Doanh nghiệp khó khăn do Covid-19: Đề xuất nào cho gói hỗ trợ tiếp theo?

Nhiều doanh nghiệp chưa nhận được hỗ trợ Covid-19 đợt 1. (Ảnh minh họa)
Nhiều doanh nghiệp chưa nhận được hỗ trợ Covid-19 đợt 1. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Khảo sát do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản thực hiện mới đây cho thấy có đến 80% doanh nghiệp (DN) được khảo sát không nhận được gói hỗ trợ Covid-19 của Chính phủ. DN mong đợi gì ở gói hỗ trợ mới?

Vấn đề trên được các chuyên gia bàn thảo tại Hội thảo khoa học “Chính sách vượt qua tác động của Covid-19 để phục hồi và phát triển kinh tế”, do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế TW, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phối hợp cùng tổ chức sáng qua, 15/10.

Nhiều DN chưa nhận được hỗ trợ

Cuộc khảo sát được tiến hành từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10/2020 tại 3 địa phương là Hà Nội, Thanh Hóa và TP Hồ Chí Minh (mỗi địa phương 150 DN) với 75% DN quy mô nhỏ (dưới 10 lao động). Kết quả cho thấy khoảng 80% DN được điều tra không nhận được gói hỗ trợ của Chính phủ. “Kết quả này không tương xứng bởi DN nhỏ là đối tượng bị tổn thương nhiều rất cần được hỗ trợ!”- PGS-TS. Bùi Đức Thọ, Phó Hiệu trưởng NEU nhận định. 

Theo ông, lý do chủ yếu dẫn đến việc các DN không nhận được hỗ trợ là hướng dẫn không rõ ràng, thông tin không minh bạch, rất nhiều thủ tục, thậm chí DN phải chứng minh tài chính để được hỗ trợ..

Theo kết quả khảo sát, trong số DN được nhận hỗ trợ thì gói hỗ trợ gia hạn nộp thuế DN nhận được nhiều nhất (69,2%), tiếp đến là gói gia hạn tiền thuê đất và không thực hiện điều chỉnh tăng giá các yếu tố đầu vào của sản xuất (điện, nước, xăng…) (17,9%). Đáng chú ý có 2 gói hỗ trợ vẫn chưa có DN nào được nhận là gói vay không cần thế chấp, bảo đảm tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động và gói đơn giản hóa thủ tục hành chính gia hạn nộp thuế cho hoạt động xuất, nhập khẩu.

“Chính phủ đã có những giải pháp chính sách rất kịp thời trong gói hỗ trợ lần 1 nhằm giải cứu một số khu vực kinh tế và hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên, hiệu quả các gói hỗ trợ này không như kỳ vọng”- PGS-TS. Bùi Đức Thọ nhận xét.

Đồng tình với quan điểm này, TS. Võ Trí Thành, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh cũng bày tỏ sự đáng tiếc khi hiệu quả của gói 1 thấp, mặc dù Chính phủ đã rất nỗ lực, chính sách được chủ động ban hành kịp thời và quyết liệt với sự lắng nghe DN và đã xây dựng các kịch bản khác nhau để có phương án xử lý thích hợp nhất.

Làm gì để hỗ trợ lần 2 tốt hơn?

Theo PGS-TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng NEU, diễn diễn phức tạp trở lại của đại dịch trên nhiều địa phương trong cả nước đã tác động toàn diện và nặng nề đến nền kinh tế, đòi hỏi Chính phủ cần có những giải pháp quyết liệt hơn để tăng cường sức đề kháng của nền kinh tế, đồng thời chuẩn bị đủ năng lực ứng phó khi dịch bệnh kéo dài; từ đó tăng cường tiềm lực để phục hồi kinh tế nhanh chóng ngay khi dịch bệnh được khống chế, không để nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Khảo sát của NEU cũng cho thấy, các DN mong muốn được kéo dài thời gian các gói hỗ trợ để DN có đủ thời gian hoàn các khoản được giãn, hoãn trong thời gian qua để phục hồi sản xuất kinh doanh một cách bền vững. Đặc biệt, DN mong muốn các chính sách hỗ trợ cần rõ ràng và minh bạch về thủ tục cũng như đối tượng được hưởng các gói chính sách; Cần giảm thiểu những phiền hà về thủ tục và quy trình tiếp cận các gói hỗ trợ, đặc biệt là thủ tục chứng minh về tài chính.

