Điều ít biết về tài buôn bán của người Việt xưa: Thương nhân không chỉ biết kiếm tiền

 Tranh Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ (thế kỉ XVII, trích)
Tranh Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ (thế kỉ XVII, trích)
(PLO) -Xã hội Việt Nam truyền thống vốn trọng nông khinh thương, thương nhân bị xếp vào hạng cuối cùng trong thang bậc tứ dân. Đã thế, trong khi buôn bán, nhiều thương nhân còn sử dụng những mánh khoé, thủ đoạn gian xảo để lừa gạt người mua, thu về mối lợi bất chính. Sự tình này khiến xã hội càng khinh khi người buôn. 

Trong con mắt dân gian, không nhà buôn nào không tham, toàn là những kẻ “buôn gian bán lận”, “đong đầy bán vơi” hay “thật thà cũng thể lái trâu”… Tuy nhiên, nhiều thương nhân đã nỗ lực gây mối thiện cảm cho xã hội về hình ảnh “nhà buôn liêm”, một yếu tố quan trọng để họ thành công khi hành nghề… Sự tồn tại của các gian thương chứng tỏ rằng: bất chấp thủ đoạn để kiếm lời, không màng đến khía cạnh đạo đức trong kinh doanh đã là thực tế của một bộ phận không nhỏ trong giới thương nhân Việt Nam thời cổ. 

Khác với bọn gian thương, những thương nhân chân chính không chỉ biết buôn bán làm giàu mà còn rất chú ý đến vấn đề đạo đức trong kinh doanh. Đạo đức buôn bán đối với họ không phải là điều gì trừu tượng, chung chung mà rất cụ thể. Ấy là phải đàng hoàng ngay thẳng, nghiêm túc giữ chữ tín và sòng phẳng thật thà khi buôn bán.

Buôn bán phải đạo, không phải hổ thẹn

Sách “Sơn cư tạp thuật” cho hay, trước khi bước vào nghề buôn trâu, thương nhân Vũ Kiêm (thế kỉ XVII) đã xác định rất rõ: “Xưa ông Vương Quân đi buôn trâu, người ta không cho là phải. Buôn bán là theo đuổi cái ngọn, nhưng nếu cư xử không mất nghĩa lí thì có gì là không được”.

Quan điểm của Vũ Kiêm là buôn bán ngay thẳng, hợp với đạo lí thì không có gì phải hổ thẹn.Ông vẫn xem nông nghiệp là nghề gốc nhưng đã ý thức được một khi đi buôn thì phải giữ đúng nhân cách, phẩm giá, tức là làm một thương nhân chân chính, buôn bán đàng hoàng. Đó là cách tiếp cận và gia nhập nghề buôn một cách thực dụng khôn ngoan.

Vũ Kiêm buôn trâu trong thời gian khá lâu. Nhờ chăm chỉ hoạt động và biết chọn địa điểm buôn bán thích hợp, ông dần tích lũy được nhiều tài sản và trở nên khá giả. Có điều, ông dư dả nhưng không quên sự nghèo khó trước kia, bởi vậy, ông thường giúp đỡ những người có cảnh ngộ giống mình ngày trước. Cũng sách “Sơn cư tạp thuật” xác nhận: “Các cống sinh ở quận ấp mới tới dự thi, có ai thiếu tiền chi tiêu, tới gặp ông để vay, ông đều đáp ứng cho. Lớp già lớp trẻ không ai là không quen biết ông”.

Thương nhân Vũ Kiêm luôn đề cao đạo nghĩa khi hành nghề (Tranh minh hoạ)
Thương nhân Vũ Kiêm luôn đề cao đạo nghĩa khi hành nghề (Tranh minh hoạ)

Sách “Bà tâm huyền kính lục” (biên soạn nửa sau thế kỉ XIX) cũng ghi nhận hai thương nhân điển hình dưới thời Nguyễn là Xã chánh Quyền (ở Phú Thọ ngày nay) và Phùng Cát Khánh (ở Thanh Hoá ngày nay). Hai ông đều tâm niệm giữ lòng ngay thẳng khi đi buôn, ngoài ra một người thì hết lòng phụng dưỡng anh trai tật bệnh (Xã chánh Quyền), một người thì thành kính phụng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Có lẽ vì hai lí do đó nên hai ông đều gặp dữ hoá lành, cả đời đi buôn không gặp tai hoạ gì, dẫu thuyền hàng gặp bão lũ và các bạn buôn bị sóng biển dập vùi nhưng hai ông vẫn bình an vô sự, ngày càng mua may bán đắt.

