Điều gì đang “kiềm chân” du lịch quốc tế tăng trưởng?

Cần tháo gỡ các “nút thắt” để du lịch quốc tế bứt phá trở lại.
Cần tháo gỡ các “nút thắt” để du lịch quốc tế bứt phá trở lại.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Ngành Du lịch Việt Nam đã mở cửa sớm với du lịch quốc tế, cố gắng tháo gỡ mọi rào cản cách ly, thúc đẩy xúc tiến thu hút các thị trường khách mới… nhưng lượng khách quốc tế đến nước ta vẫn chưa nhiều so với mục tiêu.

Du lịch quốc tế vẫn ảm đạm

Thời gian này rơi vào kỳ nghỉ đông của dòng khách Âu Mỹ. Mọi năm đây đều được xem là “mùa cao điểm” của du lịch quốc tế, nhưng đến nay đã gần hết năm mà vẫn chưa có tín hiệu hồi phục mạnh mẽ từ dòng khách này.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 11, Việt Nam đón 569.900 lượt khách quốc tế, tăng 23,2% so với tháng trước. Trong đó, thị trường châu Âu tăng trưởng rất tốt với mức tăng 48,2%, khách từ Pháp tăng tới 73,2%; Nga tăng 55,5%; Anh tăng 37,7%. Còn thị trường châu Mỹ tăng 22%. Tuy tỷ lệ tăng trưởng cho thấy sự tích cực, nhưng tính trên con số thực thì chưa có thị trường nào trong danh sách trên đạt tới 100.000 lượt khách tới Việt Nam.

Bên cạnh đó, các thị trường nguồn vùng Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan chiếm tới khoảng 80% khách quốc tế đến nước ta giai đoạn trước dịch, nhưng sau dịch lại chưa nhiều. Các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Trung Đông do mới được triển khai xúc tiến, thu hút nên lượng khách còn hạn chế.

Nhìn chung cả năm 2022, ngành Du lịch Việt Nam có nhiều lợi thế như: kiểm soát dịch và mở cửa từ khá sớm so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, là một trong những điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên một số trang web về du lịch, đạt được nhiều giải thưởng về du lịch trên thế giới… Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại khi chỉ còn dưới hai tuần nữa là hết năm, ước tính Việt Nam chỉ có thể đón được khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế, thấp hơn nhiều so với mục tiêu “5 triệu khách quốc tế” đặt ra đầu năm, tổng thu từ khách quốc tế chỉ đạt khoảng 4,5 tỷ USD.

Chỉ so sánh trong khu vực Đông Nam Á, các quốc gia Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia dù mở cửa sau nhưng đều chứng kiến số lượng khách quốc tế tăng vượt bậc, thậm chí vượt qua chỉ tiêu họ đặt ra. Đơn cử, Thái Lan đã đón được hơn 10 triệu lượt khách quốc tế năm 2022, vượt mức 7,5 triệu đặt ra ban đầu, mang lại tổng thu từ du khách quốc tế khoảng 14 tỉ USD, với phần lớn du khách từ Malaysia (trước dịch đây là thị trường rất lớn của Việt Nam) và Ấn Độ (đây là thị trường Việt Nam đang cố gắng thu hút). Ngành du lịch Malaysia ban đầu chỉ “dè dặt” đặt mục tiêu đón 2 triệu khách quốc tế nhưng số lượng khách quốc tế tăng vượt kỳ vọng, khiến họ 2 lần điều chỉnh mục tiêu này lên 4,5 triệu lượt và 9,2 triệu lượt khách quốc tế cả năm 2022.

Với những thực tế như vậy, ngành Du lịch Việt Nam chỉ nhận về vị trí cuối bảng xếp hạng Chỉ số phục hồi du lịch châu Á sau COVID-19 mặc dù du lịch nội địa thu hút hơn 100 triệu lượt khách. Theo các chuyên gia du lịch đánh giá, khách du lịch trong nước tuy nhiều nhưng chi tiêu bình quân trên khách không cao, khó thể bù đắp được doanh thu thiếu hụt do ít khách quốc tế. Cụ thể, trước dịch COVID-19, tổng thu từ khách du lịch quốc tế đạt 18,3 tỷ USD trong số 32,8 tỷ USD mà toàn ngành du lịch tạo ra.

