Đỉnh dịch Covid-19 ở Việt Nam sẽ vào thời gian nào?

Thủ tướng lo lắng khi người dân Việt Nam vẫn còn chủ quan trước dịch Covid-19.
Thủ tướng lo lắng khi người dân Việt Nam vẫn còn chủ quan trước dịch Covid-19.
(PLVN) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xem xét có cần phải dừng mọi hoạt động lại để tránh lây nhiễm hay không, bởi hiện người dân Việt Nam vẫn còn chủ quan.

Sáng 13/3, chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chuyển lời khen ngợi tới Ban Chỉ đạo quốc gia, các bộ, ngành, địa phương, các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác phòng chống, chăm sóc, điều trị người bệnh, các nhà tài trợ.

Cần phải dừng mọi hoạt động lại để tránh lây nhiễm Covid-19?

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cuộc họp sẽ bàn những vấn đề cụ thể như hạn chế cấp visa cho du khách quốc tế; cần phải hạn chế, kiểm soát mạnh mẽ quyết liệt hơn việc khai báo y tế, hồ sơ sức khỏe...

Hiện học sinh, sinh viên của Việt Nam đang học tập tại nước ngoài nếu trở về Việt Nam sẽ rất đông, đây là những người rất dễ dính virus, vì phải di chuyển qua các phương tiện chung chuyển, do vậy cũng cần đưa ra các khuyến cáo phù hợp.

Nhận định đỉnh điểm của dịch sẽ là tháng 4 và tháng 5, do vậy Thủ tướng đề nghị thảo luận kỹ, đưa ra giải pháp mạnh để tập trung nguồn lực chống lại virus. 

“Chúng ta phải có biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết trong vấn đề này, phải ngăn chặn mạnh mẽ hơn, quyết liệt, kịp thời hơn nữa các nguồn lây nhiễm ra Việt Nam” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Đặc biệt, Thủ tướng cũng yêu cầu thảo luận có cần phải dừng mọi hoạt động lại để tránh lây nhiễm hay không, bởi hiện người dân Việt Nam vẫn còn chủ quan; những nơi công cộng, người dân cần phải đeo khẩu trang.

Kiến nghị thành lập Quỹ hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19, từ ngày 6/3/-12/3/2020, Việt Nam ghi nhận thêm 28 trường hợp mắc mới (17 trường hợp người Việt Nam và 11 trường hợp người nước ngoài), nâng tổng số mắc lên 44 người. 

Về kinh phí điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19, đối với người Việt Nam, Bộ Y tế đã kiến nghị Thủ tướng. Theo đó, người có bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả; người không có bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước chi trả.

Đối với người nước ngoài, kiến nghị Thủ tướng cho phép thực hiện thu phí. Cụ thể, tất cả những người nhập cảnh vào Việt Nam sau 7 ngày (kể từ ngày Thủ tướng đồng ý với kiến nghị), nếu mắc bệnh Covid-19 sẽ phải chi trả toàn bộ chi phí điều trị, trừ chi phí xét nghiệm ban đầu và cách ly tập trung.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 28.979 người, trong đó có 440 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 11.557 người cách ly tập trung tại cơ sở tập trung và 16.982 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Ban Chỉ đạo quốc gia cũng cho biết, tình hình dịch trên thế giới rất phức tạp. Trong những ngày tới và những tuần tới, dự đoán số ca mắc mới, số người tử vong và số quốc gia bị ảnh hưởng thậm chí sẽ tăng cao hơn nữa.

Theo ước tính của Bộ Giao thông vận tải, dự kiến mỗi ngày có khoảng 2.000 - 3.000 người Việt Nam từ châu Âu về nước qua đường hàng không. Các Bộ: Ngoại giao, Lao động, Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo thông báo cho những người Việt Nam dự định về nước về việc phải khai báo y tế điện tử bắt buộc trước 36 giờ để tổ chức phân loại và cách ly tập trung sau khi nhập cảnh.

Có khoảng trên 52.000 người nhập cảnh và chưa xuất cảnh khỏi Việt Nam thuộc 10 nước đã tạm dừng miễn thị thực đơn phương.

Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo chính quyền địa phương rà soát những nơi đăng ký tạm trú, lưu trú để thực hiện khai báo y tế bắt buộc như khi nhập cảnh để thực hiện giám sát y tế và kịp thời cách ly khi có biểu hiện bệnh.

Về việc lập quỹ phòng chống dịch Covid-19, Ban Chỉ đạo quốc gia kiến nghị Chính phủ cho phép thành lập Quỹ hỗ trợ phòng chống dịch.

Hiện nay, đã có Hàn Quốc đã ủng hộ 500.000 USD; Hội Doanh nhân trẻ ủng hộ 10 tỷ đồng; các tập đoàn lớn ủng hộ cho các cơ sở nghiên cứu và điều trị. Quỹ này sẽ chỉ tiếp nhận kinh phí, trang thiết bị, thuốc men; đối với các nhu yếu phẩm đề nghị hỗ trợ trực tiếp cho địa phương và đơn vị.

Đọc thêm

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.

Quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) -Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng nay, 1/11, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH). Dự thảo Luật đã bổ sung, quy định rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong hoạt động PCCC, CNCH.

Toạ đàm 'Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới'

Toạ đàm 'Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới'
(PLVN) - Thực hiện Kế hoạch của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, sáng nay, 1/11, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong Kỷ nguyên mới”. TS Nguyễn Thanh Tịnh - Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Toạ đàm.

Sớm nâng cấp quan hệ Việt Nam - Qatar lên tầm cao mới

Sớm nâng cấp quan hệ Việt Nam - Qatar lên tầm cao mới
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhà nước Qatar, sau lễ đón chính thức được tổ chức hết sức trọng thể tại Hoàng cung, sáng 31/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiến hành hội đàm, trao đổi sâu rộng với Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani.

Tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, đưa đất nước bứt phá và cất cánh

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ, học viên lớp bồi dưỡng. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Học viện), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp 3).

Cuộc chiến không ngừng nghỉ

Ảnh minh hoạ (Nguồn: https://bnc.tuyenquang.dcs.vn)
(PLVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về tham nhũng (PCTN), lãng phí, tiêu cực nhận định khi chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức mới đây, công tác PCTN lãng phí, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh theo chiều sâu, đáp ứng yêu cầu thực tế, không ngừng, không nghỉ...

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Việt Nam, Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng
Trưa 31/10, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, sau khi hội đàm, Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.