Điều tra đường dây mua bán bộ phận cơ thể người chết: Khi giá trị con người bị chà đạp

Thi thể bà Doris đã bị sử dụng trong một cuộc thí nghiệm.
Thi thể bà Doris đã bị sử dụng trong một cuộc thí nghiệm.
(PLO) - Khi quyết định hiến thi thể của bà Doris Stauffer, gia đình hy vọng xác bà sẽ được sử dụng để nghiên cứu về bệnh Alzheimer. Thế nhưng, câu chuyện xảy ra với thi thể sau đó lại chính là điển hình cho thấy những bất cập liên quan đến hoạt động của những nhà môi giới thi thể tại Mỹ hiện nay.

“Chỉ là họ không tôn trọng ý muốn của chúng ta”

Jim Stauffer nghĩ rằng ông đã làm đúng. Ông đã chăm sóc cho người mẹ già Doris của mình trong suốt những năm tháng bà sống bừa bãi vì chứng mất trí nhớ. Năm 2013, khi bà Doris qua đời ở tuổi 74, ông Jim quyết định hiến não của mẹ cho khoa học với hy vọng món quà đó có thể hỗ trợ việc nghiên cứu ra thuốc chữa bệnh Alzheimer. 

Theo gợi ý của một y tá, gia đình đã liên lạc với Trung tâm tài nguyên sinh học (BRC) -  một công ty môi giới hiến xác cho khoa học ở địa phương. Vài giờ sau khi nhận được tin, BRC đã cử một lái xe tới lấy thi thể của bà Doris. Ông Jim Stauffer đã ký vào bản mẫu cho phép nghiên cứu y khoa trên thi thể mẹ ông. Trước khi đặt bút ký, ông cũng đã kiểm tra kỹ ô cấm sử dụng thi thể vào các thử nghiệm quân sự, an toàn giao thông và các thử nghiệm không liên quan đến y tế khác.

Mười ngày sau, ông Jim nhận lại tro cốt của mẹ mà không hề hay biết xác của bà đã được sử dụng ra sao. Các tài liệu do Reuters thu thập được cho thấy các nhân viên của BRC trên thực tế đã lấy 1 phần tay của bà Doris Stauffer để hỏa táng.

Sau khi trả lại tro cốt cho con trai người đã khuất, công ty bán và vận chuyển phần còn lại của thi thể tới cho một dự án nghiên cứu phục vụ cho quân đội Mỹ. Phần não của bà đã không bao giờ được sử dụng cho việc nghiên cứu về Alzheimer. Thi thể bà cũng trở thành một phần của một thí nghiệm đánh giá mức độ thiệt hại do thiết bị nổ tự tạo gây ra. 

Các tài liệu nội bộ của BRC và các ghi chép của quân đội Mỹ cho thấy có ít nhất 20 thi thể khác đã được sử dụng trong các thí nghiệm nổ mà không được phép của người hiến xác hay gia đình họ. 

Điều này vi phạm các chính sách của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, các quan chức của quân đội Mỹ tham gia dự án cho biết họ chưa từng nhận được mẫu văn bản đồng thuận hiến xác có chữ ký của người hiến tặng hoặc gia đình họ. Thay vào đó, các quan chức Mỹ nói rằng họ dựa vào đảm bảo từ BRC rằng các gia đình đã đồng ý để sử dụng thi hài trong các cuộc thử nghiệm như vậy. 

Tính tổng cộng, trong 1 thập kỷ, BRC đã bán hơn 20.000 bộ phận thi thể từ 5.000 xác. Hiện, công ty này đã dừng hoạt động. Chủ cũ của công ty là Stephen Gore vào năm 2017 đã phải nhận tội lừa đảo vì hành vi của mình.

Còn về phía người thân của các nạn nhân, khi biết được những việc đã xảy ra với thi thể người mẹ quá cố của mình, ông Jim Stauffer đã rung lên vì giận giữ. Ông mím chặt môi và nắm lấy tay vợ mình để bà kìm cơn tức giận của ông xuống. “Chúng ta đã làm đúng. Chỉ là họ không tôn trọng mong muốn của chúng ta thôi”, bà Lisa an ủi ông.

Hoạt động không được kiểm soát

Câu chuyện về số phận của thi thể cụ bà ở Arizona đã cho thấy thực trạng của ngành công nghiệp đang phát triển nhưng ít bị kiểm soát tại Mỹ: buôn bán thi thể và các bộ phận thi thể. Hiện luật pháp liên bang Mỹ không điều chỉnh hoạt động của các công ty môi giới như BRC và cũng không có cơ quan nào của Chính phủ để giám sát việc sử dụng những thi thể vốn được cam kết sẽ được sử dụng trong nghiên cứu và đào tạo y khoa.

Theo Reuters, môi giới buôn bán thi thể đã trở thành một hoạt động kinh doanh quy mô lớn nhưng New York là bang duy nhất theo dõi sát hoạt động của ngành này. 

Ông Jim Stauffer bên di ảnh mẹ.
Ông Jim Stauffer bên di ảnh mẹ.

