Doanh nghiệp bắt tay tìm kiếm giải pháp vượt qua đại dịch COVID-19

Doanh nghiệp bắt tay tìm kiếm giải pháp vượt qua đại dịch COVID-19
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Các doanh nghiệp "tên tuổi" FPT, Vinamilk, Nhựa Bình Minh, Twitter Beans Coffee chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp sáng tạo giúp kinh doanh không gián đoạn, giảm thiểu và chủ động ứng phó trước tác động của đại dịch COVID-19.

Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 trở lại với nhiều tác động tiêu cực khôn lường, khiến doanh nghiệp Việt “mắc kẹt” trong bài toán quản trị, kinh doanh, đảm bảo sức khỏe người lao động. Theo Tổng cục Thống kê, trung bình mỗi tháng có tới 8.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Còn theo Báo cáo tác động của dịch COVID-19 với doanh nghiệp Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) công bố mới đây cho thấy, có tới 87,2% trong số 10.200 doanh nghiệp tham gia khảo sát chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực” trước tác động của đại dịch.

Các khó khăn lớn nhất với doanh nghiệp tư nhân trong đại dịch COVID-19 xếp theo tỷ lệ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lần lượt là tiếp cận khách hàng (50%), dòng tiền (46%), lao động (38%) và chuỗi cung ứng (33%).

Thấu hiểu những thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt, FPT tiên phong và chủ động hướng tới sứ mệnh đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình vượt khó, ổn định sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm cơ hội để sẵn sàng vươn lên. Cụ thể, FPT khởi động hàng loạt các hành động, sự kiện thiết thực, kịp thời nhằm đúc kết, chia sẻ và lan tỏa những bài học kinh nghiệm từ chính nội tại FPT cũng như từ quá trình đồng hành cùng doanh nghiệp trong những đợt dịch trước.

Với mong muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt hướng tới mục tiêu kinh doanh không gián đoạn, giảm thiểu và chủ động ứng phó trước tác động của đại dịch COVID-19, FPT chính thức triển khai chuỗi hành động nhằm tìm kiếm giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong trên tất cả các khía cạnh từ kinh doanh, vận hành đến quản trị nhân sự.

Chuỗi hành động hướng tới Kinh doanh không gián đoạn gồm hàng loại hoạt động. Thứ nhất, với sự đồng hành cùng các lãnh đạo các doanh nghiệp Việt, FPT khởi động Chuỗi hội thảo trực tuyến Webinar nêu lên các vấn đề trọng yếu, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận cùng tìm ra giải pháp kinh doanh không gián đoạn. Lãnh đạo FPT và các doanh nghiệp sẽ cùng chia sẻ câu chuyện thực tế về quản lý tài chính, tăng cường tiếp cận khách hàng, đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng. Đồng thời, FPT cũng sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp tham gia sự kiện những giải pháp công nghệ chuyên sâu nhằm tìm ra giải pháp kinh doanh không điểm chạm, tối ưu vận hành, nâng cao hiệu suất, nhanh chóng phục hồi kinh tế hướng tới phát triển vững vàng.

Chuỗi hành động khởi đầu với Hội thảo trực truyến được tổ chức vào ngày 24/06/2021 với chủ đề “Kinh doanh không gián đoạn - Kinh nghiệm và giải pháp sáng tạo”, với sự tham gia của lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như Vinamilk, Nhựa Bình Minh, Twitter Beans Coffee.

Thứ hai, giới thiệu “Bộ giải pháp kinh doanh không gián đoạn” được FPT và Base.vn phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp vận hành xuất sắc, tạo ra trải nghiệm khách hàng vượt trội, khai thác nguồn lực số và củng cố hạ tầng kỹ thuật số. Bộ giải pháp nằm trong Hệ sinh thái các sản phẩm, giải pháp, nền tảng Chuyển đổi số toàn diện Made by FPT, được đúc kết từ hơn 30 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin của FPT và kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số thực tế tại nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Trong đó, FPT và Base.vn đã liên tục cải tiến, hiệu chỉnh để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam và có khả năng ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực như chính phủ điện tử, giao thông, y tế, tài chính ngân hàng, viễn thông, giáo dục, sản xuất…

Bên cạnh đó, FPT triển khai các gói “Trợ lực 0 đồng dành cho doanh nghiệp” nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận và trải nghiệm các sản phẩm dịch vụ - giải pháp trong “Bộ giải pháp kinh doanh không gián đoạn”, bao gồm gói giải pháp “Tài chính – thanh khoản” hướng đến “không chạm”, gói “Trải nghiệm sản phẩm trên nền tảng Trí tuệ nhân tạo FPT.AI”.

