'Dở khóc dở cười' khi học sinh làm bài kiểm tra giữa kỳ trực tuyến

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Với bậc tiểu học non nớt, hiếu động, quá trình học trực tuyến xảy ra nhiều “sự cố” dở khóc dở cười, nhất là đợt kiểm tra giữa kỳ vừa qua...

Cô Nguyễn Thị Phượng (Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ, theo quy định, các khối lớp 1, 2, 3 học sinh làm bài kiểm tra giữa kỳ nhưng không lấy điểm tổng kết mà chỉ là khảo sát chất lượng; còn lớp 4, 5 thì tính điểm và chấm thành điểm số để xếp loại.

Tuỳ vào môn học mà có cách kiểm tra khác nhau. Ví dụ những môn trắc nghiệm, học sinh làm trên phần mềm gửi bài kiểm tra qua zoom cho cô giáo. Bình thường khi học, học sinh chỉ cần 1 thiết bị để học, nhưng khi làm bài kiểm tra thì giáo viên yêu cầu có thêm 1 thiết bị giám sát, tránh gian lận. Còn với phần trả lời tự luận hoặc thi đọc hiểu học sinh viết rồi phụ huynh mang bài đến nộp ở cổng trường để vào hộp ghi tên lớp.

Qúa trình làm bài kiểm tra, theo cô Phượng, các lớp thi bằng phần mềm Azota, Classkick… thì có lúc mạng lỗi không mở được. “Có những phụ huynh khi chụp lại bài của con lại chụp thiếu nội dung hoặc khi nộp bài trực tuyến giáo viên sẽ điểm danh từng bạn để thu bài thấy mẹ vừa nhắc đúng sai thì cô đều liên lạc, nhắc nhở”, cô Phượng kể lại những "sự cố" khi học trò làm bài kiểm tra.

Việc kiểm tra trực tuyến khiến nhiều học sinh, phụ huynh “toát mồ hôi hột”. Chị Nguyễn Vinh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) kể, cô giáo yêu cầu học sinh phải ngồi ngay ngắn khi làm bài kiểm tra trực tuyến. Trong nhóm lớp có phụ huynh cho biết con đã khóc rất nhiều sau khi làm bài vì lo sợ phạm quy do con lỡ "quay người vì mỏi", có bé không làm được bài vì căng thẳng.

Có bé lớp 1 ngồi nghịch, cha mẹ nhắc mới vội vàng làm bài. Lại có bé vừa làm vừa khóc hoặc không chịu làm bài tiếp vì bố mẹ mắng...

Có con học lớp 4 và lớp 7, anh Lê Văn Sử (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, học sinh lớn học trực tuyến đã vất vả, còn với bậc tiểu học thì còn mệt hơn gấp bội.

Anh quan niệm, học tiểu học đáng lẽ được cô cầm tay dạy viết, sai chỗ nào sửa chỗ đó trẻ mới nhớ nhưng giờ lại học trực tuyến nên giáo viên rất khó “chỉnh”. Hơn nữa, khi làm bài kiểm tra, mạng internet chập chờn mất tín hiệu hay nghẽn mạng nên thời gian thời gian làm bài bị ảnh hưởng.

“Những thao tác trên máy tính của trẻ nhỏ chưa được thuần thục, bố mẹ phải ở nhà, chụp lại bài kiểm tra của con rồi gửi cho cô theo đường link. Tôi thấy nhiều bạn học trực tuyến lực học yếu hẳn do không tự giác học bài. Theo tôi, kiểm tra chủ yếu là cho có, còn thực tế hiệu quả thì chưa”, anh Sử nêu ý kiến.

Tin cùng chuyên mục

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đọc thêm

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?