Cùng một thể thức giữ vững đạo lí như những trường hợp trên, ở làng Cầu Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên), một làng chuyên buôn đồng, sắt phế liệu, khi nghề này phổ biến trong làng vào thế kỉ XVIII – XIX, đại bộ phận dân buôn ở đây đã tự nguyện giữ gìn và nhắc nhở nhau phương châm buôn bán lấy thành tín, trong sạch làm cốt yếu.

Điều này được khảo tả trong chuyên luận “Làng buôn ở Hưng Yên” của GS Nguyễn Quang Ngọc: “Người ta tin rằng thế đất của làng hình cái thuyền thì người làng không thể không đi xa, chỉ coi làng mình là bến đỗ mà thôi. Hơn thế trời đã ban cho làng một cái cân, mà cán cân chính là con đường đi vào làng, quả cân là gốc cây đa ở cổng làng (nên cây đa ấy còn được gọi là “cây đa Mỏ Đồng Cân”). Người làng Cầu Nôm hiểu cái cân là biểu tượng của sự công bằng, của tấm lòng ngay thẳng và nhắc nhở nhau phải bán buôn sòng phẳng, nếu ai buôn gian bán lận thì sẽ bị thần trừng trị. Chỉ vậy thôi cũng đủ biết văn hoá buôn bán, văn minh thương mại đã trở thành lẽ sống của người làng Cầu Nôm từ rất lâu đời”.

Người trong nước ngợi khen

Nhờ nghiêm giữ đạo đức và văn hoá kinh doanh, nhiều người trong giời thương nhân đã được dư luận hết lời ngợi khen.

Văn bia “Tư tài bia kí” ở Hà Nội (niên đại thế kỉ XVII) chép chuyện Thành Mậu Cường, một thương nhân loại vừa, buôn trâu và bán thịt ở chợ, đã ca ngợi ông là người không bao giờ gian trá, bớt xén: “Đêm nghe gà thì dậy, hiểu một nghề thì tinh… Giết thịt phân chia nơi làng xóm, mức công bằng khéo tựa Trần Bình”.

Một người khác là nữ tiểu thương – thân mẫu của Tể tướng Vũ Duy Chí triều Lê – Trịnh. Sách “Công dư tiệp kí” cho biết, lúc còn trẻ bà buôn bán ở chợ.Bà nổi tiếng thành thật, không tham lam. Người đời còn truyền nhau một câu chuyện về nhân cách của bà:

“Mẹ Duy Chí là người nhân đức. Lúc trẻ tuổi thường đi các chợ buôn bán .Một hôm, có một người đàn bà bán lụa trong khi vội vã xếp gánh hàng, đánh rơi một bó lụa rồi đi, bà nhặt bó lụa ấy cất đi. Một lát sau, người bán lụa trở lại tìm kiếm, kêu khóc rầm rĩ. Bà hỏi han đích xác rồi đem lụa giao trả. Người bán lụa lấy ra hai tấm biếu bà để tạ ơn. Bà cười nói rằng:  – Nếu tôi lấy hai tấm thì thà rằng tôi lấy cả bó, còn được nhiều hơn. Tôi thương chị mất của mà về, tất bị chồng con đánh mắng, cho nên tôi trả lại cho chị, chứ tôi có mong chị trả ơn đâu. Bà nhất định từ chối không nhận, mọi người ở chợ đều khen ngợi bà”.

Một vị nữ tiểu thương khác là thân mẫu của Nguyễn Vịnh – một vị quan giữ chức Tham chính dưới thời Lê. Bà cũng được người đời ngợi khen về sự thật thà khi đi buôn. Theo sách “Nam thiên trân dị tập”, có lần bà cũng nhặt được lụa của một người bỏ quên và nhất quyết chờ người ấy quay lại để trả. Sách còn nhận định có lẽ nhờ đức độ của mẹ nên con bà về sau mới có thể bảng vàng đề danh.

