Đoàn kết, đồng lòng, chiến thắng đại dịch: Kỳ 1- Lời hiệu triệu chạm đến mọi trái tim

(PLVN) - Đại dịch COVID-19 với những diễn biến ngày càng phức tạp, đặt ra thách thức không nhỏ cho Việt Nam trong công tác bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng dưới sự lãnh đạo đúng đắn, linh hoạt của Đảng và Nhà nước, sự đồng lòng, ủng hộ của toàn thể nhân dân đã tạo nên sức mạnh đoàn kết cùng nhau chiến thắng dịch bệnh.

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, mỗi khi đất nước lâm vào cảnh hoạn nạn, khó khăn, lời hiệu triệu toàn dân đoàn kết lại vang lên, thôi thúc mỗi người dân phát huy bản lĩnh trí tuệ, triệu trái tim một ý chí.

Lấy đoàn kết để xoay vần vận mệnh

Ngay khi dịch bệnh COVID-19 lây lan vào Việt Nam, ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, góp sức đẩy lùi dịch bệnh.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, góp sức đẩy lùi dịch bệnh.

Gần đây, trước làn sóng bùng phát dịch bệnh lần thứ 4, một lần nữa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi: “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”.

Lời kêu gọi của Tổng Bí thư đã chạm đến trái tim của mọi người Việt Nam yêu nước. Bởi trong cuộc chiến với kẻ thù vô hình này, chúng ta không chỉ chống dịch bằng chủ trương, chính sách mà còn bằng tình thương yêu, cách ứng xử nhân văn giữa con người với con người.

Phát biểu tại Lễ phát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19, ngày 27/5/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa khẳng định, Việt Nam là một dân tộc có truyền thống đoàn kết, luôn thể hiện được bản lĩnh, ý chí vững vàng mỗi khi đương đầu với mọi hiểm nguy, thách thức. Chính vì vậy, không có khó khăn nào mà nước ta không thể vượt qua.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn, chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh; việc cứu nước là việc chung của người Việt Nam, người có tiền góp tiền, người có sức góp sức… ai cũng phải gánh một phần trách nhiệm. Trong thời điểm này, bài học đó cho thấy tinh thần đoàn kết và niềm tin của nhân dân mới là vaccine hữu hiệu nhất giúp dân tộc vượt qua đại dịch.

Tại hội nghị thường kỳ và cũng là hội nghị đầu tiên của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026, diễn ra vào giữa tháng 8/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng phát động phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”.

Thủ tướng kêu gọi các tầng lớp nhân dân tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa con người Việt Nam, tinh thần yêu nước, thương nòi, “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, hành động có trách nhiệm vì bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội… để ngăn chặn nguồn lây, góp phần sớm đẩy lùi và chiến thắng đại dịch.

Thủ tướng cũng nhiều lần nhắc tới tính chất quyết liệt của cuộc chiến này: “Không lúc nào bằng lúc này, chúng ta phải thể hiện tình đoàn kết, thống nhất, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau”, “Đất nước chúng ta còn khó khăn, Đảng và Nhà nước đã và đang cố gắng nhưng cần sự chung tay góp sức bằng tấm lòng và trái tim của cả cộng đồng, xã hội”.

Chung tay, sát cánh cùng đất nước

Đáp lại lời kêu gọi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, với tinh thần “mỗi người dân là một chiến sỹ”, “mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị, địa phương là một pháo đài chống dịch”, mọi tầng lớp nhân dân đều hăng hái tham gia phòng, chống dịch COVID-19 với quyết tâm cao nhất.

Cán bộ y tế vào Nam chống dịch.

Cán bộ y tế vào Nam chống dịch.

Nhiều nguồn lực xã hội đã được huy động cho công tác phòng chống dịch một cách tự nguyện, đầy nghĩa cử và lan tỏa yêu thương. Có thể nói, càng trong khó khăn thì ý Đảng lòng dân càng bền chặt. Càng thách thức, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng được phát huy, củng cố.

Đó là hình ảnh những cụ già gùi từng mớ rau, ôm từng cân gạo đến điểm tập kết để chở đến vùng tâm dịch trao tặng cho người dân khu vực cách ly, phong tỏa. Đó còn là những đóng góp của các cá nhân, doanh nghiệp để làm nên những Cửa hàng 0 đồng, Bữa cơm 0 đồng, Bếp yêu thương… phục vụ hàng nghìn suất cơm mỗi ngày cho người dân và người lao động khó khăn do đại dịch.

Đặc biệt, sau khi lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát động quyên góp cho Quỹ phòng chống dịch COVID-19 và Quỹ vaccine COVID-19, chỉ trong thời gian ngắn đã có hàng nghìn tỉ đồng gửi về Ủy ban Trung ương (UBTƯ) MTTQ Việt Nam. Thủ tướng đã gọi đây là quỹ của lòng nhân ái, quỹ của niềm tin, của tinh thần đoàn kết.

