Đỗ Nhật Nam: Hành trình từ “thần đồng” đến tân sinh viên ngành Âm nhạc

“Ngày hôm nay đối với mẹ thực sự đặc biệt. Em tốt nghiệp phổ thông và mẹ cũng tốt nghiệp khóa học làm mẹ để chuyển sang một giai đoạn mới, học hỏi nhiều hơn, lắng nghe nhiều hơn, thương nhớ cũng đẩy hơn”… 

Trên đây là chia sẻ của chị Phan Hồ Điệp, mẹ Đỗ Nhật Nam trên trang cá nhân, ngay sau lễ tốt nghiệp cấp 3 của con trai Đỗ Nhật Nam.

Đỗ Nhật Nam - cậu bé được nhiều người gọi một cách yêu quý là “thần đồng” bởi nhiều thành tích học tập.

Năm 7 tuổi, em trở thành dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam, 11 tuổi viết tự truyện và là Tổng biên tập một tờ báo dành cho tuổi teen. 

Năm 14 tuổi, Nam nhận được thư chúc mừng của Tổng thống Obama...

Được biết, năm 2014, Đỗ Nhật Nam quyết định đi du học tại Mỹ.

Cuối năm 2018, em đã nhận được hỗ trợ chi phí học tập trị giá 7 tỷ đồng từ Pomona - một trường đại học tư thục có lịch sử lâu đời nằm cạnh Los Angeles. 

Chia sẻ với PV Dân trí tối 28/5, chị Hồ Điệp cho hay, gia đình chị đã có mặt ở Mỹ để tham dự lễ tốt nghiệp cấp 3 của Nhật Nam.

Chị viết trên trang cá nhân: “18 năm qua, trong khóa học đặc biệt ấy, bề bộn những sai lầm và vấp ngã nhưng cũng ngọt ngào và hạnh phúc.

Nếu hỏi mẹ đi lại con đường đó, mẹ có làm tốt hơn không, mẹ không dám chắc. Chỉ có điều chắc chắn mẹ vẫn thương em như thế. Tình thương ấy đầy và tròn rồi nên luôn và mãi là như vậy thôi em..

Nên thành quả 18 năm là giây phút mẹ vừa xuất hiện ở sân trường, mẹ chân thấp chân cao chạy về phía em còn em khi nhìn thấy bóng mẹ thì bỏ cả hàng đang xếp để chạy ùa ra ôm mẹ vào lòng: Mẹ ơi, em đợi mẹ mãi. 

Đỗ Nhật Nam: Hành trình từ “thần đồng” đến tân sinh viên ngành Âm nhạc - 1

Bố mẹ Đỗ Nhật Nam trong ngày lễ tốt nghiệp của con trai tại Mỹ

Nên thành quả 18 năm là khi em lên phát biểu vẫn đưa mắt tìm mẹ và mỉm cười. Nên thành quả 18 năm là khi em hát bài hát chia tay, em nói trong bài hát có câu: Hãy biết ơn người vì bạn mà khóc thầm, em đã nghĩ đến mẹ.

Nên thành quả 18 năm là khi quay về phòng dọn đồ cho em, mẹ thấy dưới gối có ảnh mẹ và dòng chữ: Mom, I love you!

Chỉ vậy thôi Nam là quá đủ cho lễ tốt nghiệp của... mẹ.

Một chặng đường đã đi qua. Mới ngày nào mẹ còn nghĩ không biết bao giờ được đi họp phụ huynh cho em, giờ thì em đã là chàng trai 18 tuổi. 

Nam ơi, ai rồi cũng nên có câu chuyện để kể về cuộc đời mình. Đó có thể là chuyện vui hay buồn, thành công hay thất bại nhưng nhất định là nên có, để cuộc đời không trôi đi nhạt nhẽo. 

18 tuổi quả trẻ cho những dự định và ước mơ. Nên cứ đi và cứ kể vì hành trình còn là phía trước”.

Theo chia sẻ của gia đình, Nam dự định có thể sẽ theo học ngành âm nhạc.

“Mẹ thực sự bất ngờ. Vì đó là điều mẹ chưa nghe thấy em nói bao giờ. Nhưng mẹ chỉ mỉm cười. Vì mẹ làm sao có thể lấy kinh nghiệm ít ỏi của mình để đặt lên em.

Nên nếu em chọn gap year, em học âm nhạc hay bất cứ điều gì khác, mẹ vẫn luôn ủng hộ. Vì em trước hết, cần được trải nghiệm để trưởng thành. 

Mẹ rồi sẽ giả đi, khó tính hơn, yếu thêm nhưng mẹ vẫn ở ngôi nhà có đầy tình yêu của mẹ, để chở đợi và thương mến em.

Hôm nay, mẹ tự chúc mừng mẹ vì đã là học sinh luôn cố gắng trong khoá học làm mẹ đấy thiêng liêng và kì diệu”, chị Hồ Điệp viết. 

Trên trang cá nhân, thầy Đỗ Xuân Thảo (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), bố của Nhật Nam cũng ghi lại những dòng đầy cảm xúc khi chứng kiến lễ tốt nghiệp của con trai.

"Là người làm giáo dục lâu năm, nhưng chưa bao giờ bố được chứng kiến một buổi Lễ Tốt nghiệp trang trọng, xúc động và ấm áp như Lễ Tốt nghiệp ở Trường con. Dự một buổi Lễ Tốt nghiệp mà nghĩ thêm nhiều điều về giáo dục, về cách dạy dỗ và nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ bước vào đời…

Đỗ Nhật Nam: Hành trình từ “thần đồng” đến tân sinh viên ngành Âm nhạc - 2

Chị Phan Hồ Điệp, mẹ Đỗ Nhật Nam

...Nam ơi, bố ghi lại tất cả những gì diễn ra trong buổi Lễ Tốt nghiệp của con để sang năm sau và nhiều năm sau nữa, FB nhắc lại và bố sẽ được lại gặp cảm xúc bồi hồi rưng rưng đến ấm nghẹn cả tim của ngày hôm nay...

Bố luôn tâm niệm: Ai yêu thương con thì đều là ân nhân của bố, vậy nên:

Bố đã yêu từng góc nhỏ nơi Ngôi Trường con học, từng bụi cây, khóm hoa, vạt cỏ, cánh rừng và đồng cỏ mải miết xanh…

Bố đã yêu căn phòng con ở những năm qua với Joseph, với Kim và rất nhiều bạn hữu của con…

Bố đã yêu đàn cò trắng dịu dàng, yêu từng con sóc nhỏ hiền lành, yêu tiếng chim ríu rít mỗi ban mai ....

Bố yêu và thương nhớ, biết ơn nơi này. Nơi cách xa quê nhà nửa vòng trái đất. Nơi đã đánh dấu sự trưởng thành và những nỗ lực vượt bậc của con…

Bất giác bố nhớ đến một câu trong bài phát biểu của con: “Church Farm School có thể không phải là môi trường hoàn hảo nhưng nó giúp mỗi học sinh chúng con hướng đến sự hoàn hảo…”.

Còn gì tuyệt hơn, hạnh phúc hơn với người làm cha làm mẹ khi được gửi gắm con mình ở nơi luôn “hướng đến sự hoàn hảo” ấy…

Bố thầm nguyện cầu con lại tiếp tục có được môi trường an lành, tràn ngập yêu thương như thế khi con vào đại học.

Chân cứng đá mềm nhé, chàng trai của bố…

Bầu trời nước Mỹ ngày con tốt nghiệp đẹp đến mê hoặc. Gió và nắng dịu dàng…

Cũng dịu dàng như tình bố trao con"... 

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...