Doanh nghiệp dệt may chủ động tự cứu mình

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển hướng sản xuất
Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển hướng sản xuất
(PLVN) - Ngoài việc sẽ được tiếp sức từ các gói hỗ trợ kinh tế, nhiều doanh nghiệp (DN) dệt may đã nhanh chóng chuyển hướng sản xuất kinh doanh, mang về những hợp đồng xuất khẩu khẩu trang trị giá hàng chục triệu USD, dù nó là mặt hàng “tay trái” của ngành này.

Chớp thời cơ xuất hàng đi Mỹ, châu Âu

Dịch Covid-19 ập đến, nhiều đơn hàng, dây chuyển sản xuất hàng của các DN dệt may đình trệ… Khó khăn đang đẩy các DN ngành này vào thế gần sát chân tường, không thể  tiếp tục các đơn hàng may mặc, thời trang cao cấp, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) buộc phải chuyển hướng gấp sang sản xuất khẩu trang kháng khuẩn - mặt hàng ít được nhắc tới trước đó với các đơn vị thành viên. 

Để tồn tại và vượt qua “bão” dịch, kỹ thuật và tiêu chuẩn các mặt hàng khẩu trang của Vinatex liên tục được cải tiến với nhiều sản phẩm cao cấp hơn như khẩu trang kháng khuẩn nano bạc, khẩu trang kháng giọt bắn - kháng khuẩn 3 lớp, công suất 300.000 chiếc/ngày. 

Dù không phải là mặt hàng chủ lực của ngành nhưng cứu nguy cho các DN, Vinatex cho hay, hiện Tập đoàn này có thể tổ chức sản xuất với năng lực đạt tới 100 triệu khẩu trang/ngày. Sắp tới, Vinatex cũng sẽ nghiên cứu sản xuất cả khẩu trang y tế.

Tình thế buộc các đơn vị phải tìm tòi vượt qua khó khăn, chẳng hạn Công ty Dệt lụa Nam Định cũng đã có thể tự sản xuất vải kháng khuẩn hoàn toàn từ nguyên liệu sinh học trong nước. Theo thống kê, sản lượng khẩu trang của toàn ngành Dệt may Việt Nam có thể lên tới 200 triệu chiếc/ngày. 

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, trước tình hình năng lực sản xuất khẩu trang vải được mở rộng trong khi thị trường trong nước đang dần bão hòa, Bộ đã chỉ đạo các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khẩn trương liên hệ, tìm kiếm các đầu mối, DN giúp tiêu thụ sản phẩm này.

Nguồn tin PLVN cho hay, hiện có khoảng 5.000 DN trên thế giới cần mua khẩu trang để xuất khẩu đi các nước thứ 3. Ngoài ra, thị trường Hoa Kỳ cũng cần 200 triệu khẩu trang các loại, riêng Công ty California Governor’s Office of Emergency Services có nhu cầu tới 500 triệu chiếc khẩu trang N95 và 1 tỷ găng tay... Ở Tây Ban Nha cũng cần mặt hàng này, với số lượng mở “tối đa có thể cung cấp” cho mặt hàng khẩu trang bảo vệ FFP3.

Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 Thân Đức Việt cho biết, có đối tác lớn đang đặt mua 400 triệu khẩu trang y tế và dự kiến giao hàng từ tháng 7/2020 trị giá 52 triệu USD (tương đương 30% doanh thu May 10 trong năm 2020). Thậm chí, có đối tác của Mỹ còn đặt mua 20 triệu khẩu trang vải trong 6 tuần, một đối tác Đức đặt mua 8 triệu khẩu trang vải và khẩu trang y tế. 

Vấn đề duy nhất mà DN dệt may lo lắng là quota xuất khẩu khẩu trang y tế chỉ chiếm 25% sản lượng khẩu trang y tế, nhưng phải có giấy phép, hợp đồng. Trước tình thế này, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (XNK - Bộ Công Thương) cho biết, Nghị quyết của Chính phủ cho phép xuất khẩu 25% sản lượng khẩu trang y tế (dưới hình thức viện trợ, hỗ trợ quốc tế) được đưa ra với mục tiêu dành ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh ở trong nước.

Tuy nhiên, trong trường hợp Việt Nam và các nước khác khống chế được dịch Covid-19, khả năng cung ứng và dự trữ trong nước đối với mặt hàng này đáp ứng đủ nhu cầu, các bộ, ngành có thể phối hợp xem xét, kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện cho DN xuất khẩu mặt hàng này.

