Dỡ bỏ bế tắc trên con đường đến với công lý

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Cuối tuần qua, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt “Tổ Tư vấn pháp luật và tâm lý hỗ trợ Hội LHPN Việt Nam trong việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em”. 

Tổ Tư vấn có 15 thành viên, là những người đang công tác trong các cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư, chuyên gia giới... Ngay cái tên của tổ tư vấn đã thấy trọng trách khá nhiều của những thành viên trong việc giúp Đoàn Chủ tịch Hội về pháp luật và tâm lý nhằm xử lý các vụ việc vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em. 

Vì sao Hội LHPN Việt Nam phải thành lập tổ tư vấn này, câu trả lời đã đưa đến một thực tế rất đáng lo ngại hiện nay

Đó là, chỉ tính riêng xâm hại tình dục, theo số liệu từ Tổng Cục Cảnh sát giai đoạn 2014-2016 số vụ trẻ em bị xâm hại tình dục là hơn 4.100 vụ, hơn 80% nạn nhân là trẻ gái, 278 em độ tuổi dưới 6, 1333 em độ tuổi từ 6-13, hơn 2500 em độ tuổi từ 13-16. Kinh hoàng hơn, các vụ trẻ bị giết hại trong những cơn cuồng giận của cha mẹ ngày càng tăng.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc có tới 70% trẻ em Việt Nam từng là nạn nhân của bạo lực gia đình. Ở góc độ Tòa án, số án có tội phạm xâm hại sức khỏe, tính mạng, tình dục phụ nữ và trẻ em ngày càng nhiều. Nếu như các vụ xâm hại trước đây xảy ra phổ biến ở vùng nông thôn, dân trí thấp thì ngày nay lại xảy ra nhiều ở thành phố với người phạm tội là trí thức, được học hành đàng hoàng. 

Con số đáng buồn là vậy nhưng thực tế giải quyết còn đáng buồn hơn nữa khi liên tục vấp phải sự né tránh từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Dư âm vụ án Nguyễn Khắc Thủy dâm ô với trẻ em gây phẫn nộ dư luận mấy ngày nay là một minh chứng rõ ràng nhất trong vấn đề giải quyết triệt để các vụ việc liên quan đến việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em.

Tổng Biên tập báo Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thục Hạnh đã phải bức xúc thốt lên: “Không khó để thấy những người cha, người mẹ từ xa tìm đến tòa soạn mong được giúp đỡ, đã có nhiều bài báo nhưng tác động thực thì chưa được bao nhiêu. Có những nạn nhân phải rời bỏ quê nhà vì không chịu nổi những lời dị nghị, có nạn nhân trở nên câm lặng trước nỗi đau quá lớn của đời người. Nhiều lúc chúng tôi thấy bất lực vì sự loanh quanh, né tránh từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Sợ mất thành tích, mất uy tín, ngại va chạm và cả sự vô cảm của nhiều cấp chính quyền, hội phụ nữ, các đơn vị thực thi pháp luật khiến con đường đến với công lý trở nên bế tắc”.

Theo Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam TS. Bùi Thị Hòa trong 2 năm gần đây,  các cấp Hội đã phát hiện, tiếp nhận, tham gia giải quyết và hỗ trợ nhiều vụ việc liên quan đến xâm hại quyền lợi của trẻ em và phụ nữ và nhận thức của cộng đồng về vai trò của Hội đã thay đổi, nhiều phụ nữ đã đến với tổ chức Hội để mạnh dạn đưa ra những vấn đề pháp lý họ đang gặp phải và đề nghị Hội bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ giúp đỡ.

Tuy nhiên, cũng theo TS. Bùi Thị Hòa việc lên tiếng và hỗ trợ, bảo vệ cho phụ nữ và trẻ em gái trong các trường hợp gặp rủi ro về mặt pháp lý đôi lúc chưa kịp thời, chưa giải quyết được những bức xúc trong dư luận; công tác phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong xử lý vụ việc liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em còn nhỏ lẻ theo vụ việc, chưa xuyên suốt và chưa có chiều sâu...

Nói về sự ra đời của Tổ Tư vấn, bà Lương Ngọc Trâm - Thẩm phán TANDTC, thành viên Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Tổ trưởng tổ Tư vấn cho  biết, trong quá trình công tác và quá trình tham gia các hội thảo quốc tế, các cơ quan tiến hành tố tụng đã nhiều lần kiến nghị phải có một tổ tư vấn hoặc một quy chế thống nhất để bảo vệ quyền phụ nữ, trẻ em trong các vụ phức tạp mà dư luận quan tâm. Hội LHPNVN là nơi tiên phong đề xuất thành lập tổ tư vấn để các vụ việc xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em được giải quyết một cách chính thống, đúng pháp luật.

Đọc thêm

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?