Khách nước ngoài tán thưởng

Không chỉ người trong nước khen ngợi, mà cả người ngoại quốc khi đến Việt Nam, dù phàn nàn rất nhiều về sự gian xảo, ăn cướp trắng trợn của một số thương nhân cũng như chính quyền một vài nơi, nhưng khi làm ăn, tiếp xúc với các thương nhân chuyên nghiệp, có đạo đức, họ cũng dành cho các thương nhân ấy nhiều lời tán thưởng.

William Dampier khen thương nhân nước ta có uy tín và sòng phẳng: “Còn những người làm nghề buôn bán thì họ sòng phẳng và thật thà. Tôi nghe một người kể lại rằng trong 10 năm buôn bán ở đây, ông ta đã giao dịch hàng nghìn bảng Anh nhưng chưa bao giờ ông ta bị thiệt tới 10 bảng với họ” (sách “Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688”).

Tavernier đánh giá thương nhân nước ta rất ngay thẳng và thành thật trong buôn bán. Ông viết: “Buôn bán với người Đàng Ngoài thì thích thú hơn và có lợi hơn với người Trung Hoa. Người Trung Hoa nếu có cơ hội lường đảo được là họ lường đảo ngay, khó mà có thể đối phó với những mánh khóe của họ được…Nhưng với người Đàng Ngoài, họ tròn trặn trong việc buôn bán. Buôn bán với họ thật dễ chịu” (sách “Tập du kí mới và kì thú về vương quốc Đàng Ngoài”).

Bìa sách Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài
 Bìa sách Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài

Còn giáo sĩ A. Rhodes thì nêu một ví dụ cụ thể để khẳng định đức tính không gian dối của thương nhân nước ta.“Hơn nữa về bạc, (các thương gia) không bao giờ nhận mà không cho thử và cân trước. Thí dụ, giữa thương gia với nhau họ thỏa thuận bao nhiêu líu lụa, thí dụ mười lăm hay hai mươi, mỗi đồng bạc giá mười ecu, khi bán lụa thì cân mười lăm hay hai mươi líu lụa và trong cân thì đặt một đồng bạc, nếu đúng số cân thí dụ mấy đồng bạc nặng một líu. Họ thi hành như thế một cách gọn gàng và không gian dối. Nếu ai còn nghi ngờ về vàng hay bạc tốt hay xấu thì có quyền đập ra thành mảnh con để dễ nhận hơn”(sách “Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài”). Đoạn ghi chép của A. Rhodes cho thấy, thương nhân nước ta giao dịch với nhau đã lấy ngay thẳng thành thật làm đầu và biết tạo điều kiện để cả hai cùng hài lòng, đi đến chỗ thuận mua vừa bán.

Đạo đức buôn bán của thương nhân nước ta đã được người trong nước và nước ngoài xác nhận qua mấy điểm nổi bật như trên. Những khía cạnh đạo đức ấy xuất phát từ cái tâm của người đi buôn, qua quá trình vận động buôn bán liên tục mà hình thành và định hình, rồi biểu hiện ra bằng những hành động cụ thể trong khi buôn bán.

Chính sự uy tín, công bằng trong buôn bán đã tác động đến niềm tin và sự ủng hộ của người dân, giúp khuếch trương công việc của thương nhân. Mối quan hệ hai chiều giữa đạo đức buôn bán và hoạt động buôn bán cũng khuyến khích các thương nhân quan tâm giữ gìn tư cách và đạo đức kinh doanh, vừa nhằm tăng doanh thu, tăng khách hàng vừa nhằm thể hiện văn hóa kinh doanh của họ…/.

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch VCCI), Chủ tịch ASEAN BAC Việt Nam.

Việt Nam đăng cai tổ chức Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC

(PLVN) - Kỳ họp của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN lần thứ 101 sẽ diễn ra từ ngày 13-14/09/2024 tại khách sạn InterContinental Westlake, Hà Nội. Sự kiện đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực của ASEAN BAC Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực và nâng cao vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Đọc thêm

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 9,5%, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu

Tháng 8, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 ghi nhận xu hướng tăng trưởng tích cực, với chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này, với mức tăng 10,6%.