Thông qua lộ trình đồng hành toàn diện này, FPT kỳ vọng có thể truyền cảm hứng, tạo thêm động lực giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn, phát triển bền vững hướng đến mô hình doanh nghiệp số, đóng góp cho sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT, cho biết: “Với kinh nghiệm vượt qua những thách thức và tác động của COVID-19 trong thời gian qua, chúng tôi thấu hiểu những khó khăn của các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ nói riêng. Do đó, chúng tôi mong muốn bằng chính những kinh nghiệm thực tế và năng lực công nghệ của mình có thể hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động, tốc độ, linh hoạt sẵn sàng cho trận chiến dài hơi với COVID-19, góp phần đảm bảo kinh doanh không gián đoạn.”

Nguyên tắc “ba không” hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh không gián đoạn

Trước sức ép từ COVID-19, để tăng sức đề kháng, doanh nghiệp buộc phải chủ động thay đổi tư duy và chiến lược trong cách tiếp cận khách hàng, cân đối dòng tiền, đảm bảo an toàn cho CBNV và sự liền mạch của chuỗi cung ứng. Theo FPT, để có thể thay đổi sâu từ bên trong trên tất cả các khía cạnh trên, doanh nghiệp cần ưu tiên triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo ba “không”: Không bị động - Không gián đoạn - Không chạm.

“Không bị động”: Chủ động xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động giảm thiểu các tác động của đại dịch và đón đầu, sẵn sàng ứng biến trước những thay đổi của xã hội, thị trường, công nghệ…

“Không gián đoạn”: Liên tục, linh hoạt triển khai các cách làm mới, nắm bắt cơ hội mới từ thị trường và ứng dụng công nghệ để nhanh chóng thích ứng, đảm bảo sản xuất, kinh doanh không gián đoạn; thông suốt trong quản trị, vận hành.

“Không chạm”: Tăng cường tương tác đa kênh đảm bảo kết nối không tiếp xúc nhưng liền mạch, tăng cường trải nghiệm cho khách hàng, đối tác, CBNV.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Huy động tài chính cho mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Thuế carbon nên điều tiết vào khâu đầu tiên đưa nhiên liệu hóa thạch vào thị trường. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu và phát thải ròng bằng 0 như cam kết tại COP 26, dự kiến từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD. Thuế carbon và thị trường carbon là 2 công cụ kinh tế được đề xuất để huy động nguồn lực tài chính cho mục tiêu này.

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến
(PLVN) - Triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su Việt Nam - Plastics & Rubber Vietnam 2024 là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận những thiết bị, công nghệ hiện đại nhất đến từ những tập đoàn hàng đầu trên thế giới, kết nối, xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh và cập nhật các xu hướng, kiến thức ngành hữu ích.

Kỳ vọng vào cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhu cầu mua trực tiếp điện gió, điện mặt trời rất lớn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Việc ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đánh giá rất quan trọng bởi tính bền vững, lâu dài. Các tập đoàn lớn của thế giới tại Việt Nam đều đang rất “ngóng” cơ chế này được thực thi.

Chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái gặp nhiều vướng mắc

KCN sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư FDI. (Ảnh: KCN Nam Cầu Kiền/Vietnam+)
(PLVN) - Được đề cập trong Nghị định 35/2022/NĐ-CP (NĐ 35) quy định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT), Chính phủ cũng đồng ý với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có từ 40 - 50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8 - 10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới. Tuy nhiên, thực tế triển khai KCN sinh thái đang gặp nhiều vướng mắc.

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024
(PLVN) - Tổng cục Thuế vừa có thông báo chính thức về việc thu hồ sơ đối với 2 kế hoạch tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Theo đó, năm 2024, Tổng cục Thuế sẽ tuyển dụng 1.001 công chức cho toàn ngành.

Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến cơ hội đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các DN hàng đầu của Nhật Bản và Việt Nam.
(PLVN) - Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) “Việt Nam - Điểm đến đầu tư”, các nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và có nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển TTCK, nâng hạng thị trường - thu hút các dòng vốn mới..

Cục thuế Thừa Thiên Huế triển khai nhiều chính sách, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp

Cục thuế Thừa Thiên Huế sẽ hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế.
(PLVN) - Để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ cũng như lắng nghe những vướng mắc, hỗ trợ “họ” thực hiện quyết toán thuế, thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều chính sách tốt góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách địa phương.