Điều tiết hồ thủy điện ứng phó khô hạn

Dù ở vị trí tâm mưa lớn nhất cả nước nhưng sản lượng điện của Thủy điện Sông Tranh 2 vẫn đạt thấp do khô hạn
Dù ở vị trí tâm mưa lớn nhất cả nước nhưng sản lượng điện của Thủy điện Sông Tranh 2 vẫn đạt thấp do khô hạn
(PLVN) - Để đảm bảo nước sinh hoạt cho vùng hạ du và phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như phát điện, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa có  hướng dẫn chi tiết việc vận hành các hồ chứa thủy điện trong những tháng còn lại của mùa khô năm nay.

Sản lượng thủy điện thấp nhất trong 5 năm qua

Trên phạm vi cả nước hiện có 101 nhà máy thủy điện (NMTĐ) vận hành với tổng dung tích hồ chứa ở mực nước dâng bình thường khoảng 35,6 tỷ m3. Đến cuối tháng 12/2019, các hồ chỉ tích được 24,3 tỷ m3 nước, thiếu hụt 11,3 tỷ m3. Trữ lượng nước tích được trong các hồ thủy điện hiện nay quy ra điện chỉ đạt 10,49 tỷ kWh, thiếu hụt 4,82 tỷ kWh.

Năm 2020, theo kế hoạch,Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sản xuất 72 tỷ kWh từ thủy điện. Đến hết quý I, sản lượng thủy điện huy động được chỉ đạt 8,93 tỷ kWh, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước (năm 2019 là 10,8 tỷ kWh) và thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Công ty Thủy điện Sông Tranh dù ở vị trí tâm mưa lớn nhất cả nước (Trà My) và cán mốc sản xuất điện đạt 5 tỷ kWh vào năm 2019 sau 9 năm vận hành, nhưng tổng sản lượng sản xuất được của Sông Tranh 2 là 480,8 triệu kWh, chỉ đạt 71% so với kế hoạch. Nguyên nhân là trữ lượng nước về hồ thiếu hụt khoảng 930 triệu m3.

Trong khi đó, trữ lượng nước trong hồ đến cuối năm 2019 thiếu hụt hơn 56 triệu m3 so với mực nước dâng bình thường, dẫn đến thiếu hụt khoảng 15 triệu kWh cho kế hoạch sản xuất năm 2020.

Thời điểm cuối 2019, mực nước trong hồ thủy điện A Vương có thời điểm chỉ ở mức 352,8m - thấp hơn mực nước dâng bình thường đến 27,2m. Công ty CP Thủy điện A Vương đã quyết định hạn chế phát điện thông qua xả nước từ ngày 22/11/2019 và dừng phát hoàn toàn từ ngày 1/12/2019 để ưu tiên tích nước để phục vụ điều tiết nước và sản xuất điện trong năm 2020.

Thời gian qua, tại nhiều khu vực của TP Đà Nẵng như Sơn Trà, Cẩm Lệ đã xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhất là vào buổi chiều và tối hằng ngày. Nguyên nhân do Nhà máy nước Cầu Đỏ và Nhà máy nước Sân bay sụt giảm công suất cấp nước do nguồn nước thô tại sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn. Đặc biệt, từ đầu tháng 3/2019 đến nay, có 2 ngày liên tục, độ mặn cao hơn 5.000mg/l và cao hơn cùng kỳ năm 2019.

Để đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân, UBND TP Đà Nẵng đã  yêu cầu chủ các hồ A Vương, Sông Bung 4 vận hành xả nước về hạ du bảo đảm tổng lưu lượng xả xuống hạ du trung bình ngày đối với hồ A Vương là từ 18 - 22m3/s, Sông Bung 4 là từ 25-30m3/s.

Vận hành hồ chứa thủy điện ra sao? 

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, thời gian tới, khô hạn và cạn kiệt vẫn là chủ đạo, đặc biệt là khu vực Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) và Tây Nguyên. 

Theo đó, Bộ TN&MT vừa có văn bản gửi EVN về việc vận hành các hồ chứa thủy điện trong những tháng còn lại của mùa khô năm 2020. Cụ thể, sau khi nghiên cứu kiến nghị của EVN về việc vận hành các hồ chứa thủy điện và trên cơ sở hiện trạng nguồn nước các hồ, số liệu vận hành các hồ và các quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông Hồng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn và Sê San, để bảo đảm cấp đủ cho hạ du từ nay đến hết mùa cạn trong điều kiện nguồn nước vẫn đang thiếu hụt như hiện nay và theo dự báo lượng dòng chảy trên các sông trong các tháng cuối mùa cạn có thể thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 15-70%, Bộ TN&MT có ý kiến, đối với các hồ A Vương, Sông Bung 2, Sông Bung 4 và Sông Tranh 2, việc bảo đảm nguồn nước cấp cho hạ du các sông Vu Gia và sông Thu Bồn, nhất là cấp cho sinh hoạt của nhân dân ở các địa phương thuộc tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nằng thời gian còn lại của mùa khô là rất quan trọng trong điều kiện nguồn nước và nguy cơ xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn trên lưu vực trong thời gian tới  rất cao. 

