Đoàn tàu thứ 10 metro Nhổn - ga Hà Nội về Việt Nam

Đoàn tàu thứ 10 metro Nhổn - ga Hà Nội về Việt Nam
0:00 / 0:00
0:00
Dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội đạt mốc quan trọng khi hoàn thành vận chuyển toàn bộ 10 đoàn tàu về Việt Nam.

Ngày 18/9, đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), cho hay đoàn tàu thứ 10 cập cảng Hải Phòng hôm 16/9 và đang trên đường về Depot Nhổn bằng ôtô đầu kéo.

Đoàn tàu thứ 10 của dự án đường sắt đô thị số 3 (đoạn Nhổn - ga Hà Nội) cập cảng Hải Phòng chiều 16/9. Ảnh: MRB.

Theo MRB, tính đến tháng 8/2021, tiến độ chung dự án đạt khoảng 74%; đoạn trên cao đạt gần 90 %. Hiện dự án đã hoàn thành công tác lắp đặt cho phân nhóm thông tin, tín hiệu, cung cấp điện từ ga S01 đến ga S08 và triển khai đào tạo hệ thống thông tin tín hiệu.

Hiện dự án liên tục chạy thử nghiệm liên động các đoàn tàu và hệ thống tín hiệu điều khiển (CBTC)

Dự kiến tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội, sẽ khai thác thương mại trước đoạn trên cao dài 8,5 km vào nửa cuối năm 2021, bắt đầu từ Nhổn đến ga S8 - Đại học Giao thông vận tải. Tuy nhiên, MRB cho hay, do những khó khăn khách quan của dịch Covid-19, đoạn trên cao của tuyến đường sắt này có thể không kịp đưa vào khai thác vào cuối năm 2021.

Đoàn tàu đầu tiên của dự án cập cảng Hải Phòng một năm trước, tháng 10/2020. Dự án sử dụng 10 đoàn tàu theo tiêu chuẩn châu Âu từ nhà sản xuất Alstom, Pháp. Khi đi vào vận hành chính thức, dự án sẽ vận hành liên tục 8 đoàn tàu, một đoàn tàu dự bị phục vụ giờ cao điểm khi quá tải và một đoàn tàu phục vụ cứu hộ khi có trường hợp khẩn cấp.

Về ngoại thất, đoàn tàu nổi bật với ba màu xanh lá mạ, hồng đỏ và trắng được lấy cảm hứng từ cây lúa, quả thanh long - những nông sản của Việt Nam. Phần đầu tàu với với biểu tượng Khuê văn các đặc trưng của thủ đô. Thân tàu sử dụng vật liệu hợp kim nhôm có trọng lượng nhẹ, tuổi thọ cao, thân thiện với môi trường. Cấu hình mỗi đoàn tàu gồm 4 toa (2 toa động cơ có cabin, một toa động cơ và một toa kéo). Mỗi toa hành khách đều có 4 cửa đối diện nhau, hoạt động theo hướng di chuyển của tàu.

Nội thất bên trong tàu với các gam màu sáng cùng hệ thống đèn LED ánh sáng trắng. Tàu có sàn rộng và thấp nên rất tiện lợi cho hành khách lên xuống, nhất là những người có mang hành lý hoặc phải di chuyển bằng xe lăn. Ngoài ra, trên tàu còn có những khu vực ưu tiên dành riêng cho người khuyết tật, ghế dành cho người già, phụ nữ và trẻ em.

Đoàn tàu tuyến đường sắt đô thị số 3 (đoạn Nhổn - gà Hà Nội) chạy thử toàn tuyến trên cao hôm 1/7. Ảnh: Giang Huy.

Mỗi đoàn tàu có khả năng chuyên chở 944 - 1124 người, khai thác tốc độ thương mại 35km/h, tốc độ thiết kế 80 km/h. Các đoàn tàu vận hành liên tục trên đường sắt khổ tiêu chuẩn (1.435 mm).

Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5 km, gồm 8,5 km trên cao và 4 km đi ngầm, đi qua quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm; khởi công từ tháng 9/2010.

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.