Doanh nghiệp được 'giải phóng nguồn lực' từ cải cách thủ tục hành chính - Kỳ 1: 'Đòn bẩy vàng' giúp doanh nghiệp vươn mình mạnh mẽ

Cải cách TTHC không chỉ là việc cắt giảm giấy tờ mà còn là cuộc cách mạng về tư duy quản lý nhà nước.
Cải cách TTHC không chỉ là việc cắt giảm giấy tờ mà còn là cuộc cách mạng về tư duy quản lý nhà nước.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc cắt giảm giấy tờ, thực hiện thủ tục trực tuyến giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí, công sức - những thứ mà các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN nhỏ và vừa luôn phải “cân đo đong đếm” từng ngày. Do đó, cách nào để chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) đi vào thực tiễn chính là điều mà cộng đồng DN đau đáu quan tâm.

LTS: Công điện số 69/CĐ-TTg ngày 22/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ gửi các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính đã tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp vào sự khởi sắc của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới...

Gỡ bỏ cơ chế “xin - cho”...

Bà Đồng Thị Hiền - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Sản xuất chế biến nông sản Tây Bắc Hiền Vinh cho hay, cải cách TTHC là “đòn bẩy vàng” để các DN, đặc biệt là DN nhỏ, siêu nhỏ và HTX có thể vươn mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên hội nhập và phát triển.

Cụ thể, trước kia chỉ để xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, DN có thể mất cả tuần, đi lại mấy lượt giữa huyện, tỉnh. Bây giờ, nếu có thể nộp hồ sơ online, ký điện tử, theo dõi tiến độ trực tuyến chính là sự “giải phóng năng lượng” cho DN, giúp DN dành thời gian cho sản xuất, sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP vùng cao. Tuy nhiên, theo bà Hiền, để tạo bước đột phá thật sự, các Bộ, ngành và địa phương cần coi DN là “khách hàng đặc biệt”, từ đó ứng dụng công nghệ không chỉ tự động hóa thủ tục mà còn để cá nhân hóa dịch vụ công.

Theo đó, cần xây dựng hệ thống một cửa số hóa, liên thông dữ liệu giữa các ngành từ tài chính, hải quan, công thương đến nông nghiệp để DN không phải “nộp đi nộp lại” thông tin giống nhau cho các đơn vị khác nhau; Cần đầu tư đào tạo cán bộ thực hiện chuyển đổi số. Nhiều nơi có hệ thống máy móc hiện đại nhưng con người còn lúng túng, dẫn đến hiệu quả thấp. Thậm chí, nếu có thể “sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) và dữ liệu lớn để phân tích hành vi, dự đoán nhu cầu, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ và thậm chí phát hiện “điểm nghẽn”, tiêu cực trong bộ máy một cách chủ động” - bà Hiền nói.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Huy Sơn - Giám đốc Công ty CP Đầu tư & Xây dựng Phong Sơn (PSwindow) cũng đánh giá cao chủ trương cải cách TTHC mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo. Theo ông Sơn, việc làm này giúp giải phóng nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ông Sơn phân tích, việc cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC và loại bỏ những quy định đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ giúp các DN tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng chi phí tuân thủ hàng năm. Thay vì phải dành nhiều thời gian, nhân lực cho các thủ tục giấy tờ, DN có thể tập trung vào đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường; Khi 100% thủ tục hành chính được thực hiện trực tuyến một cách thông suốt và minh bạch, sẽ loại bỏ tình trạng “xin - cho” và tham nhũng vặt. Các DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa, sẽ có cơ hội cạnh tranh công bằng hơn, không bị phụ thuộc vào mối quan hệ hay khả năng chi trả “chi phí phi chính thức”.

Chưa kể, cải cách này buộc các DN phải số hóa quy trình nội bộ để tương thích với hệ thống công. Điều này sẽ tạo hiệu ứng domino tích cực, thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn bộ nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh quốc gia; Đồng thời sẽ nâng cao vị thế trong hội nhập quốc tế bởi với hệ thống TTHC hiện đại, minh bạch, các DN Việt Nam sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các thị trường xuất khẩu có yêu cầu cao về tuân thủ và minh bạch. Điều này đặc biệt quan trọng khi Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do.

Về lâu dài, sự thay đổi này sẽ tạo ra một “văn hóa tuân thủ” mới trong cả bộ máy Nhà nước và cộng đồng DN. Thay vì dựa vào mối quan hệ cá nhân, các DN sẽ đầu tư vào năng lực thực tế, chất lượng sản phẩm và tuân thủ pháp luật để phát triển bền vững. Đây chính là nền tảng quan trọng để xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện đại và minh bạch.

