Điều kiện cơ sở dịch vụ thẩm mỹ được phép hoạt động?

Điều kiện cơ sở dịch vụ thẩm mỹ được phép hoạt động?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bạn Mỹ Hoài (Đồng Nai) hỏi: Trong những năm gần đây, các cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ xuất hiện ngày càng nhiều. Xin hỏi, điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ hiện được pháp luật quy định như thế nào? Các spa, các cơ sở làm đẹp cần chú ý những gì để hoạt động đúng pháp luật?

Luật Nguyễn Thị Trang- Đoàn Luật sư TP Hà Nội trả lời: Theo khoản 13 Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh, thì cơ sở dịch vụ thẩm mỹ thuộc hình thức cơ sở dịch vụ y tế.

Về điều kiện thành lập cơ sở dịch vụ thẩm mỹ được quy định tại Điều 37 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP, quy định các hoạt động cơ sở dịch vụ thẩm mỹ được thực hiện là hoạt động xăm, phun, thêu trên da và không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm. Ngoài ra, cơ sở dịch vụ thẩm mỹ còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

Về cơ sở vật chất, cơ sở dịch vụ thẩm mỹ phải có địa điểm cố định, bảo đảm các điều kiện vệ sinh.

Về thiết bị, cơ sở dịch vụ thẩm mỹ phải có đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư phù hợp với phạm vị hoạt động của cơ sở và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Về nhân sự, người thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.

Mặc dù theo quy định pháp luật, cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng chủ cơ sở dịch vụ thẩm mỹ vẫn phải có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ nêu trên theo mẫu quy định, gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.

Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không được thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (như phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể, xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm. Các hoạt động trên chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp cơ sở dịch vụ thẩm mỹ cung cấp dịch vụ thẩm mỹ khi chưa có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định, thì sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính phạt tiền từ 40- 50 triệu đồng theo khoản 6 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Đọc thêm

CSGT Hà Nội tới tận trường học tuyên truyền về an toàn giao thông

Đội CSGT đường bộ số 14 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT - TT Công an quận Hoàng Mai, trường THCS Tân Mai tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật an toàn giao thông đường bộ cho các em học sinh và các cán bộ, giáo viên trong trường.
(PLVN) - Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội CSGT đường bộ số 14 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp Đội CSGT - TT Công an quận Hoàng Mai tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho 1.310 học sinh và 35 giáo viên trường THCS Tân Mai.

Nhiều chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2023

Nhiều chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2023
(PLVN) - Tháng 12/2023, một số chính sách pháp luật mới sẽ chính thức có hiệu lực như giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo; bổ sung thêm đối tượng được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT; không được để xe tại tầng có lối thoát nạn…

Bài 2: "Ngoại giao cây tre" và hoa sen - Tinh thần đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Tinh thần đoàn kết là truyền thống, là nguồn nội sinh tạo thành sức mạnh vĩ đại của dân tộc.
(PLVN) - “Ngoại giao Cây tre” Việt Nam là để phục vụ mục tiêu bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc trong mọi hoàn cảnh và mọi thời điểm. Đó cũng là một trong những nội hàm của trường phái “Ngoại giao cây tre” Việt Nam được Tổng Bí thư nói đến: Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.

Công trình thi công làm nứt nhà dân tại Thanh Hóa

Cầu vượt QL45 qua xã Đông Thanh.
(PLVN) - Một số bạn đọc tại xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa mới đây phản ánh đến Báo PLVN về việc thi công cầu vượt QL45 (Km325 + 337,99) không bảo đảm an toàn, chưa chi trả bồi thường thiệt hại làm nứt nhà dân.

Diễn biến vụ vấn nạn vi phạm xây dựng tại xã Mỹ Hạnh Nam (Long An): UBND huyện Đức Hòa chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, báo cáo

Một khu đất có nhà "siêu nhỏ" vi phạm chỉ giới xây dựng, vi phạm mật độ xây dựng ở xã Mỹ Hạnh Nam.
(PLVN) - Mới đây, PLVN có bài phản ánh, thời gian qua, hàng trăm căn nhà từ 24 - 32m2 “mọc” lên giữa những ruộng lúa đang canh tác tạo thành những “khu đô thị” với “nhà siêu nhỏ, đường siêu bé”, vi phạm chỉ giới và mật độ xây dựng, tại xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Vụ tranh chấp đất kéo dài ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu): Bị đơn mong muốn cấp phúc thẩm làm rõ nhiều vấn đề

Vụ tranh chấp đất kéo dài ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu): Bị đơn mong muốn cấp phúc thẩm làm rõ nhiều vấn đề
(PLVN) - Mới đây, PLVN có bài phản ánh về vụ kiện “tranh chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ)” giữa nguyên đơn Phạm Ngọc Hà (SN 1958, ngụ khu dân cư (KDC) số 3) và bị đơn Nguyễn Kim Hoa (SN 1937, ngụ KDC số 2, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Nguyên đơn căn cứ Thông báo tạm giao đất 19/TB-UB năm 1995 của UBND huyện cho cha mình, để yêu cầu công nhận QSDĐ và đòi hủy sổ của bà Hoa được cấp năm 1999 với thửa 30, 31 tờ bản đồ 14.

Sau bài phản ánh của Báo Pháp luật Việt Nam, 4 hộ dân ở Hải Dương được đề xuất hỗ trợ bằng đơn giá bồi thường đất ở

Trước đó bà Lan và một số hộ dân không đồng tình phương án hỗ trợ năm 2020 của UBND huyện Tứ Kỳ.
(PLVN) - UBND huyện Tứ Kỳ vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh Hải Dương, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh và các Sở, ngành nội dung liên quan đến những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tháo gỡ trong công tác GPMB (giải phóng mặt bằng) dự án Quốc lộ 37 tại địa bàn xã Dân Chủ.

Cuộc đấu giá thuê đất lập 'kỷ lục' tại Đà lạt: Người trúng đấu giá đã bỏ cọc

Nhà hàng Thủy Tạ nằm trên 1 trong 2 đảo gắn liền với danh thắng quốc gia hồ Xuân Hương.

(PLVN) - UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) cho biết, người đàn ông ngụ phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội đã gửi đơn xin không đầu tư nhà hàng Thủy Tạ trên hồ Xuân Hương, chấp nhận bỏ tiền cọc hơn 600 triệu đồng nộp khi tham gia đấu giá. UBND Đà Lạt đã đồng ý cho ông này rút lui, đồng thời tiến hành các thủ tục liên quan.

Sở TN&MT TP Hà Nội nói gì về việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 3 mỏ cát?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước sự việc, 3 mỏ cát tại Hà Nội được Trung tâm phát triển quỹ đất (Sở TN&MT Hà Nội) tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản, có mỏ được đẩy giá lên khoảng gần 200 lần so với giá khởi điểm đưa ra, khiến dự luận đặt ra nhiều dấu hỏi về công tác tổ chức đấu giá, công tác quy hoạch, khảo sát, thẩm định, đánh giá trữ lượng có sát với thực tế hay không. Phóng viên Báo PLVN đã có buổi làm việc với đại diện của Sở TN&MT Hà Nội để làm rõ.