Đâu là “rào cản”?

Tại Hội nghị “Phục hồi kinh tế và doanh nghiệp 2023: Giải pháp tạo bứt phá từ trụ cột dịch vụ hàng không - du lịch” mới đây, nhiều ý kiến cho rằng, chính sách thị thực hiện tại là một trong những “rào cản” lớn với khách du lịch quốc tế.

Hiện nay, Việt Nam miễn visa với công dân 25 nước. Trong danh sách này, chỉ Panama và Chile có số ngày lưu trú lên tới 90; các nước Thái Lan, Singapore, Lào, Malaysia, Indonesia, Kyrgyzstan được 30 ngày. Riêng các quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Thụy Điển… chỉ được 15 ngày. Trong khi đó, Singapore miễn visa cho công dân của 158 nước, với Malaysia là 155 nước, với Thái Lan là 64 nước.

Bất cập trong chính sách visa không chỉ làm khó các công ty lữ hành quốc tế khi đón khách châu Âu phải hạn chế thời lượng tour, mà còn làm khó cả những khách du lịch quốc tế lẻ, đi du lịch theo kiểu tự túc. Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới nhận định, nếu Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi hơn về visa thì khả năng cạnh tranh sẽ tăng đáng kể, kéo theo đó là có thể tăng thêm khoảng 10% lượt khách quốc tế mỗi năm.

Nhiều ý kiến khác cho rằng, một trong các nguyên nhân lớn khác là các thị trường du khách mục tiêu của Việt Nam vẫn chưa mở cửa hoặc bị tác động mạnh bởi các yếu tố về dịch bệnh hay thay đổi địa chính trị, dẫn đến một “khoảng trống” lớn về du lịch quốc tế. Cụ thể, ước tính 65% thị trường đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc… gần như mất toàn bộ. Ông Từ Quý Thành, Giám đốc Công ty du lịch Liên Bang nhận định: “Nếu may mắn Trung Quốc mở cửa lại du lịch từ tháng 3/2023 thì phải tới mùa hè 2023, thị trường inbound mới lại có cơ hội khởi sắc”. Mặt khác, chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, kéo theo kinh tế toàn cầu căng thẳng, gây ảnh hưởng lớn đến thị trường khách Nga, châu Âu và Mỹ, đến nay vẫn chưa thấy nhiều cơ hội khởi sắc.

Nhưng thực tế trên đòi hỏi ngành Du lịch Việt Nam trong năm 2023 phải nhanh chóng tìm ra giải pháp tháo gỡ các “nút thắt” về chính sách thị thực hay tìm kiếm, thu hút những thị trường khách mới để phục hồi du lịch quốc tế. Theo nhiều đề xuất, bên cạnh việc mở rộng và nâng thời hạn miễn thị thực, cũng nên cân nhắc, xem xét việc áp dụng các thủ tục nhập cảnh điện tử, bỏ bảo hiểm COVID-19, tăng thêm ưu đãi, tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp thu hút khách quốc tế,…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.

Ẩm thực xứ Lạng níu chân du khách

Các món nướng ở phố đi bộ Kỳ Lừa hấp dẫn du khách. (Ảnh trong bài: Thùy Dương)
(PLVN) - Đến với Lạng Sơn, du khách không chỉ được ngắm nhìn cảnh sắc non xanh hùng vĩ, nên thơ, với các danh lam thắng cảnh đẹp mà còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản, đong đầy hương vị núi rừng Đông Bắc dung dị mà tinh tế.

Những phản ứng 'bất ngờ' của khách nước ngoài lần đầu thưởng thức chả rươi

Món chả rươi thường ăn kèm với bún, nước chấm, đôi khi thêm chả cốm và nem. (Nguồn: SCM)
(PLVN) - Đặc sản của Hà Nội nói riêng hay ẩm thực Việt Nam nói chung vô cùng đa dạng, phong phú và độc đáo. Đặc biệt, những món ăn đường phố chắc chắn có thể làm bất ngờ và hài lòng những thực khách khó tính nhất. Trong đó phải kể đến món chả rươi, mặc dù có hình thù khiến nhiều người sợ hãi, nhưng hương vị tuyệt vời sau khi nếm thử luôn làm thực khách bất ngờ.