“Muốn vậy, cần xây dựng nền tảng dữ liệu thống nhất; Ứng dụng AI trong xử lý hồ sơ; Phát triển giao diện thân thiện với DN; Tận dụng dữ liệu lớn để dự báo và cải thiện; Bảo đảm an ninh và bảo mật tối đa. Quan trọng nhất, cần có sự quyết tâm chính trị mạnh mẽ từ lãnh đạo cấp cao, kết hợp với cơ chế giám sát chặt chẽ và động lực thúc đẩy rõ ràng cho từng cơ quan, địa phương. Chỉ như vậy, chúng ta mới có thể tạo ra bước đột phá thực sự trong cải cách TTHC” - ông Nguyễn Huy Sơn nhấn mạnh.

Khơi thông “nút thắt” lớn trong nền kinh tế

Từ góc nhìn thực tế người điều hành hệ sinh thái dịch vụ y tế, ông Phạm Văn Học - Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Y học Việt cho biết, TTHC hiện nay vẫn là một rào cản lớn, không chỉ về thời gian mà cả về chi phí cơ hội và sự minh bạch trong thực thi. Điều đáng nói là khó khăn không nằm ở bản thân quy định pháp luật, mà ở năng lực pháp lý của đội ngũ thực thi. Có những hồ sơ DN gửi đi, thay vì nhận được hướng dẫn cụ thể hoặc văn bản trả lời rõ ràng, thì lại bị yêu cầu “xin thêm ý kiến Sở khác”, rồi chờ tổng hợp, rồi chuyển vòng. Có trường hợp một sở đồng ý, một sở khác lại chưa hiểu thống nhất, khiến DN rơi vào tình trạng lửng lơ kéo dài nhiều tháng, thậm chí hàng năm. DN vì thế mà không biết bám vào đâu để tiếp tục triển khai dự án...

Ngoài ra còn những văn bản pháp luật mà thuật ngữ sử dụng không rõ ràng, nhiều cách hiểu, thậm chí dễ bị suy diễn hoặc vận dụng máy móc, dẫn đến cách hiểu mỗi nơi một kiểu. Điều này không chỉ tạo nên gánh nặng tuân thủ cho DN, mà còn làm giảm niềm tin vào tính thống nhất và minh bạch của hệ thống pháp luật. Do đó, việc cải cách lần này với mục tiêu rà soát toàn diện, đơn giản hóa quy trình và đưa toàn bộ TTHC lên nền tảng số nếu thực hiện nghiêm túc, sẽ giúp khơi thông một “nút thắt” lớn trong nền kinh tế. Về lâu dài, đây không chỉ là vấn đề hỗ trợ DN, mà là củng cố nền tảng pháp lý cho một môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả, có trách nhiệm giải trình rõ ràng. Và ông mong muốn trong quá trình rà soát, hoàn thiện thể chế, ý kiến của DN, đặc biệt là khối DN tư nhân, lực lượng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế cần được tham vấn nghiêm túc, để chính sách khi ban hành thực sự bám sát thực tiễn và có tính khả thi cao.

Ông Phạm Văn Học - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Y học Việt:

Ông Phạm Văn Học.

Ông Phạm Văn Học.

“Cùng với cải cách TTHC, tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương hậu kiểm, nếu được triển khai minh bạch, có chế tài rõ ràng, có đối thoại hai chiều giữa Nhà nước và DN. Đây không chỉ là cải cách thủ tục, mà là một cuộc chuyển hóa về tư duy pháp quyền, chuyển từ kiểm soát sang đồng hành, từ hành chính sang quản trị. Và tôi tin, nếu được thực thi nhất quán, hậu kiểm sẽ là công cụ giúp nền kinh tế vận hành hiệu quả hơn, công bằng hơn, bền vững hơn.

Một vấn đề nữa cũng rất cần quan tâm đó là chúng ta cần luật hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, tức là phải chuyển hóa các nội dung được quy định tại Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ thành các luật, nghị định, thông tư. Nếu chúng ta không luật hóa thì các chủ trương, nghị quyết sẽ rất khó đi vào cuộc sống .

