Đoàn kết, đồng lòng là sức mạnh để vượt khó

Tăng trưởng kinh tế năm 2023 mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra nhưng là mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực, thế giới. (Ảnh minh họa - Nguồn: VNE)
Tăng trưởng kinh tế năm 2023 mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra nhưng là mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực, thế giới. (Ảnh minh họa - Nguồn: VNE)
(PLVN) -Năm 2023, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, phức tạp hơn so với dự báo, nhưng với ý chí, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã vượt lên thách thức, giành nhiều kết quả quan trọng, trở thành một điểm sáng trong “bức tranh xám màu” của kinh tế toàn cầu.

Những kết quả đáng tự hào

Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2023 đánh dấu nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đây cũng là năm chúng ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức sau đại dịch COVID-19. Tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường… Nền kinh tế thế giới vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, lại thêm những diễn biến phức tạp trong quan hệ chính trị, quân sự; lạm phát, tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước bị suy giảm… Ở trong nước, ngoài khó khăn do dịch bệnh để lại, chúng ta cũng đối mặt với những yếu tố khó lường, đòi hỏi phải hết sức đề cao cảnh giác, bình tĩnh, chủ động để vượt qua.

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự nỗ lực của Quốc hội của Chính phủ, năm 2023, chúng ta đã đạt được những thành công, được Nhân dân trong nước và bạn bè thế giới công nhận Việt Nam là một trong những “điểm sáng” về phát triển. “Có một số chỉ tiêu, như chỉ số tăng trưởng GDP của chúng ta không đạt mục tiêu đề ra nhưng nếu so sánh với một số nước khác vẫn có thể xem là niềm tự hào. Bên cạnh đó, chúng ta cũng kiểm soát được lạm phát ở mức dưới 4%, hàng hóa nông sản, hàng tiêu dùng không có nhiều biến động lớn về giá cả...”, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nhấn mạnh.

Có được những thành tựu như vậy trước hết là nhờ sự phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đặc biệt là những người lao động, công nhân, nông dân. “Cha ông ta vẫn dạy “phi nông bất ổn”, không nông dân thì không có nông sản, lương thực, thực phẩm, không giữ được xã hội ổn định. Sự phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhất là những người lao động trực tiếp sản xuất ra của cải đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, PGS Nguyễn Trọng Phúc phân tích.

Sức mạnh từ lời hiệu triệu của người đứng đầu Đảng

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)

Nhấn mạnh vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc chỉ ra rằng: “Đứng trước mỗi khó khăn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều có lời kêu gọi. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã có những ý kiến chỉ đạo sát sao về phát triển kinh tế. “Trong các năm 2021, 2022 và 2023, năm nào khi đến dự hội nghị tổng kết năm cũ, triển khai nhiệm vụ năm mới của Chính phủ, Tổng Bí thư đều có chỉ đạo là năm sau phải hơn năm trước. Năm 2023 cũng vậy, con số tương đối có thể không đạt nhưng các con số tuyệt đối đều đạt, như tăng trưởng kinh tế không đạt chỉ tiêu nhưng lương thực, thực phẩm, hàng hóa, các cân đối lớn hay chỉ số kiểm soát lạm phát… chúng ta đều giữ được. Những lời kêu gọi đó của Tổng Bí thư có tác động rất lớn, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau giữa đồng bào ở trong nước và nước ngoài, cùng chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức, cùng thúc đẩy sự phát triển của đất nước”, PGS Nguyễn Trọng Phúc nhấn mạnh.

“Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện đã đưa dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cho đến nay, chúng ta đã đạt được những thành quả to lớn, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Những thành tựu đạt được đã giúp thế và lực của đất nước ngày càng phát triển, là cơ sở để Đại hội XIII vừa qua đề ra mục tiêu đến năm 2030, nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao” - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc.

