Điều chỉnh quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ Đông

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khu vực nghiên cứu điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP Đà Nẵng có diện tích khoảng 6.644 ha, thuộc phân khu ven sông Hàn và bờ Đông, nằm trên địa bàn quận Hải Châu và Sơn Trà.
Một góc đô thị Đà Nẵng nhìn từ bờ đông sông Hàn.
Một góc đô thị Đà Nẵng nhìn từ bờ đông sông Hàn.

UBND TP Đà Nẵng mới ban hành quyết định điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó có điều chỉnh sử dụng đất tại khu vực phân khu ven sông Hàn và bờ Đông; khu vực Cảng Liên Chiểu và Làng Vân.

Cụ thể, khu vực nghiên cứu điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung có diện tích khoảng 6.644 ha, thuộc phân khu ven sông Hàn và bờ Đông (thuộc 2 quận Hải Châu và Sơn Trà). Diện tích điều chỉnh cục bộ quy hoạch khoảng 136 ha.

Nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch sẽ điều chỉnh cục bộ một phần Đất sử dụng hỗn hợp tại khu vực Khu đô thị Vịnh Thuận Phước, diện tích 15 ha thành đất cây xanh sử dụng hạn chế (công viên chuyên đề kết hợp mặt nước).

Bên cạnh đó là phân bổ lại vị trí các khu đất y tế, trường trung học phổ thông và đất dịch vụ - công cộng đô thị đã phê duyệt, bao gồm vị trí khu vực phía tây đường 2 Tháng 9 và khu vực mặt tiền đường Ngô Quyền; trong đó, khu vực phía tây đường 2 Tháng 9 điều chỉnh khu vực đất y tế, đất trường trung học phổ thông và đất dịch vụ - công cộng đô thị thành đất đơn vị ở hiện trạng kết hợp thương mại dịch vụ và đất dịch vụ - công cộng đô thị theo đúng hiện trạng thực tế.

Còn khu vực mặt tiền đường Ngô Quyền điều chỉnh đất quy hoạch là đơn vị ở kết hợp thương mại dịch vụ thành đất trường THPT trên cơ sở hiện trạng đất trống do nhà nước quản lý.

Đồng thời, Đà Nẵng cũng điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với nội dung khu vực Cảng biển Liên Chiểu và Làng Vân.

Theo đó, điều chỉnh đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 31.786 ha, chiếm khoảng 32,25% diện tích đất trên đất liền.

Cụ thể, đối với đất dân dụng, khoảng 14.093 ha, giảm 14 ha (khoảng 90,3 m2/người), chiếm khoảng 44,34% đất xây dựng đô thị. Trong đó, đất đơn vị ở, khoảng 9.595 ha tăng 4ha; gồm các nhóm nhà ở, các công trình dịch vụ - công cộng, cây xanh công cộng, đường giao thông và bãi đỗ xe cho đơn vị ở. Trong đó đất đơn vị ở khoảng 7.180 ha, đất đơn vị ở kết hợp thương mại, dịch vụ khoảng 2.415 ha, giảm 4ha. Đất dịch vụ - công cộng cấp đô thị, khoảng 455 ha, giảm 1 ha; gồm đất xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ, chợ, thiết chế văn hóa... cấp đô thị.

Đất trường trung học phổ thông, khoảng 106 ha, giảm 2 ha. Ngoài ra, đất cây xanh sử dụng công cộng cấp đô thị, khoảng 1.392 ha; đất sử dụng hỗn hợp, khoảng 2.545 ha, gồm đất xây dựng nhà, công trình hỗn hợp hoặc được sử dụng cho một số mục đích khác nhau.

Trong khi đó, đất ngoài dân dụng khoảng 17.693 ha. Gồm đất công nghiệp, công nghệ cao khoảng 4.117 ha; đất kho tàng (kho bãi và trung tâm logistics) khoảng 232 ha; đất trung tâm nghiên cứu đào tạo khoảng 569 ha; đất cơ quan khoảng 43 ha; đất trung tâm y tế khoảng 136 ha; đất du lịch khoảng 2.332 ha; đất tôn giáo, di tích khoảng 109ha; đất giao thông khoảng 3.089 ha; đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật khoảng 1.147 ha; đất cây xanh chuyên đề khoảng 444 ha ; đất trung tâm thể dục thể thao khoảng 931 ha.

Hiện, UBND TP Đà Nẵng giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng (đơn vị tư vấn) chịu trách nhiệm về tính xác thực của quy mô diện tích, vị trí đề xuất điều chỉnh, các số liệu đất đai, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội... Không để xảy ra các chồng chéo, tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình triển khai thực hiện.

Đồng thời, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng chịu trách nhiệm đảm bảo phù hợp, thống nhất, cập nhật và thể hiện các nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch vào hồ sơ đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 đảm bảo phù hợp với quy định và gửi các đơn vị liên quan để lưu trữ, triển khai thực hiện.

 Khu TĐC thôn Chum Tam nằm bên thung lũng ruộng bậc thang cùng thác nước rất đẹp.

Khu tái định cư bị bỏ hoang tại Kon Tum: Bài 2 - UBND huyện Tu Mơ Rông đề xuất chuyển sang phát triển du lịch

(PLVN) - Khi mới thành lập, khu tái định cư (TĐC) làng Chum Tam, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum được đánh giá cảnh quan tuyệt đẹp với địa hình thoải dốc, gần hai khu thác hùng vĩ, phía dưới là thung lũng với ruộng bậc thang thơ mộng… Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, cả 75 hộ đều bỏ về làng cũ.
Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

(PLVN) - Thị trấn (TT) Vũng Liêm là nơi tập trung các cơ quan hành chính, địa bàn phát triển mạnh về thương mại, dịch vụ của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Giai đoạn 2020-2025, TT Vũng Liêm được tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống người dân với kinh phí đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, quyết tâm về đích lộ trình phát triển thị trấn lên đô thị loại IV.
 Đoàn giám sát khảo sát tại địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình. (Ảnh: Thùy Chi)

Cần sớm quy hoạch 1/500 các khu dân cư khu vực bãi sông địa bàn Tp Hà Nội

(PLVN) - Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội diễn ra mới đây, các đại biểu chất vấn lãnh đạo một số sở, ngành và địa phương của TP về một số vi phạm kéo dài liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP Hà Nội.