Song song với việc luật hóa, ban hành, sửa các nghị định, luật..., chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến trách nhiệm công vụ. Tất cả các TTHC được thực hiện giữa người dân, DN và chính quyền phải có thời hạn và phải gắn với trách nhiệm của một cá nhân công chức, viên chức có trách nhiệm thực hiện công việc đó. Nếu đến thời hạn cuối mà các TTHC, kinh tế, dân sự vẫn không được thực hiện hoặc thực hiện mà không xong thì cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức đó phải bị xử lý và phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại gây ra...”.

Bà Đồng Thị Hiền - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Sản xuất chế biến nông sản Tây Bắc Hiền Vinh:

“Cải cách hành chính không chỉ là “nút gỡ” cho DN, mà còn là tín hiệu cho thấy Chính phủ đang đồng hành, sát cánh cùng chúng tôi trong hành trình vươn lên cùng đất nước. Tôi tin rằng, khi các rào cản hành chính được tháo gỡ, thì cơ chế “xin - cho” dần trở thành quá khứ. Thay vào đó là một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng và dựa trên năng lực thực sự của DN. DN không cần phải “xin”, mà được “phục vụ”; Cơ quan quản lý không “cho”, mà “hỗ trợ và đồng hành”.

Ông Nguyễn Huy Sơn - Giám đốc Công ty CP Đầu tư & Xây dựng Phong Sơn (Pswindow):

Ông Nguyễn Huy Sơn.

Ông Nguyễn Huy Sơn.

“Trong bối cảnh Việt Nam hướng tới trở thành nước công nghiệp hiện đại, cải cách TTHC không chỉ là việc cắt giảm giấy tờ mà còn là cuộc cách mạng về tư duy quản lý nhà nước. Điều này tạo nền tảng vững chắc để các DN Việt Nam có thể cạnh tranh ngang tầm với các đối thủ quốc tế, góp phần hiện thực hóa khát vọng “vươn mình” của dân tộc trong thế kỷ 21”.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Mời nhà đầu tư Cảng cạn 1.700 tỷ tại Thái Nguyên

Mời nhà đầu tư Cảng cạn 1.700 tỷ tại Thái Nguyên
(PLVN) - Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên mời các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu tham gia đầu tư Dự án Cảng cạn Tiên Phong. Quy mô Cảng cạn khoảng 14,35ha với tổng mức đầu tư khoảng 1.700 tỷ, thời gian hoạt động 50 năm.

Cục Hải quan hoàn thành chuyển đổi sang mô hình tổ chức bộ máy mới chỉ trong 15 ngày

Tại buổi gặp mặt Phó Cục trưởng Trần Đức Hùng đã thông tin về một số kết quả của ngành Hải quan 6 tháng năm 2025. (Ảnh HP)
(PLVN) - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Trần Đức Hùng cho biết, chỉ sau 15 ngày Quyết định số 382/QĐ-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực (từ 1/3/2025 đến 0 giờ ngày 15/3/2025), toàn bộ công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy, nhân sự các đơn vị bên trong Cục Hải quan đã hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình tổ chức bộ máy mới.

Đầu tư hơn 251 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp trường THPT Chu Văn An

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Tây Hồ (TP. Hà Nội) vừa mới phát đi thông báo mời thầu gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị thuộc Dự án Cải tạo, nâng cấp Trường THPT Chu Văn An với tổng mức đầu tư 251,591 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Quận.

Liên danh Công ty Khánh Hòa - Miền Trung trúng gói thầu hơn 976 tỷ đồng tại tỉnh Khánh Hòa

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Thông tin từ Mạng đấu thầu Quốc gia, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và giao thông tỉnh Khánh Hòa vừa mới công bố kết quả trúng thầu Gói thầu số 11 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án thành phần 1 Dự án Xây dựng đường giao thông liên vùng huyện Diên Khánh thuộc Dự án Đường giao thông liên vùng huyện Diên Khánh có giá trúng thầu hơn 976,73 tỷ đồng.

So sánh thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Dù là gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa hay tư vấn, việc xác định rõ thời gian thực hiện không chỉ giúp đảm bảo tiến độ dự án mà còn là căn cứ để đánh giá năng lực, trách nhiệm của các bên liên quan. Tuy nhiên, thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn trong quá trình đấu thầu. Mặc dù có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng chúng lại mang những ý nghĩa và phạm vi khác nhau.

