Đỉnh cao công nghệ-Nga phát triển loại động cơ vạn năng cho máy bay chiến đấu

Tiêm kích cơ Su-27SM3. Ảnh : Vitaly V. Kuzmin
Tiêm kích cơ Su-27SM3. Ảnh : Vitaly V. Kuzmin
(PLVN) - Nga đang phát triển loại động cơ vạn năng để trang bị cho các máy bay chiến đấu Su-27, Su-30, Su-35. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia hàng không Dmitry Drozdenko nhận xét rằng, các công việc chế tạo động cơ máy bay có độ phức tạp tương đương với việc chế tạo chiếc máy bay.

Cục Thiết kế Lyulka thuộc Liên hiệp sản xuất chế tạo động cơ Ufa (trong thành phần của tập đoàn Nga Rostec) đang phát triển một loại động cơ vạn năng để trang bị cho các máy bay chiến đấu Su-27, Su-30 và Su-35 mà không sửa đổi khung máy bay. Thông tin trên được ông Yevgeny Semivelichenko, Giám đốc Liên hiệp sản xuất chế tạo động cơ Ufa, cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.

Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.

Theo ông, động cơ có thể được lắp đặt cho các máy bay chiến đấu Su-27, Su-30 và Su-35. Động cơ mới sử dụng các thành phần của động cơ trước đó "để có được các đặc tính kỹ thuật cao hơn", ông Semivelichenko giải thích thêm.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia hàng không Dmitry Drozdenko, phó tổng biên tập của tạp chí “Kho vũ khí của Tổ quốc” bình luận về thông tin này.

Máy bay chiến đấu đa năng hạng nặng Su-30SM.

Máy bay chiến đấu đa năng hạng nặng Su-30SM.

Theo các chuyên gia về vũ khí, động cơ máy bay, cũng như động cơ tên lửa, là đỉnh cao của các công nghệ hiện đại nhất. Các công việc chế tạo động cơ máy bay có độ phức tạp tương đương với việc chế tạo chiếc máy bay.

"Các chuyên gia phải điều chỉnh kết cấu động cơ để đáp ứng các yêu cầu của mỗi máy bay phản lực cụ thể. Nếu nói về các loại máy bay dân sự, thì các chuyên gia đã đi đến kết luận rằng, động cơ vạn năng phải được phát triển cho các dòng máy bay khác nhau, vì động cơ vạn năng không đòi hỏi sửa đổi khung máy bay để lắp đặt" - chuyên gia Dmitry Drozdenko nói - "Điều này là cần thiết, trước hết từ quan điểm kinh tế, và thứ hai, từ quan điểm bảo dưỡng đa năng tiện lợi. Nếu có một loại động cơ cho toàn bộ dòng máy bay Su, thì điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để bảo dưỡng máy bay và giảm thiểu tổng chi phí trên toàn bộ vòng đời của sản phẩm". 

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.