Dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương – Du lịch nội địa phục hồi mạnh mẽ

0:00 / 0:00
0:00
Trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, với 3 ngày nghỉ (từ 9 đến 11/4), một loạt địa phương đã tranh thủ tổ chức các sự kiện, chương trình đánh dấu sự mở cửa trở lại hoàn toàn với du lịch, thu hút khách du lịch ngắn ngày.

Một loạt địa phương khôi phục du lịch

Dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là thời điểm được một loạt tỉnh thành tổ chức các chương trình khởi động du lịch, tạo điều kiện khôi phục hoàn toàn du lịch nội địa và công bố mục tiêu đón khách quốc tế.

Chiều ngày 8/4, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức phát động chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh Chào đón bạn - Welcome to Ho Chi Minh City”. Đây là lời chào thân thiết, là tình cảm nồng hậu của chính quyền và người dân thành phố, là tâm thế sẵn sàng của Thành phố gửi đến du khách trong và ngoài nước khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát, là lời mời gọi du khách khắp mọi miền đất nước và du khách quốc tế đến khám phá vẻ đẹp Thành phố Hồ Chí Minh - điểm đến du lịch An toàn - Hấp dẫn - Thân thiện.

Từng dòng người đổ về dâng hương tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng vào ngày 10/3 âm lịch. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Ngày 8/4, tại huyện Cao Phong, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị kích cầu du lịch với chủ đề “Hòa Bình, điểm đến du lịch an toàn - Trải nghiệm trọn vẹn”. Đến nay, các khu, điểm du lịch, các di tích, danh lam thắng cảnh đã sẵn sàng đón tiếp khách du lịch trong nước và quốc tế.

Tối 8/4, thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2022 với chủ đề "Cửa Lò tình yêu biển và khát vọng tỏa sáng". Một chuỗi các sự kiện kéo dài từ ngày 9/4 cho đến ngày 30/4 để thu hút khách, tiêu biểu như: Giải cờ người; chương trình Lễ hội Âm nhạc đường phố và ẩm thực đêm; chương trình nghệ thuật về miền ví, giặm; Khai mạc giải Võ Karate toàn tỉnh; Hội thi hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch; Hội thi đầu bếp giỏi thị xã; Hội chợ giới thiệu các sản phẩm OCOP; Chung kết cuộc thi tìm kiếm tài năng Got Talent.

Cũng trong tối 8/4, tại Làng sinh thái Hương Trà, phường Hòa Hương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa Hoa Sưa năm 2022” chính thức được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022.

Tối ngày 9/4, tại Sân lễ hội Khu Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, UBND tỉnh Ninh Bình đã tổ chức lễ khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2022. Lễ hội Hoa Lư được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh, với vị thế là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày (từ ngày 9-11/4/2022), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư.

Tối 10/4, UBND thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã khai mạc Lễ hội tình yêu Hòn Trống Mái, khởi đầu mùa du lịch hè Sầm Sơn năm 2022 bằng chương trình nghệ thuật đặc sắc và nhiều hoạt động tôn vinh giá trị của tình yêu. Thông qua lễ hội góp phần quảng bá hình ảnh du lịch của thành phố Sầm Sơn, tạo sức hấp dẫn cho du khách khi về với Sầm Sơn, góp phần xây dựng Sầm Sơn sớm trở thành thành phố lễ hội.

Với mong muốn tạo ra sản phẩm du lịch mới, độc đáo, hấp dẫn du khách thập phương dựa trên truyền thuyết Hòn Trống Mái, sau hai năm tạm dừng tổ chức vì dịch bệnh COVID-19, năm nay, Lễ hội tình yêu Hòn Trống Mái được UBND thành phố Sầm Sơn tổ chức với nhiều nội dung đặc sắc.

Theo ghi nhận từ các địa điểm du lịch nổi tiếng như Sapa, Phú Quốc, Đà Lạt, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Nẵng…., công suất sử dụng buồng phòng trong dịp này đạt trên 80%, nhiều nơi đạt 100%. Nhiều khu nghỉ dưỡng thông báo đã kín khách đặt phòng từ nhiều ngày trước đó.

Đa phần tour ngắn ngày

Theo ghi nhận từ các đơn vị lữ hành, khách đặt tour dịp này ít mà chủ yếu là đặt một phần dịch vụ khi không thực hiện đặt được các dịch vụ như mong muốn. ĐIều đó cho thấy khách đi du lịch đợt này đa phần tự đi hoặc đặt chương trình tour ngắn ngày.

Bãi biển Hàm Tiến - Mũi Né trong xanh thơ mộng với những con sóng "bạc đầu” luôn thu hút đông đảo du khách. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN

Với nhiều người, Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để hành hương về đất Tổ tham gia các hoạt động tín ngưỡng và trải nghiệm nhiều sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao diễn ra tại Phú Thọ. Trong dịp này và đến hết tháng 4, nhiều hãng lữ hành bán các tour du lịch đền Hùng đi về trong ngày với mức giá người lớn là 400.000 đồng/người và trẻ em là 200.000 đồng/người, trẻ dưới 5 tuổi hoàn toàn miễn phí. Một số đơn vị lữ hành cũng xây dựng các tour 2 ngày 1 đêm để giúp du khách tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm tại Lễ hội Đền Hùng.