Là người tham gia xây dựng các gói hỗ trợ ngay từ đầu, TS. Võ Trí Thành khẳng định, có 2 vấn đề là xây dựng chính sách và thực thi chính sách. Theo ông, gói hỗ trợ 1 được ban hành rất đúng, trúng và kịp thời nhưng đáng tiếc việc triển khai không theo tinh thần thời chiến, tức là phải quyết liệt, khẩn trương, linh hoạt. “Chúng ta có Ban chỉ đạo chống dịch Covid-19 nhưng không có Ban chỉ đạo triển khai các giải pháp hỗ trợ cho nền kinh tế…”- Chuyên gia này nhận xét. Ông dẫn chứng, ngay như việc giảm thuế để hỗ trợ sản xuất kinh doanh cũng còn phải chờ Quốc hội biểu quyết.

Chuyên gia này cũng bày tỏ sự đáng tiếc là gói hỗ trợ lần 2 lẽ ra cần đưa ra trong tháng 9 nhưng đến nay chưa xong. Theo ông, kỳ vọng về gói hỗ trợ lần 2 đang rất lớn. “Gói hỗ trợ lần này cần có một số nguyên tắc. Một là, phải đủ lớn (Rất may chúng ta có tiền và chấp nhận tăng thâm hụt ngân sách); Hai là, diện phải rộng như gói 1, tức là có tính đến người lao động, có DN và có xã hội; Ba là, phải có trọng điểm, hỗ trợ những lĩnh vực, những DN có tính lan tỏa. Ví dụ, có hỗ trợ ngành hàng không như các nước không?; Bốn là, thời gian, ít nhất phải thực hiện cả trong năm 2021; Năm là, gói này không chỉ giúp DN vượt khó như gói 1, mà là hỗ trợ để DN phục hồi và tái cấu trúc…!”- TS Võ Trí Thành phân tích.

Tuy nhiên chuyên gia này cũng lưu ý, việc quan trọng nhất hiện nay vẫn là chống dịch, tiếp theo là nỗ lực của DN và cuối cùng mới đến gói hỗ trợ. “Chúng ta còn nguồn lực để hỗ trợ, nhưng gói hỗ trợ lần 2 này không nên “tất tay” một lần vì phía trước còn nhiều bất định!”- TS Võ Trí Thành bày tỏ quan điểm. 

Đọc thêm

Xây dựng, triển khai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong tháng 10/2024 hoàn thành việc nghiên cứu và triển khai gói tín dụng ưu đãi trị giá khoảng 30.000 tỷ đồng. Gói này sẽ được Ngân hàng Chính sách Xã hội sử dụng để cho vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo, và sửa chữa nhà ở.

FPT bắt tay đối tác Ireland phát triển nhân lực công nghệ và thúc đẩy ứng dụng AI

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại sự kiện.
(PLVN) - Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước theo lời mời của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác của một số trường Đại học và doanh nghiệp Việt Nam với một số trường Đại học và doanh nghiệp của Ireland.

Tiếp cận thị trường dệt may EU trong bối cảnh mới

Dệt may Việt Nam phải tiến tới phát triển bền vững để giữ được thị trường EU.
(PLVN) - EU là thị trường lớn và hấp dẫn cho ngành dệt may với kim ngạch nhập khẩu từ các nước thứ ba năm 2023 là 115 tỷ Euro, trong đó, Việt Nam mới chỉ đạt 4,5 tỷ Euro. Do vậy, dư địa cho hàng Việt Nam mở rộng thị phần còn rất lớn. Vấn đề là doanh nghiệp Việt cần cập nhật và tuân thủ nhiều quy định của EU để giữ vững và phát triển thị trường lớn này.

