên có lộ trình xã hội hóa hoạt động lưu trữ

Đa số đại biểu nhất trí cho rằng cần ban hành Luật Lưu trữ nhằm điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh trong hoạt động lưu trữ phù hợp với yêu cầu cải cách nền hành chính, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn bảo đảm quản lý tốt, có hiệu quả hoạt động lưu trữ.

Về tổ chức bộ máy lưu trữ quốc gia, đại biểu Nguyễn Duy Nguyên (Hải Dương) đề nghị xem xét theo hướng cả nước chỉ có một bộ máy lưu trữ thống nhất giúp Đảng và Nhà nước quản lý lưu trữ quốc gia nằm trong Bộ Nội vụ, dưới đó là 2 cơ quan lưu trữ quốc gia của Đảng và cơ quan lưu trữ của Nhà nước.

Đại biểu Vũ Hồng Anh (Hà Nội) cho rằngChính phủ thống nhất quản lý phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam theo quy định.

Đại biểu Nguyễn Duy Nguyên cho rằng, điều 16, khoản 4 và điều 17, khoản 4, điểm b nêu và giao cho hội đồng xác định giá trị tài liệu lưu trữ, hội đồng này do người đứng đầu cơ quan tổ chức quyết định và thành lập. Vì vậy, cần quy định rõ hội đồng này gồm những thành phần nào, phải có các nhà khoa học, các chuyên gia có chuyên môn cao ở từng lĩnh vực tương ứng, tài liệu cần xác định giá trị, tham gia hội đồng. Đại biểu Quách Cao Yềm (Kon Tum) cho rằng: Đối với tài liệu lưu trữ quốc gia có ý nghĩa đặc biệt, cần có hội đồng chuyên gia đánh giá. Thành phần hội đồng theo từng cấp, nên quy định cụ thể thẩm quyền, nhiệm vụ và hội đồng chịu trách nhiệm về ý kiến thẩm định.

Vấn đề về xã hội hóa hoạt động dịch vụ lưu trữ, đại biểu Lê Quang Huy (Bạc Liêu) đồng tình với quan điểm nên xã hội hóa hoạt động lưu trữ và cho rằng, trong điều kiện hiện nay chỉ nên lựa chọn một số một số dịch vụ lưu trữ để xã hội hóa, cần xây dựng lộ trình quản lý xã hội hóa hoạt động này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội.

Giao Bộ Tài chính thống nhất quản lý

Nhiều đại biểu đề nghị mở rộng đối tượng áp dụng kiểm toán bắt buộc với các doanh nghiệp hoạt  động trong lĩnh vực đầu tư có điều kiện để hạn chế các doanh nghiệp không đủ minh bạch tài chính hoạt động trong các lĩnh vực có điều kiện hoặc đấu thầu các dự án trong các ngành nghề đặc biệt có sự bảo hộ của Nhà nước như ngành thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên, kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu, phân phối và công ty tư nhân có doanh thu hàng nghìn tỷ đồng, sử dụng hàng nghìn nhân công…

Nhiều đại biểu quan tâm thảo luận vấn đề điều kiện hành nghề kiểm toán phải là thành viên của hội nghề nghiệp kiểm toán. Đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, dự thảo Luật cần tạo khung pháp lý mang tính bền vững, nhưng phải thể hiện được nghề kiểm toán là nghề rất đặc biệt, dựa trên tính trung thực, chất lượng, lương tâm con người. Do đó, luật tạo ra khuôn khổ phát triển chất lượng chứ không chỉ về số lượng. Luật cần chế định rõ vai trò của Hiệp hội hành nghề kiểm toán Việt Nam. Theo kinh nghiệm thế giới, Bộ Tài chính quản lý nhà nước nhưng quản lý thông qua các hiệp hội, điều kiện hành nghề kiểm toán phải là thành viên của Hiệp hội. Điều 20 cần quy định về doanh nghiệp kiểm toán phải được cấp phép mới đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp kiểm toán là loại hình dựa trên uy tín con người, không dựa trên vốn. Do đó không nên tổ chức loại công ty TNHH, mà là công ty hợp danh.

Đại biểu Cao Sĩ Kiêm (Thái Bình) đề nghị nên giao Bộ Tài chính quy định việc tổ chức thi, cấp, thu hồi, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên. Bộ Tài chính đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động của các chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán, của các đại diện doanh nghiệp kiểm toán. Trường hợp kiểm toán viên hoặc doanh nghiệp kiểm toán vi phạm hợp đồng kiểm toán phải bồi thường, khắc phục hậu quả. Cần quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong trường hợp thiếu kiểm tra, giám sát gây ảnh hưởng lớn phải bị xử lý bảo đảm tính công khai, minh bạch và nghiêm minh.

Ngày 22-11, Quốc hội nghe báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa 12 và bắt đầu phần chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Văn Bình (Hải Phòng):

Về phạm vi điều chỉnh, nhất trí đưa tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán vào phạm vi điều chỉnh của luật vì kiểm toán độc lập là loại hình kinh doanh có điều kiện, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các kiểm toán viên và các doanh nghiệp kiểm toán nên có tính đặc thù so với các hội nghề nghiệp khác.

Điểm b, khoản 1, điều 15 quy định kiểm toán viên phải thi sát hạch bằng tiếng Việt là khó khả thi, chưa phù hợp trong bối cảnh hội nhập cũng như chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động kiểm toán tại Việt Nam.

Đề nghị xem xét quy định “không cho phép tổ chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp kiểm toán, trừ trường hợp công ty kiểm toán Việt Nam liên doanh với công ty kiểm toán nước ngoài để thành lập công ty kiểm toán liên doanh”. Quy định như vậy là chưa phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Các quy định về xử lý vi phạm trong dự thảo luật còn chung chung, chưa phản ánh được tính đặc thù của hoạt động kiểm toán độc lập. Đề nghị ban soạn thảo xem xét quy định các chế tài xử lý vi phạm thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành và phản ánh được tính đặc thù của hoạt động kiểm toán độc lập.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.