Cân nhắc đầu tư sản xuất quy mô lớn

Trong bối cảnh bị đứt gãy nguồn cung nguyên liệu và việc giãn hủy các đơn hàng may mặc, sản xuất khẩu trang trở thành một giải pháp để các DN có thể duy trì sản xuất, giữ chân công nhân và có thu nhập để giảm thiệt hại do bị tạm dừng các đơn hàng. Cục XNK (Bộ Công Thương) nhận định, khẩu trang là một sản phẩm không đòi hỏi đầu tư nhiều. Về cơ bản nhà xưởng, thiết bị và công nhân ở các DN dệt may đều có thể làm được khẩu trang. Vì thế, khả năng sản xuất mặt hàng này của Việt Nam là rất lớn. Do vậy, nếu có thị trường thì năng lực sản xuất khẩu trang vẫn có thể nâng cao hơn nữa.

Theo đó, Việt Nam có đủ năng lực để trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới. Tuy nhiên, để coi đây là một ngành sản xuất lâu dài thì cần tính nhiều yếu tố. Ví dụ như trên thị trường thế giới vẫn chỉ nghĩ đến dùng khẩu trang y tế, việc sử dụng khẩu trang vải chưa phải phổ biến nên cần phải thực hiện công tác quảng bá nhiều hơn.

Ngoài ra cần lưu ý, khi dịch bệnh bùng phát, khẩu trang trở thành một mặt hàng thiết yếu. Nhưng khi dịch bệnh được khống chế, nhu cầu mặt hàng này sẽ giảm xuống. Do đó, nó được nhận định là mặt hàng có tính thời vụ, độ ổn định không cao? Vì vậy, các DN dệt may có thể tranh thủ khai thác thị trường tại thời điểm này để giảm bớt khó khăn ngoài những gói hỗ trợ của Nhà nước, còn để coi đó là sản phẩm lâu dài, đầu tư quy mô hơn... thì cần thận trọng. 

“Các DN xuất khẩu khẩu trang vải cũng cần lưu ý, thị trường các nước phát triển thường đòi hỏi yêu cầu cầu cao về chất lượng, độ an toàn với người sử dụng. Do vậy, các DN cần tìm hiểu về các tiêu chuẩn này để đáp ứng, xin các giấy chứng nhận phù hợp, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu”, đại diện Cục XNK nói.

“Nhiều DN nói với tôi rằng, ở cấp độ kinh doanh, quyết định của lãnh đạo DN phải “trong nốt nhạc”. Chúng ta đang trong thời gian vàng để kiểm soát dịch bệnh và cũng đang trong thời gian vàng để giúp DN trụ vững”, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc.

Đọc thêm

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu
(PLVN) - Trước lo ngại về việc Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT gây khó khăn cho việc nhập khẩu thịt của các nước, đại diện Cục Thú y khẳng định, việc triển khai Thông tư này không gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như không làm ảnh hưởng tới số lượng sản phẩm động vật từ các nước xuất khẩu vào Việt Nam. 

Không để thiếu điện trong năm 2025

Tăng trưởng điện năm 2025 dự đoán có thể lên đến 13,4%. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -   Cung ứng điện năm 2025 vẫn đáp ứng được nhu cầu ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng còn tiềm ẩn một số rủi ro cho khu vực miền Bắc trong các thời điểm cao điểm cuối mùa khô.

Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số

Phụ nữ DTTS có nhiều tiềm năng phát triển. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo DTPT)
(PLVN) - Tại nhiều bản làng của một số dân tộc thiểu số (DTTS), người phụ nữ thường đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, họ vẫn không có tiếng nói trong cuộc sống. Vì vậy, việc nâng cao vai trò làm chủ kinh tế sẽ khẳng định vị thế của phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội.

'Tướng trận' Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Sông Đà 11 đã thi công 4 cột (mỗi cột cao 145 mét, trọng lượng 426 tấn) vượt sông Hồng và Sông Luộc, đoạn qua Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.
(PLVN) - “Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh của một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!”, để chinh phục cho được điểm cao 145 mét dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

Ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động ra sao?

Sau chuyển giao, CB sẽ hoạt động độc lập. (ảnh: Tuổi trẻ)
(PLVN) - Sau nhiều năm thực hiện quy trình và qua các bước phê duyệt, Ngân hàng Xây dựng (CB) và Ngân hàng Đại dương (OceanBank) đã chính thức được chuyển giao lần lượt cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB). Sau chuyển giao, các ngân hàng sẽ hoạt động như thế nào?

Thúc tiến độ các dự án lưới điện

Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024. (Ảnh: EVNNPT)
(PLVN) -  Các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII đang rất chậm trễ trong khâu triển khai. Trước tình hình này, các dự án lưới điện truyền tải nhập khẩu điện từ Lào và giải tỏa nhà máy nhiệt điện khí đang được yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành, đưa vào đóng điện.

Có nhiều ưu đãi với nguồn vốn thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa phát thải thấp

Có nhiều ưu đãi với nguồn vốn thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa phát thải thấp
(PLVN) -  Các dự án thuộc Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” sẽ có nhiều ưu đãi về nguồn vốn. Hiện các động thái để triển khai đề án đã được ngành ngân hàng thực hiện.