Điều chỉnh mức thu học phí: Tăng bao nhiêu cho phù hợp ?

  Ngày 14-5-2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 49 quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2011-2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2010. Tại Hải Phòng, việc thực hiện điều chỉnh mức thu học phí theo Nghị định này được triển khai như thế nào?

  Ngày 14-5-2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 49 quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2011-2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2010. Tại Hải Phòng, việc thực hiện điều chỉnh mức thu học phí theo Nghị định này được triển khai như thế nào?

Mức thu cũ không còn phù hợpMức thu học phí thực hiện tại thành phố từ năm 2003 đến nay quy định, giáo dục mầm non thu từ 20 nghìn đến 100 nghìn đồng/ trẻ/tháng; giáo dục tiểu học  thu từ 30 nghìn đến 60 nghìn đồng/tháng (kể cả học 2 buổi ngày và bán trú, ăn trưa); giáo dục THCS thu bình quân cả cấp học 27.500 đồng/tháng; giáo dục THPT thu bình quân cả cấp học 40 nghìn đồng/tháng.
Về quy định mức thu học phí hiện hành, Hiệu trưởng Trường mầm non Kỳ Sơn (Thủy Nguyên) Bùi Thị Hồng bày tỏ, năm 2003, nhà trường thu học phí 20 nghìn đồng/tháng/trẻ (đối với nhà trẻ), 15 nghìn đồng/tháng/trẻ (đối với mầm non). Năm học 2007-2008, được phép của thành phố, nhà trường thỏa thuận với phụ huynh về mức thu, nhưng cũng chỉ tăng thêm được 30 nghìn đồng/tháng/trẻ. Mức thu thấp, nên 80% tiền thu học phí được dành để trả lương với mức mỗi giáo viên viên có thu nhập hơn 1,5 triệu đồng/tháng, trong khi mỗi ngày phải làm việc 12 giờ. Trưởng phòng GD-ĐT quận Đồ Sơn Đặng Quang Tài  bức xúc, từ năm 2003 đến nay, theo Quyết định 161 của Chính phủ, giáo viên mầm  non  không được tuyển vào biên chế mà chỉ là diện hợp đồng, các trường tự thu học phí trả lương giáo viên. Với mức thu học phí thấp như hiện nay, các trường mầm non ở Đồ Sơn dùng 90% số tiền thu học phí để trả lương giáo viên mà vẫn  thiếu. Như vậy, các trường không còn kinh phí để chi cho các hoạt động khác. 

Trường THCS Đằng Lâm đang được xây dựng. Ảnh: Minh Hải
 Trường THCS Đằng Lâm đang được xây dựng.                     Ảnh: Minh Hải


Phó giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Xuân Trường cho rằng, mức thu học phí hiện nay  quá lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế.  Từ năm 2003 đến nay, Chính phủ nhiều lần điều chỉnh mức lương tối thiểu  làm  tổng quỹ lương tăng gấp 3 lần. Trong khi đó, các cơ sở giáo dục vẫn phải thực hiện tiết kiệm 40%  số học phí để chi tăng lương cho cán bộ, giáo viên. Từ năm 2005, theo quy định của Luật Giáo dục, các trường không được phép thu tiền xây dựng nên mất đi một khoản kinh phí đáng kể cho đầu tư cơ sở vật chất.  Mức thu học phí thấp, lại không được phép thu tiền xây dựng nên các trường thiếu kinh phí chi cho các hoạt động khác như hỗ trợ thi tốt nghiệp, bổ sung cho hoạt động dạy và học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất.  

 Tăng học phí thế nào cho phù hợp?Phó giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Xuân Trường khẳng định, đề án mức thu học phí mới đối với các trường mầm non và phổ thông công lập tại thành phố do Sở GD-ĐT xây dựng được căn cứ trên ba nguyên tắc. Trong đó, nguyên tắc quan trọng nhất là phù hợp với điều kiện kinh tế từng địa phương và khả năng đóng góp của người dân, sao cho học phí và chi phí học tập khác không vượt quá 5% thu nhập bình quân của mỗi gia đình. Theo đó, có 2 phương án điều chỉnh mức thu học phí từ năm học 2010-2011. Ở phương án 1, mức thu học phí các bậc học ở thành thị tăng 0,14 đến 0,27 lần, ở nông thôn tăng 0,11  đến 0,28 lần so với trước. Ở phương án 2, mức thu học phí bằng 150% những năm học trước cộng với 150% mức đóng góp xây dựng cơ sở vật chất thành phố cho phép thực hiện những năm trước. Theo đó, mức thu học phí các bậc học ở thành thị tăng  0,77 lần đến 1,62 lần; ở nông thôn tăng 0,33  đến 1,95 lần. Theo phương án này, mức thu cao nhất là nhà trẻ, với 160 nghìn đồng/trẻ/tháng (thành thị) và 80 nghìn đồng/trẻ/tháng (nông thôn). Học sinh bậc THPT có mức thu 105 nghìn đồng/người/tháng (thành thị), 62 nghìn đồng/người/tháng (nông thôn). So với đề xuất mức thu học phí của thành phố Hà Nội (tăng từ 2 đến 5 lần), đề án mức thu học phí của Hải Phòng có thể chấp nhận được.  

“ Hợp pháp, hợp lý và hợp lòng dân”Tại cuộc họp do UBND thành phố tổ chức để lấy ý kiến các ngành vào đề án thu học phí mới, đại diện các ngành chức năng và phòng GD-ĐT đều nhấn mạnh sự cần thiết phải điều chỉnh mức thu học phí, nhất là khi nhà nước không cho phép thu tiền xây dựng. Đại diện LĐLĐ thành phố nhấn mạnh, đề án thu học phí mới cần đáp ứng 3 yêu cầu: hợp pháp, hợp lý và hợp lòng dân. Lãnh đạo LĐLĐ thành phố nhất trí lựa chọn phương án 2 do đáp ứng được 3 yêu cầu trên và phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân. Cùng chung quan điểm này, ý kiến của lãnh đạo Sở Tư pháp thành phố cụ thể hơn khi đề nghị đề án phải nằm trong khung Chính phủ quy định và không vượt quá 5% bình quân thu nhập của  một gia đình. Phó chủ tịch UBND quận Lê Chân Phạm Thị Hải và Phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Bảo Nguyễn Văn Lợi đồng tình cho rằng, từ khi Nhà nước không cho phép thu tiền xây dựng, các trường học rất khó khăn trong việc cải tạo cơ sở vật chất. Vì vậy, việc Chính phủ quyết định điều chỉnh mức thu học phí từ năm học 2010-2011 là phù hợp  tình hình thực tế. 
Theo Phó chủ tịch UBND thành phố Hoàng Văn Kể, thu học phí là vấn đề nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến đời sống người dân. Vì vậy, trên cơ sở ý kiến đóng góp của các ngành chức năng và đại diện trường học, ngành GD-ĐT sớm hoàn chỉnh đề án, trình HĐND thành phố xem xét và thông qua, bởi năm học mới sắp bắt đầu.
  

    Bích Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.