Các tỉnh Đông Nam Bộ: Quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm 2025

Nhiều dự án trọng điểm được các tỉnh Đông Nam Bộ đẩy nhanh tiến độ. (Trong ảnh: Dự án đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành tại tỉnh Bình Dương)
(PLVN) - Kết thúc 5 tháng đầu năm 2025, “bức tranh” kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ cho thấy những tín hiệu khởi sắc rõ nét. Tuy nhiên, để cán đích tăng trưởng hai con số như mục tiêu đề ra, các địa phương trong vùng đang tăng tốc triển khai hàng loạt giải pháp mang tính căn cơ, quyết liệt nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy sản xuất, cải thiện môi trường đầu tư và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Hà Nội: Đấu thầu gói thầu xây dựng hầm chui tại nút giao Cổ Linh (Long Biên) gần 600 tỷ đồng

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội đang tổ chức triển khai đấu thầu rộng rãi qua mạng gói thầu 01/XL Thi công xây dựng hầm (bao gồm cả thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình phụ trợ và tổ chức giao thông đồng bộ) thuộc Dự án Xây dựng hầm chui tại nút giao Cổ Linh, quận Long Biên, TP. Hà Nội có giá trị gần 600 tỷ đồng.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Phân cấp, phân quyền phải 'rõ người, rõ việc', không để 'giao quyền mà không giao lực'

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, sau khi rà soát 1.055 văn bản quy phạm pháp luật, Bộ đã làm rõ hơn 1.000 thẩm quyền giữa các cấp chính quyền, trong đó 500 thẩm quyền thuộc trách nhiệm của bộ trưởng. Việc phân cấp, phân quyền không chỉ để chia việc, mà nhằm kiến tạo tư duy quản lý mới, hiệu quả, minh bạch, gắn quyền với trách nhiệm và nguồn lực, khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy và thiếu rõ ràng trong thực thi.

Công ty Xây dựng Cát Hải trúng 2 gói thầu hơn 407 tỷ đồng tại Hà Nam

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Thông tin từ Mạng đấu thầu Quốc gia, Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam vừa phê duyệt cho Công ty TNHH Xây dựng Cát Hải trúng cả 2 gói thầu thi công xây dựng và cung cấp, lắp đặt thiết bị của 2 dự án nhà ở xã hội (Khu nhà ở cán bộ, bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai và Khu nhà ở cán bộ, bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) tại TP. Phủ Lý. Tổng giá trị trúng thầu của cả 2 gói thầu là hơn 407 tỷ đồng.

Hoàn thiện pháp luật để thúc đẩy 'thanh toán không dùng tiền mặt'

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng: Khi phát triển thương mại điện tử thì đương nhiên phải thanh toán không tiền mặt. (Ảnh: TTO)
(PLVN) -  Phát biểu tại Hội thảo "Thanh toán không dùng tiền mặt: Động lực tăng trưởng kinh tế số", ngày 14/6, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, khi chúng ta có 1 nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin thiết yếu thì mọi hoạt động kinh tế số sẽ phát triển. Đơn cử khi chúng ta phát triển thương mại điện tử thì đương nhiên sẽ thanh toán không dùng tiền mặt.

Thay đổi trong áp dụng thuế khoán: Cần giải pháp để hộ kinh doanh thích nghi - Bài 1: 'Nỗi lòng' của các hộ kinh doanh

Khá nhiều hộ kinh doanh trên các tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào… vẫn “cửa đóng then cài”. (Ảnh chụp lúc 10h ngày 10/6. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Theo quy định của Nghị định số 70/2025/NĐ-CP, kể từ ngày 1/6, các hộ kinh doanh (HKD) nộp thuế khoán có doanh thu hằng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền, cũng như tiến tới bỏ chế độ thuế khoán (TK) từ năm 2026. Khi Nhà nước đưa ra quy định này, có nhiều HKD tỏ ý đồng thuận, nhưng cũng không ít trường hợp còn hoang mang, lo lắng…

Đàm phán Việt Nam - Mỹ đạt nhiều tiến bộ

Cuộc đàm phán của Bộ trưởng Bộ Công Thương với Đại sứ Jamieson Greer, Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ.
(PLVN) -  Ngày 15/6, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đã kết thúc vòng đàm phán lần thứ 3 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Mỹ. Đặc biệt, trong vòng đàm phán này, lần đầu tiên, đã có cuộc đàm phán cùng lúc giữa Bộ trưởng Công Thương với 2 Bộ trưởng của Mỹ.

Khắc phục chồng chéo, nâng tầm tiêu chuẩn quốc gia

Toàn cảnh phiên họp (Ảnh: Bộ KH&CN)
(PLVN) - Quốc hội mới thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2025 (Luật sửa đổi) - văn bản được kỳ vọng trở thành “hạ tầng mềm” mới, nâng cao chất lượng quốc gia, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.