9 tháng năm 2024, cả nước xuất siêu 20,79 tỷ USD

Hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Hải Phòng. (Ảnh: Thái Bình)
(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng tăng 81,09 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại 9 tháng năm 2024 xuất siêu 20,79 tỷ USD.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Định vị phân khúc sản xuất lúa gạo xuất khẩu phù hợp

Bộ NN&PTNT khuyến cáo vụ đông xuân 2024 - 2025 cần hạn chế phát triển sản xuất phân khúc lúa gạo chất lượng thấp.
(PLVN) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sau khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati với mức giá sàn 490 USD/tấn, thị trường gạo toàn cầu đang có nhiều biến động. Việt Nam buộc phải điều chỉnh giá gạo để cạnh tranh và nguồn cung vẫn duy trì mức ổn định.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị để được cạnh tranh bình đẳng

Doanh nghiệp bán lẻ và thương nhân phân phối xăng dầu tiếp tục kiến nghị về nội dung của dự thảo. (Ảnh: nld.com.vn)
(PLVN) - Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu (thay thế hoàn toàn cho 3 nghị định về kinh doanh xăng dầu hiện hữu) đang tiếp tục được lấy ý kiến góp ý. Kiên trì đấu tranh để có được quyền cạnh tranh bình đẳng, đội ngũ thương nhân phân phối (TNPP) và doanh nghiệp bán lẻ (DNBL) xăng dầu đã tiếp tục gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ.

Khánh Hòa ứng dụng công nghệ trong chống khai thác IUU

Kỹ thuật viên Đài Thông tin duyên hải Nha Trang kiểm tra thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá. (Ảnh: Báo Khánh Hòa)
(PLVN) - Để phục vụ công tác chống các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU), tỉnh Khánh Hòa triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý tàu cá và truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Nhà đầu tư ngoại mua ròng hơn 44 tỷ đồng trên HNX trong tháng 9

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 9/2024, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại sau 2 tháng bán ròng cổ phiếu trên HNX. Trong đó, giá trị mua vào 1.128 tỷ đồng và bán ra hơn 1.084 tỷ đồng. Tính chung trong tháng 9/2024, khối này mua ròng 44,2 tỷ đồng.

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ
(PLVN) - Tính đến hết tháng 8/2024, công tác thu nợ thuế tăng đến 29% so với cùng kỳ, song Tổng cục Thuế đánh giá, tổng số tiền thuế nợ toàn quốc vẫn ở mức cao. Tổng cục Thuế vừa có Công văn chỉ đạo các Cục Thuế địa phương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn tăng cường công tác quản lý, thu hồi tiền nợ thuế.

Nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán

Thời gian qua, KTNN đã có nhiều đổi mới trong hoạt động và thực hiện các giải pháp để tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của đội ngũ công chức, kiểm toán viên.
(PLVN) - Nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán. Đặc biệt, khi có phát hiện kiểm toán quan trọng thì dựa trên cơ sở pháp luật, chuẩn mực kiểm toán nhà nước, các quy định của Ngành, phải báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền và đi tới tận cùng của vấn đề để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ, củng cố vững chắc cho các phát hiện, kiến nghị kiểm toán.

Chuyển dịch năng lượng trong ngành Dầu khí

Kho cảng LNG Thị Vải. Ảnh: PetroVietNam
(PLVN) -  Thời gian qua, doanh nghiệp ngành Dầu khí nước ta đang có những bước đi mạnh mẽ, rõ nét trong dịch chuyển năng lượng từ đen sang xanh. Mới đây nhất, doanh nghiệp ngành Dầu khí đã ký hàng loạt văn bản với các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhằm phát triển năng lượng bền vững.