Bên cạnh đó, với thị trường khách Hà Nội, bên cạnh các điểm ngoại thành như Ba Vì, Sóc Sơn (Hà Nội), những điểm đến được du khách lựa chọn nhiều dịp này là: Hà Giang, Mộc Châu (Sơn La), Sa Pa (Lào Cai), Yên Bái, Ninh Bình, Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng)…

Trong đó, tour Hà Nội - Mộc Châu 3 ngày 2 đêm hiện có giá dao động 2,6 triệu đồng/người; tour du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm có mức giá khoảng 3 triệu đồng/người; tour Hà Nội - Sapa 3 ngày 2 đêm khoảng 2,7 triệu đồng/người. Tour Hà Nội - Ninh Bình hiện được nhiều đơn vị chào bán mức giá chỉ vài trăm nghìn đồng/khách cho lộ trình 1 ngày và 1,6 triệu đồng/người cho lịch trình 2 ngày 1 đêm; tour Hà Nội - Hạ Long có giá 2,5 triệu đồng/người. Ngoài ra, du khách có thể chọn tour du thuyền 5 sao trên vịnh Hạ Long cho 2 ngày 1 đêm với giá chưa tới 3 triệu đồng/người…

Do khách tăng đột biến khiến nhiều nơi quá tải và xuất hiện những lời than phiền chất lượng dịch vụ không được bảo đảm. Điển hình như vụ khách bị nhân viên khách sạn tại Mộc Châu (Sơn La) vác dao đuổi đánh; khách đến Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu không đặt được dịch vụ ăn uống, phòng nghỉ…. Đây cũng là lời cảnh báo cho việc tổ chức hoạt động du lịch kỳ nghỉ dịp 30/4 và 1/5 sắp tới.

Đọc thêm

Giải ngân nguồn lực công để phát triển du lịch địa phương

Cần có nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ các địa phương phát triển du lịch. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam đã có những bước đột phá trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các địa điểm du lịch ở nước ta còn rất nhiều tiềm năng để khai phá trong thời gian sắp tới. Một vấn đề mà nhiều tỉnh, địa phương gặp phải là cần hỗ trợ ngân sách phát huy nguồn lực vốn có.

Phụ nữ Dao Tiền thay đổi cuộc sống từ du lịch cộng đồng

Bà con làng Hoài Khao trình diễn nghề in thêu hoa văn bằng sáp ong dưới mái nhà âm dương. (Ảnh: Ngọc Anh)
(PLVN) - Từ khi các mô hình du lịch cộng đồng phát triển và lan tỏa trong nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nghề thủ công truyền thống của cộng đồng người Dao Tiền ở huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã dần trở thành sản phẩm du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Phụ nữ Dao Tiền với khát vọng thay đổi cuộc sống được “đánh thức”. Đời sống vật chất và tinh thần của bà con ngày càng nâng cao.

Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau gắn với sinh thái rừng ngập mặn

Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau gắn với sinh thái rừng ngập mặn
(PLVN) - Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030 nhằm phát triển khu vực lập quy hoạch trở thành Khu du lịch quốc gia, điểm đến hấp dẫn của tỉnh Cà Mau và vùng Tây Nam Bộ. Các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với du lịch sinh thái rừng ngập mặn, văn hóa vùng miền Tây sông nước, du lịch biển đảo...

Văn hóa Khmer - "báu vật" để phát triển du lịch Trà Vinh

Văn hóa Khmer - "báu vật" để phát triển du lịch Trà Vinh
(PLVN) - Trà Vinh, một tỉnh thuộc ĐBSCL, không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên trù phú mà còn nổi bật với nền văn hóa Khmer phong phú và đa dạng. Đây là tài nguyên sẵn có mà nếu được khai thác hiệu quả, sẽ tạo ra cơ hội phát triển bền vững cho du lịch và kinh tế địa phương.

Du lịch Việt nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2024

Ngành du lịch các tỉnh, thành đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2024 trong ba tháng cuối năm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Vietin Travel)
(PLVN) - Chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa sẽ kết thúc năm 2024 với nhiều thành công của ngành Du lịch Việt Nam. Hiện nay, các tỉnh, địa phương đang nhanh chóng kích cầu du lịch, tăng tốc về đích, hoàn thành mục tiêu của năm 2024.

Phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch cộng đồng tại Hoà Bình

Phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch cộng đồng tại Hoà Bình
(PLVN) -  Một trong những thế mạnh của tỉnh Hòa Bình là phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch tâm linh... gắn với đó là công cuộc khôi phục và phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống vừa phát triển du lịch vừa bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Du lịch Hà Nội sôi động trong đợt kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô

Du lịch Hà Nội tháng 10 sôi động với nhiều hoạt động ý nghĩa, đậm đà bản sắc dân tộc. (Ảnh: Đức Nguyễn)
(PLVN) - Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), TP Hà Nội có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc thu hút hàng chục nghìn khách du lịch đến tham quan. Đây là “đòn bẩy” để Hà Nội tăng tốc bứt phá hoàn thành mục tiêu đón khoảng 26,5 triệu lượt khách trong năm 2024.