CPI tháng 8 ổn định bất chấp giá tăng ở 10 nhóm hàng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/9, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 khá ổn định so với tháng trước mặc dù trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính có 10 nhóm hàng tăng giá.

Xuất khẩu cuối năm nhiều thuận lợi

Sau 8 tháng của năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD. (Ảnh minh họa/VNE)
(PLVN) - Nhiều kỳ vọng cho rằng, xuất khẩu năm 2024 sẽ đạt được mục tiêu đề ra khi các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm đều đang có những cơ hội lớn để gia tăng kim ngạch trong những tháng cuối năm nay.

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ
(PLVN) - Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết 107/2023/QH15 về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu dự kiến được ban hành trước ngày 31/10/2024. Cơ quan Thuế khuyến cáo doanh nghiệp (DN) cần chủ động trao đổi thông tin trước với công ty mẹ…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân: Cần vốn hỗ trợ doanh nghiệp để tận dụng cơ hội từ FTA

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân.
(PLVN) - Tổng số hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được đàm phán, ký kết và thực thi đến nay là 19. Để tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA này, các Bộ, ngành và doanh nghiệp cần làm gì? Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân về vấn đề này.

Năm 2024: Có thể đạt được mức tăng GDP 7,0%

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị khẩn trương cụ thể hóa, đưa các Luật, Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua vào cuộc cuộc sống. (Ảnh minh họa - VNEconomy)
(PLVN) - Nhiều nhận định cho thấy, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam đang nghiêng về kịch bản tích cực và trong kịch bản lạc quan, tăng trưởng cả năm nay có thể vượt mục tiêu cận trên của Chính phủ và có thể đạt được mức tăng 7,0%.

Quyết tâm gỡ được 'thẻ vàng' IUU trong năm 2024

Lực lượng Cảnh sát biển tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngư dân chống khai thác IUU.
(PLVN) - Việc gỡ “thẻ vàng” không còn chỉ là sự quyết liệt ở Trung ương và các cơ quan chức năng ở địa phương mà ngư dân cũng đã hiểu được đây là sự sống còn, bởi không phải là IUU nữa mà là một nghề cá bền vững cho chính chúng ta trong tương lai.

Trách nhiệm người đứng đầu với IUU

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tại Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tổ chức mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu các ngành, các cấp, các cơ quan, các địa phương nếu không thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chống khai thác IUU.

Supe Lâm Thao bổ nhiệm Tân Phó Tổng Giám đốc

Ông Nguyễn Quốc An vào vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. (Ông An đứng thứ 5 từ phải sang trái).
(PLVN) - Ngày 29/8, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã tổ chức buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc mới và trao Quyết định nghỉ chế độ hưu trí cho một lãnh đạo lâu năm của công ty.

Lào Cai có thể trở thành một trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và khu vực

Lào Cai có thể trở thành một trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và khu vực
(PLVN) -  Lào Cai cần c hú trọng đầu tư hạ tầng logistics, kho, bãi, nhất là ở Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tạo thuận lợi cho phát triển lưu thông hàng hóa và khai thác hiệu quả kinh tế cửa khẩu, góp phần xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc và xa hơn nữa là Đông Âu

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng
(PLVN) - Mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống hiện mới đạt 6,63% so với cuối năm 2023, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu định hướng đầu năm (15%). Do đó, căn cứ vào điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước sẽ điều chỉnh hạn mức tín dụng cho một số tổ chức.

Tọa đàm trực tiếp với các doanh nghiệp về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA trong lĩnh vực da giày tại Hải Phòng

Toàn cảnh buổi tọa đàm tại Hải Phòng.
(PLVN) - Trong khuôn khổ triển khai Hệ sinh thái tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), vừa qua tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công thương đã phối hợp với Sở Công thương thành phố Hải Phòng tổ chức “Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA, trong lĩnh vực da giày ”.

Kinh nghiệm từ dự án mạch 3

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án đường dây tải điện 500kV mạch 3 Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên) - dự án trọng điểm quốc gia, đã hoàn thành, chính thức vận hành. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong phát biểu tại Lễ khánh thành hôm qua (29/8) cho biết, có nhiều kỷ lục được xác lập tại dự án này.