Một nguyên nhân khác giúp đất nước có được kết quả đáng kể trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm qua, theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc là nhờ đường lối đúng đắn của Đảng, của Nhà nước trong xử lý các mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với hội nhập quốc tế, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa; xử lý hài hòa các mối quan hệ quốc tế để giữ được môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, ổn định cho phát triển đất nước. Trong năm 2023, chúng ta đã tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại với nhiều nước. Các lãnh đạo nước ta đã thực hiện nhiều chuyến đi thăm các nước và chúng ta cũng đón nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới, đặc biệt là chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden… đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các nước để chúng ta ổn định và phát triển. Lãnh đạo các nước cũng khẳng định vị thế, triển vọng phát triển và xu hướng mở rộng hợp tác với Việt Nam.

Kiên trì xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tạo niềm tin trong Nhân dân

Có được thành công ấy còn nhờ chúng ta đã kiên trì xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 các khóa XI, XII, XIII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Những chỉ đạo đó và đặc biệt là việc xử lý quyết liệt các vụ tham nhũng lớn đã có tác dụng rất lớn tới niềm tin của Nhân dân đối với cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần, lòng tin của Nhân dân, của cán bộ, đảng viên để góp sức cùng Trung ương chống những biểu hiện tiêu cực, thúc đẩy phát triển đất nước.

Ngoài ra, trong năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã tổ chức rất tốt các sự kiện lớn của đất nước, các hoạt động kỷ niệm. Đặc biệt, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc lưu ý, trong năm qua, chúng ta đã giới thiệu một số cuốn sách quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, như các cuốn sách: “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc”; “Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức; quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”.

Nhấn mạnh về cuốn sách “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc”, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc cho rằng đây là cuốn sách rất quan trọng, cần hết sức chú ý. “Bác Hồ đã khẳng định “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”, “Đoàn kết là sức mạnh vô địch của chúng ta”. Nếu không tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, không có sức mạnh đoàn kết thì không thể phát triển được. Do vậy, trong Đảng phải đoàn kết, xã hội phải đoàn kết, toàn dân phải đoàn kết. Tất cả hướng đến mục tiêu chung mà Đảng ta lâu nay vẫn xác định là đưa đất nước phát triển lên con đường XHCN, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nhấn mạnh.

Lời tòa soạn:

Tại Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (tháng 10/2023) đã nhận định “bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức bất thường, phức tạp hơn nhiều so với dự báo”. “Nền kinh tế nước ta có cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn” - cũng là nhận định được Chính phủ đưa ra trong nhiều phiên họp của năm 2023.

Mặc dù vậy, nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt, sát sao, kịp thời của Đảng; sự đồng hành và giám sát có hiệu quả của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương; sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, Việt Nam - năm 2023 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Trong đó, các hoạt động đối ngoại diễn ra hết sức sôi động với nhiều dấu ấn, trở thành một điểm sáng nổi bật. Tăng trưởng kinh tế năm 2023 mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra nhưng là mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực, thế giới. Đặc biệt, hoạt động du lịch phục hồi nhanh, Việt Nam đón hơn 12,5 triệu lượt khách quốc tế. Những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực là cơ sở để tin tưởng rằng, với sự đồng lòng, quyết tâm, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, Việt Nam - năm 2024 sẽ đạt được nhiều thành tựu cao hơn, vững chắc hơn nữa.

Cùng nhìn lại năm 2023, Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số đặc biệt Tết Dương lịch và trở lại phục vụ bạn đọc vào số báo ra ngày 4/1/2023. PLVN

Tin cùng chuyên mục

Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội. Ảnh: Quang Vinh

Ông Đỗ Văn Chiến tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

(PLVN) -Sau hơn 2 ngày làm việc khẩn trương, trách nhiệm, với tinh thần đoàn kết, dân chủ, đổi mới và sáng tạo, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã thành công tốt đẹp. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam được hiệp thương cử tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45
14h ngày 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Viêng Chăn, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 - 19/10.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Lễ tiễn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Đầu giờ chiều nay, 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17-19/10/2024 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane.