Vì vậy, Bộ TN&MT đề nghị EVN chỉ đạo các chủ hồ phối hợp chặt chẽ với các địa phương để bảo đảm việc vận hành xả nước của các hồ chứa phù hợp với yêu cầu sử dụng nước ở hạ du, đặc biệt là bảo đảm cấp nước an toàn TP Đà Nẵng.

Đối với các hồ trên lưu vực sông Sê San, Bộ TN&MT lưu ý trong khoảng thời gian từ nay đến hết ngày 30/6/2020, hàng ngày vận hành hồ Sê San 4 xả nước với lưu lượng trung bình ngày khoảng từ 90m3/s - 195m3/s và phải đảm bảo thời gian ngưng xả giữa hai lần liên tiếp không được vượt quá 9 giờ. Các hồ bậc thang trên lưu vực phải phối hợp vận hành để đảm bảo đủ nước cấp cho hồ Sê San 4.

Bộ TN&MT đề nghị Công ty Phát triển thủy điện Sê San phối hợp với Ủy ban sông Mê Công Việt Nam để thông báo việc điều chỉnh chế độ vận hành xả nước về hạ du sông Sê San đến các bên có liên quan phía Campuchia theo quy định tại Điều 29 của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sê San. Trong quá trình vận hành nếu có vấn đề phát sinh, đề nghị phản ánh về Bộ để kịp thời xử lý.

Đọc thêm

Tết xanh - tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Trào lưu Tết Nguyên đán thân thiện môi trường, từ trang trí, ẩm thực đến lối sống, đang được đón nhận ở nhiều quốc gia. (Ảnh: Kevin Malik/Cold Tea Collective)
(PLVN) - Từ Nhật Bản đến Hàn Quốc, xu hướng Tết xanh không chỉ là cách tiết kiệm mà còn là biểu hiện của trách nhiệm với thiên nhiên và thế hệ tương lai. Đây là cơ hội để mỗi quốc gia, mỗi gia đình nhìn lại cách tổ chức Tết của mình và tìm cách cân bằng giữa truyền thống và hiện đại.

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 12/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hôm nay, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vẫn chịu tác động của không khí lạnh, trời rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất tại Bắc Bộ có nơi dưới 3 độ C; riêng Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 9 độ C.

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn
(PLVN) - Đỉnh núi Lảo Thẩn, xã Y Tý, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) chiều nay, 11/1, xuất hiện băng tuyết phủ kín núi rừng và cây cỏ, tạo nên cảnh quan kỳ vĩ thu hút sự chú ý của du khách và người yêu thích khám phá...

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 11/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày 11/1, miền Bắc trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 3 độ C. Nhiệt độ ở Hà Nội dao động trong khoảng 9-18 độ C...

Phân loại rác tại nguồn - 'khó chồng khó' mùa cận Tết

Phân loại rác tại nguồn không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là trách nhiệm cộng đồng để bảo vệ môi trường. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Phân loại rác tại nguồn là yêu cầu bắt buộc từ ngày 1/1/2025 theo Luật Bảo vệ môi trường, nhưng thực tế cho thấy việc triển khai vẫn còn nhiều trở ngại lớn, đặc biệt khi bước vào dịp lễ hội cận Tết với lượng rác thải tăng đột biến.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2023: Đề xuất tăng đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn

Thu gom vỏ thuốc BVTV tại một cánh đồng ở Long An. (Ảnh: Trần Mừng)
(PLVN) -Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 với chủ đề “Môi trường nông thôn - Thực trạng và giải pháp”. Báo cáo được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng hai năm một lần với từng chủ đề riêng, như môi trường không khí, môi trường nước, chất thải...

Xử lý tận gốc vấn nạn ô nhiễm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số đô thị lớn, từ Hà Nội đến TP HCM, ngày càng nhức nhối trong những năm gần đây. Đã là ô nhiễm, ai cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Thời tiết ngày 7/1: Bắc Bộ có sương mù nhẹ, ngày nắng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 7/1, khu vực Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, trời rét; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông; cảnh báo mưa dông trên biển.

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero: Hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Net Zero là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều đối tượng và sự quyết tâm của toàn xã hội. Thực hiện thành công Chương trình không chỉ giúp Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân và bảo vệ môi trường trong tương lai…