Điều chưa biết về người mà Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un “tin tưởng vô điều kiện”

Kim Yo-jong. Ảnh: Jorge Silva/AP
Kim Yo-jong. Ảnh: Jorge Silva/AP
(PLVN) - Các nhà phân tích đánh giá rằng, Kim Yo-jong - em gái của Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un – là người đã được anh trai tin tưởng vô điều kiện từ khi họ còn đi du học phổ thông ở nước ngoài cùng với nhau.

Người ta nhìn thấy Kim Yo-jong nhiều hơn kể từ khi cô đại diện cho Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Thế vận hội mùa đông 2018 ở Pyeongchang, Hàn Quốc. Khi đó, Kim Yo-jong không chỉ có được những vị trí uy tín trong Đảng Lao động cầm quyền, mà còn được đồn đại là “bộ não đằng sau” hình ảnh công khai được xây dựng cẩn thận của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Trong khi thế giới vật lộn với đại dịch COVID-19 do virus corona chủng mới gây nên, thì chính quyền Bình Nhưỡng vẫn khẳng định nước này không ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh nào – và trong việc này có dấu ấn của Kim Yo-jong .

Tháng trước, cô đã đưa ra tuyên bố công khai đầu tiên của mình sau khi Seoul phản đối một cuộc tập trận bắn đạn thật. Và, trong tháng 3, cô cũng đã công khai tán dương Tổng thống Mỹ Donald Trump vì đã gửi cho Nhà lãnh đạo Triều Tiên  Kim Jong-un một lá thư nói rằng ông hy vọng sẽ duy trì mối quan hệ song phương tốt đẹp và đề nghị giúp đỡ trong việc đối phó với đại dịch COVID-19.

Theo nhà nghiên cứu Youngshik Bong (Viện nghiên cứu Bắc Triều Tiên tại Đại học Yonsei, Seoul, Hàn Quốc), thì việc Kim Yo-jong được đưa ra các công bố chính trị dưới tên mình cho thấy nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã “bật đèn xanh” cho em gái như thế nào.

Kim Yo-jong với anh trai trong tại khu phi quân sự năm 2018. Ảnh: Reuters.
 Kim Yo-jong với anh trai trong tại khu phi quân sự năm 2018. Ảnh: Reuters.

Còn nhớ, sau khi đi cùng anh trai Kim Jong-un tới hai hội nghị thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên với Tổng thống Mỹ Trump, và nhất là sau cuộc gặp thất bại ở Hà Nội, Kim Yo-jong đã được thông báo rời khỏi vị trí. Gần 1 năm sau đó, trung tuần tháng 4 vừa qua, Kim Yo-jong mới được giới thiệu lại nắm các vị trí trọng trách và tham gia vào Bộ chính trị Đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền.

Trên bình diện quốc tế, Kim Yo-jong có sự hiện diện rõ ràng trong suốt quá trình ngoại giao cao cấp giữa chính quyền Washington và Bình Nhưỡng. Trong nước, cô thực hiện vai trò tổng phụ trách công tác tuyên truyền  để xây dựng hình ảnh và danh tiếng của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Ông Leonid Petrov, chuyên gia về Triều Tiên và là giảng viên cao cấp tại Đại học Quản lý Quốc tế ở Sydney (Australia), cho rằng, Kim Yo-jong là một nhân vật chính trị đáng tin cậy, người giúp Kim Jong-un duy trì hình ảnh công khai tích cực khi ông ngoại giao với nước ngoài hoặc với Hàn Quốc.  

Kim Yo-jong, được cho là trẻ hơn anh trai 4 tuổi, hiếm khi xuất hiện trước công chúng cho đến tận năm 2010, lúc cô xuất hiện trong bức ảnh tham dự một hội nghị. Sau đó, cô thường xuyên có mặt trong đoàn tùy tùng của cha mình là ông Kim Jong-il. Trong lễ tang ông Kim Jong-il khi ông qua đời cuối năm 2011, truyền thông cũng chụp được những bức ảnh cô đang khóc thương cha mình.  

Kim Yo-jong tại Seoul với tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in, năm 2018. Ảnh: KCNA / EPA
 Kim Yo-jong tại Seoul với tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in, năm 2018. Ảnh: KCNA / EPA

Nhưng hành trình đến chính quyền trung ương Triều Tiên của Kim Yo-jong được cho là bắt đầu từ cuối những năm 1990, khi cô học tiểu học ở Berne, Thụy Sĩ cùng với Kim Jong-un. Hai anh em sống trong một ngôi nhà riêng. “Họ sống cùng nhau, và đều biết trong tương lai sẽ phải gánh trọng trách như thế nào” – ông Youngshik Bong nói – “Cô chắc chắn có được sự tin tưởng vô điều kiện của anh trai mình từ khi đó”.

Người ta biết rất ít về cuộc sống của Kim Yo-jong trong khoảng thời gian sau khi cô tốt nghiệp ngành khoa học máy tính của Đại học Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng cho tới tận năm 2007 - khi cô bắt đầu xuất hiện trong hoạt động của chính quyền. Sau thời gian xuất hiện bên cha và sau khi cha cô mất, truyền thông lại không nhắc đến cô cho tới tận tháng 3/2014, khi cô xuất hiện cùng anh trai trong cuộc bầu cử.

Leif-Eric Easley - phó giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Ewha (Seoul, Hàn Quốc) – cho rằng, Kim Yo-jung đã thể hiện tốt vai trò của mình trong các vị trí quyền lực mà cô nắm giữ, nhưng "vai trò quan trọng nhất Kim Yo-jung có lẽ là một người bạn tâm tình với anh trai mình."  Ông Leonid Petrov (Đại học Quản lý Quốc tế ở Sydney, Australia) cũng tán thành nhận định này khi cho rằng, ở một quốc gia Nho giáo trọng nam, Kim Yo-jong có lẽ sẽ chỉ đóng vai trò là đồng minh đáng tin cậy nhất của anh trai mình – nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. 

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.