'Mặt trận phải là hạt nhân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Đại hội. Ảnh: Quang Vinh
(PLVN) -Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (diễn ra sáng 17/10), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, Mặt trận phải là hạt nhân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

MTTQ Việt Nam các cấp hoàn thành thắng lợi nhiều nhiệm vụ đột xuất, phát sinh

 Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa IX Nguyễn Thị Thu Hà trình bày Báo cáo chính trị tại Đại hội. Ảnh: PV
(PLVN) - 5 năm qua, quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, nhất là 5 chương trình hành động đã đề ra và các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh trong thực tiễn.

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Gửi trọn niềm tin và kỳ vọng lớn lao của các tầng lớp Nhân dân

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Gửi trọn niềm tin và kỳ vọng lớn lao của các tầng lớp Nhân dân
(PLVN) - Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X khai mạc trọng thể sáng nay, 17/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Đây là sự kiện chính trị - xã hội quan trọng, nhận được sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp Nhân dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự và phát biểu tại Đại hội.

Các chương trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phải thực sự tạo được những đột phá, cú hích

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước là đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào DTTS&MN. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Hôm qua (16/10), phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc triển khai các đề án, chương trình phát triển khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; phải thực sự tạo được những đột phá, cú hích đối với khu vực và cả vùng.

Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Lào: Đưa quan hệ hợp tác hai nước tiếp tục trở thành mối quan hệ mẫu mực hiếm có

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tháng 9/2024. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) -  Từ ngày 17 - 19/10, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45).

Nâng cao chất lượng giám sát tối cao của Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện Nghị quyết số 43 về phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, một số dự án quan trọng quốc gia. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đặt ra yêu cầu tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, góp phần tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hoạt động thiết thực của lực lượng quân y hai nước Việt Nam - Lào

Thượng tướng Vongkham Phommakone (thứ 2 từ phải sang), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào kiểm tra, động viên lực lượng thầy thuốc quân y hai nước.
(PLVN) - Hoạt động khám, chữa bệnh chung, cấp thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới Việt - Lào của lực lượng quân y hai nước đã góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân khu vực biên giới; đồng thời là dịp để cán bộ, nhân viên quân y hai nước giao lưu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau về nghiệp vụ y học, góp phần củng cố tình đoàn kết, hữu nghị giữa Nhân dân, Quân đội và ngành quân y hai nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Quảng Trị, chiều 16/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp gắn với phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Đoàn đại biểu dự Đại hội toàn quốc MTTQ Việt Nam vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu tham dự Đại hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 16/10, tại Thủ đô Hà Nội, trước khi diễn ra khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 (Đại hội), các vị trong Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam khóa IX, Trưởng các đoàn đại biểu và người Việt Nam ở nước ngoài về tham dự Đại hội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Anh hùng Liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc

Đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc
(PLVN) - "Các Bộ, ngành, địa phương cần quán triệt và tập trung thực hiện quan điểm “chỉ bàn làm, không bàn lùi” với tinh thần quyết tâm cao, “vượt nắng, thắng mưa” để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra về thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL... Quyết tâm đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long

Hội nghị phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 16/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Sự cố gắng không ngừng nghỉ trong công tác lập pháp

Hội nghị Ban Cán sự đảng Chính phủ với Đảng đoàn Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
(PLVN) - Kỳ họp thứ 8 (dự kiến khai mạc ngày 21/10/2024) của Quốc hội khóa XV, công việc lập pháp rất nặng nề. Dự kiến lập “kỷ lục” mới, Chính phủ sẽ trình 81 hồ sơ, tài liệu, báo cáo, trong đó có 25 dự án luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua.

Gắn phong trào thi đua 'Dân vận khéo' với xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Bí thư Đảng ủy Khối Nguyễn Văn Thể phát biểu tại Tọa đàm. (Ảnh: Xuân Lộc)
(PLVN) - Hôm qua (15/10), tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương (Đảng ủy Khối) đã tổ chức Tọa đàm: Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình “Dân vận khéo” trong Đảng bộ Khối. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2024) và 25 năm “Ngày Dân vận của cả nước” (15/10/1999 - 15/10/2024).