Thanh tra 826 đơn vị trong năm 2010, ngành thuế phát hiện tất cả đều sai phạm về kê khai thuế, trong đó 50% là doanh nghiệp FDI. Mẫu chung là thường xuyên kê khai lỗ. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp lỗ vẫn mở rộng hoạt động kinh doanh.
Cuối năm 2009, số doanh nghiệp khai lỗ và thu nhập bằng 0 lên đến hơn 2.000. Số liệu đáng ngờ buộc Cục thuế quyết định thanh tra. Kết quả thanh tra 826 doanh nghiệp, đã truy thu hơn 760 tỷ đồng, phạt hơn 246 tỷ đồng. Từ đó giảm số lỗ mà các đơn vị kê khai hơn 2.570 tỷ đồng.
Bà Trần Thị Khanh, Trưởng phòng Thanh tra số 1, Cục thuế TP HCM, cho biết, các trường hợp vi phạm pháp luật thuế là kê khai sai doanh thu tính thuế, các khoản chi phí không có chứng từ, các khoản chi không phục vụ sản xuất kinh doanh. Thậm chí, nhiều đơn vị còn sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, bán hàng không xuất hóa đơn…
“Thủ đoạn” phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng để trốn thuế là kê khai giá bán hàng hóa dịch vụ cho các đơn vị liên kết thấp hơn giá bán cho các đơn vị giao dịch độc lập. Giá mua nguyên liệu, hàng hóa dịch vụ của công ty mẹ ở nước ngoài thường cao hơn mua giá thị trường, dẫn đến chi phí tăng cao.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng sử dụng “chiêu” kê khai giá bán hàng hóa dịch vụ xuất khẩu cho nước ngoài (chủ yếu cho công ty mẹ), có hiện tượng giá bán, giá gia công thấp hơn giá vốn, dẫn đến kinh doanh thua lỗ nhiều năm liền…
Cuối năm 2009, số doanh nghiệp khai lỗ và thu nhập bằng 0 lên đến hơn 2.000. Số liệu đáng ngờ buộc Cục thuế quyết định thanh tra. Kết quả thanh tra 826 doanh nghiệp, đã truy thu hơn 760 tỷ đồng, phạt hơn 246 tỷ đồng. Từ đó giảm số lỗ mà các đơn vị kê khai hơn 2.570 tỷ đồng.
Bà Trần Thị Khanh, Trưởng phòng Thanh tra số 1, Cục thuế TP HCM, cho biết, các trường hợp vi phạm pháp luật thuế là kê khai sai doanh thu tính thuế, các khoản chi phí không có chứng từ, các khoản chi không phục vụ sản xuất kinh doanh. Thậm chí, nhiều đơn vị còn sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, bán hàng không xuất hóa đơn…
“Thủ đoạn” phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng để trốn thuế là kê khai giá bán hàng hóa dịch vụ cho các đơn vị liên kết thấp hơn giá bán cho các đơn vị giao dịch độc lập. Giá mua nguyên liệu, hàng hóa dịch vụ của công ty mẹ ở nước ngoài thường cao hơn mua giá thị trường, dẫn đến chi phí tăng cao.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng sử dụng “chiêu” kê khai giá bán hàng hóa dịch vụ xuất khẩu cho nước ngoài (chủ yếu cho công ty mẹ), có hiện tượng giá bán, giá gia công thấp hơn giá vốn, dẫn đến kinh doanh thua lỗ nhiều năm liền…
Cách làm này không chỉ ở các doanh nghiệp FDI, mà còn phát sinh với doanh nghiệp trong nước.
Điều bất hợp lý là hiện tượng nhiều đơn vị kê khai lỗ liên tục nhiều năm liền, không phát sinh số thuế phải nộp, xin hoàn thuế giá trị gia tăng với số thuế lớn, số lỗ lũy kế quá số vốn chủ sở hữu, nhưng vẫn tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Điều này cho thấy có dấu hiệu của việc chuyển giá, thông qua mua bán hàng hóa dịch vụ với các đơn vị có quan hệ liên kết.
Theo ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó Cục trưởng Thuế TP HCM, hiện có rất nhiều doanh nghiệp lớn, doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm nhưng cứ báo cáo lỗ triền miên, để “qua mặt” cơ quan thuế. Những doanh nghiệp này chủ yếu ở lĩnh vực gia công xuất khẩu may mặc, sản xuất phần mềm, dịch vụ kinh doanh bán lẻ, sắt thép, khách sạn nhà hàng, văn phòng căn hộ cho thuê…
Mặc dù biết rõ “chiêu” lách thuế của doanh nghiệp nhưng Thanh tra thuế khi phát hiện sai phạm chỉ đối phó rất thụ động như truy thu lại thuế, thu hồi thuế giá trị gia tăng đã hoàn hoặc giảm trừ số lỗ. Mạnh tay thì phạt, truất quyền ưu đãi thuế. Ông Hạnh thừa nhận, mặc dù biết gian lận, nhưng vẫn khó xử lý, bởi liên quan đến các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện Việt Nam vẫn chưa có hệ thống những quy phạm pháp Luật tương thích đủ sức điều chỉnh biểu hiện chuyển giá.
Theo Đình Sơn
Đất Việt