Tinh thần đoàn kết của dân tộc không chỉ thể hiện trong hành động của các doanh nhân, các mạnh thường quân… mà có cả những em bé sẵn sàng đập lợn đất dành dụm, chắt chiu nhiều năm từ tiền mừng tuổi, tiền thưởng sau mỗi năm học để ủng hộ cho công tác phòng chống dịch. Các em đã biết đặt lợi ích dân tộc lên trên niềm vui và lợi ích cá nhân, việc làm của các em đã khơi gợi trách nhiệm với vận mệnh đất nước trong mỗi người dân, không phân biệt tôn giáo, lứa tuổi.

Trong những ngày TP HCM và các tỉnh phía Nam căng mình chống dịch, chúng ta lại chứng kiến tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng, quyết tâm của cả nước cùng hướng về miền Nam ruột thịt. Nếu như trong kháng chiến chống Mỹ, khi “miền Nam tha thiết gọi, cả nước ta lên đường” thì hôm nay, tiếng gọi ấy lại thôi thúc tình dân tộc, nghĩa đồng bào trong mỗi người dân. Hơn bốn tháng qua, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, bác sĩ, sinh viên y khoa... đã lên đường chi viện cho miền Nam chống dịch COVID-19 với tâm thế “chưa hết dịch chưa về”.

Có những bác sĩ về hưu, tuổi đã cao vẫn xung phong vào vùng tâm dịch, làm việc bất kể ngày đêm. Đó còn là hình ảnh của các cán bộ y tế trong bộ quần áo bảo hộ quên ăn quên ngủ, ngày đêm tận lực với công việc; nhiều người không có cơ hội gặp được người thân lần cuối do không thể rời nhiệm vụ. Có những giáo viên mầm non, tiếp viên hàng không đã tự nguyện vào bệnh viện nhiều tháng trời để chăm sóc trẻ sơ sinh có mẹ mắc COVID-19.

Cũng có rất nhiều người là bệnh nhân F0, sau khi khỏi bệnh đã xung phong ở lại bệnh viên để chăm sóc cho các F0 khác chỉ với lý do đơn giản: để cám ơn những gì mà đội ngũ y tế đã cho họ tái sinh lần nữa và tiếp thêm sức mạnh cho các bệnh nhân đang ngày đêm giành giật sự sống từ tay tử thần.

Tình yêu thương kết tinh thành trí tuệ

Trong “cuộc chiến chưa có tiền lệ” này, nhiều cán bộ, chiến sỹ đã bị thương, nhiều người đã hy sinh và bị nhiễm COVID-19 khi tham gia phòng, chống dịch, nhưng điều đó không làm họ nản chí. Đó chính là những sự nỗ lực vượt lên trên sự giới hạn trong sức lực con người. Trong lúc khó khăn nhất của chính mình, họ vẫn tìm cách giúp đỡ những người khó khăn hơn, vẫn sẵn sàng chung tay, sát cánh cùng đất nước.

Sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến với kẻ thù vô hình còn được thể hiện ở việc hàng nghìn tăng ni, phật tử tại nhiều cơ sở Phật giáo xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Nhiều cơ sở tôn giáo cũng sẵn sàng xin được chuyển đổi thành nơi điều trị F0.

Phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, mặc dù bà con kiều bào còn đang gặp muôn vàn khó khăn nhưng vẫn hướng về quê hương và có nhiều hoạt động thiết thực. Điều đó thể hiện đậm nét văn hóa tốt đẹp, truyền thống của người Việt Nam, như “cây có cội, như sông có nguồn”, tình nghĩa đồng bào chưa bao giờ vơi cạn trong tim mỗi người con xa xứ.

Dân tộc Việt Nam là thế, chưa bao giờ vì xa cách địa lý mà chia cắt nghĩa đồng bào. Giá trị nhân văn cứ thế tiếp tục tỏa sáng trong gian khó và mọi biến cố của nhân loại. Bên cạnh những đau thương của dịch bệnh, chúng ta lại được thấy một Việt Nam luôn kiên cường và tình nghĩa.

Ấm lòng từ những ATM gạo.

Ấm lòng từ những ATM gạo.

Sợi dây gắn kết thiêng liêng của cả dân tộc vẫn đang hướng về đồng bào miền Nam qua những chuyến hàng cứu trợ. Trong đợt dịch lần thứ 4, nhiều phong trào và sáng kiến đã lan rộng trên cả nước. Có bác sĩ chứng kiến cảnh bệnh nhân trở nặng vì thiếu ô xy đã sáng chế ra một chiếc van đặc biệt, giúp nhiều bệnh nhân có thể dùng chung một bình ô xy. Ngay cả những người dân bình thường cũng có những sáng kiến giúp đồng bào vượt qua nghịch cảnh, là những ATM ô xy, ATM gạo, ATM lương thực... Nhiều người gọi đó là những sáng chế của tình yêu; trong gian khó hiểm nguy, tình yêu thương đã kết tinh thành trí tuệ.

Mỗi khi đất nước nguy nan, niềm tin và tinh thần đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân là một tài sản vô cùng quý báu, bởi đó là minh chứng của sự đồng thuận xã hội.

“Sức dân như sức nước”, khi chúng ta biết tận dụng sức mạnh của Nhân dân thì không khó khăn nào không thể vượt qua, và chiến thắng đại dịch COVID-19 là điều tất yếu.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.