Theo thống kê, chỉ trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2014, các công ty hoạt động trong lĩnh vực môi giới buôn bán thi thể ở New York đã vận chuyển ít nhất 100.000 bộ phận cơ thể trên khắp nước Mỹ. Con số ở New York chỉ là một phần nhỏ của hoạt động này bởi dữ liệu về hoạt động của các công ty ở các nơi khác đều không được ghi chép lại. 

“Đang có khoảng trống lớn trong lĩnh vực này. Đây là vấn đề vì nhiều người đang đối xử với các thi thể như một món hàng tiềm năng giống như nhiều món hàng khác”, ông Michel Anteby – một giáo sư tại trường Đại học Boston chuyên nghiên cứu về hoạt động kinh doanh thi thể - nhận xét.

Ông John Cover – Giám đốc điều hành của Công ty Nghiên cứu cuộc sống, một công ty môi giới thi thể ở Phoenix – cũng chỉ ra rằng các nhà môi giới thu thập được các thi thể miễn phí vì những người hiến xác đều nghĩ rằng thi thể của họ sẽ được sử dụng vì mục đích khoa học. Kết quả là, những công ty môi giới có thể thu lời hàng nghìn USD từ mỗi thi thể được hiến tặng. “Con số là khoảng từ 2.500 USD đến 3.000 USD”, ông Cover cho hay. 

Khi thi thể được chia thành nhiều phần và bán riêng từng phần, lợi nhuận thậm chí còn cao hơn. Ví dụ, với BRC, các thi thể được hiến tặng như của bà Doris bị công ty đem bán với giá 5.893 USD mỗi thi thể. Vài năm trước, công ty này “tính” 1.900 cho phần cột sống, 1.3000 USD/mỗi phần chân còn thân người có giá là 3.500 USD.

Cú sốc của người thân

Trong các cuộc phỏng vấn với Reuters, những người từng ký đơn đồng thuận hiến xác người thân cho BRC nói rằng họ làm vậy chủ yếu vì tiết kiệm tiền và mong muốn phục vụ xã hội. Họ không hề hay biết thi thể của người thân sẽ bị bán hay sử dụng vào các mục đích thương mại. “Tôi không có tiền. Họ nói sẽ hỏa táng miễn phí cho”, bà Tina Johnson – người đã hiến xác chồng là ông Kerry cho BRC khi ông qua đời vì bị suy gan vào năm 2012 cho hay. 

Bà Mary Hughes thì kể rằng bà đã nghĩ về việc hiến xác người con trai 52 tuổi Grady Hughes Jr đã qua đời năm 2012 vì ung thư khi nhận được một cuốn sổ tay nhỏ từ nhân viên một nhà tế bần. “Đó là ý kiến hay. Người ta hỏa táng cho miễn phí và thi thể được sử dụng vào mục đích khoa học”, bà cho hay.

Nhiều tháng sau đó, bà Johnson, Hughes và hàng chục người khác nhận được một mẫu đơn mơ hồ từ BRC, trong đó có liệt kê 9 mục đích nghiên cứu và giáo dục y khoa mà thi thể người thân của họ có thể được sử dụng. Mẫu đơn không hề đề cập đến những thí nghiệm quân sự. Điều này đi ngược lại với hy vọng của một số người rằng thi thể người thân của họ sẽ được sử dụng vào việc nghiên cứu một bệnh cụ thể nào đó, như trường hợp của bà Doris. “Tôi đã rất sốc khi biết tin”, ông Jim cho hay.

Các thi thể và bộ phận cơ thể người được hiến tặng là công cụ vô cùng quan trọng để giảng dạy cho các sinh viên y khoa và các hoạt động giải phẫu. Đây cũng là nền tảng của hoạt động kinh doanh thiết bị y tế. Những chiếc hông giả, mão răng và các thiết bị giải phẫu đều được thử nghiệm tốt nhất trên mô người thật. Các bác sỹ phẫu thuật, nha sỹ trước khi có thể thực hiện việc cấy ghép các thiết bị và sử dụng các công cụ y tế mới đều cần phải được đào tạo.

“Không có cách nào để các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy về y tế có thể hoạt động mà không có các xác người được hiến tặng”, ông David Morton – giáo sư của trường Đại học y Utah và là thành viên Hiệp hội các nhà giải phẫu Mỹ - cho biết.

Chính vì vậy, hoạt động phi pháp và vô đạo đức của một số công ty môi giới như BRC đã ảnh hưởng không nhỏ đến ý nghĩa của việc hiến xác, khiến nhiều người có thể hiểu lầm và ngại ngần khi quyết định thực hiện nghĩa cử cao đẹp này. Năm 2011, giới chức liên bang Mỹ đã bắt đầu điều tra BRC về các hoạt động của công ty này. Năm 2015, chủ cũ của công ty Stephen Gore đã bị truy tố về các cáo buộc thông tin sai lệch tới những người hiến xác và gia đình của họ.

Các công tố viên trong bản cáo trạng cho rằng hành vi gian dối của người này đã khiến những người vốn hy vọng sẽ “trao cho xã hội món quà quý giá nhất mà một con người có thể để lại cho xã hội chính là cơ thể họ để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và y tế” hiểu nhầm. 

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.