Đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn tặng quà cho đồng bào các dân tộc
Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn tặng quà cho đồng bào các dân tộc
(PLO) - Thiết thực chào mừng Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hôm qua (18/11), tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam (TP Hà Nội), Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam đã khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2018.

Diễn ra từ ngày 18 - 23/11/2018, Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2018 bao gồm nhiều hoạt động phong phú, thiết thực như Khai mạc Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc”; các hoạt động giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ; khai mạc triển lãm sinh vật cảnh Việt Nam năm 2018...

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn khẳng định, đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Phát huy đoàn kết là một trong những bài học lớn của cách mạng Việt Nam và được khẳng định qua các giai đoạn lịch sử. Đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực quan trọng và là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho biết, từ năm 2003 đến nay, đúng vào dịp thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, nay là MTTQ Việt Nam, hơn 100 ngàn khu dân cư trong cả nước đều tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc để ôn lại và phát huy truyền thống đại đoàn kết tại mỗi khu dân cư.

“Đây là việc làm thiết thực nhằm khơi dậy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và truyền thống vẻ vang của MTTQ Việt Nam, thông qua đó, cùng với cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị của địa phương theo tư tưởng “lấy sức dân chăm lo cuộc sống cho nhân dân”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Người đứng đầu Mặt trận cũng đề nghị các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan, đơn vị tiếp tục có những hành động và việc làm cụ thể, thiết thực nhằm động viên, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào các dân tộc rất ít người, đồng bào vùng biên giới, hải đảo, đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để đồng bào vững tin vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; động viên đồng bào nỗ lực phấn đấu tự bản thân và gia đình hăng say lao động sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, tự vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. 

Cùng với đó, cần đẩy mạnh các cuộc vận động, phong trào thi đua trong đồng bào các dân tộc, thường xuyên tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh những tấm gương tốt, có nhiều đóng góp thiết thực trong phong trào thi đua, trong củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc; nhân lên những mô hình phù hợp với đặc thù vùng, miền, dân tộc, phát huy mạnh mẽ sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tại Lễ khai mạc, thay mặt UBTƯ MTTQ Việt Nam, ông Trần Thanh Mẫn đã tặng quà cho đồng bào các dân tộc đang sinh sống tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

“Ngày hội Đại đoàn kết” tại TP Bảo Lộc (Lâm Đồng)

Đoàn lãnh đạo Ban Dân vận TƯ và UBTƯ MTTQ Việt Nam do Trưởng ban Dân vận TƯ Trương Thị Mai dẫn đầu cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng, Thành ủy và UBND TP Bảo Lộc vừa đến dự “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”, kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2018) và chung vui cùng bà con Khu dân cư kiểu mẫu thôn Thanh Hương 3 (xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng). 

Thôn Thanh Hương 3 hiện có 234 hộ, 978 khẩu, với 100% cư dân theo đạo Thiên Chúa. Người dân nơi đây sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp với 2 loại cây trồng chủ lực là chè, cà phê. Ngoài ra, còn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.

Trong năm 2018, hơn 70 lượt hội viên nông dân của thôn tham gia học tập chuyển giao khoa học kỹ thuật; người dân được vay 3,5 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội và hơn 70 tấn phân bón trả chậm từ Hội Nông dân để đầu tư phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Qua bình xét, năm 2018, toàn thôn có 92,3% hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, không còn hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người toàn thôn đạt trên 45 triệu đồng/người/năm và Khu dân cư kiểu mẫu điển hình của TP Bảo Lộc.

Phúc Ân

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.