Điều cần biết về thi THPT Quốc gia 2019

Nhiều điểm mới siết chặt kỷ luật thi THPT QG 2019. Ảnh minh họa
Nhiều điểm mới siết chặt kỷ luật thi THPT QG 2019. Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo PGS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2019 vẫn nhằm mục đích dùng kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT,  tuyển sinh giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Nội dung thi THPT quốc gia 2019 nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Thí sinh tự do không được ngồi riêng

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT. Theo quy chế cũ thì từ năm 2019, nội dung thi THPT quốc gia sẽ bao hàm tất cả chương trình THPT, còn quy chế mới quy định trong năm nay, nội dung đề thi vẫn sẽ nằm trong chương trình THPT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12.

Trước đây, TS tự do được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số điểm thi do Giám đốc Sở GD-ĐT quyết định, thí sinh giáo dục thường xuyên cũng được bố trí phòng thi riêng khi dự thi bài thi khoa học xã hội.

Tuy nhiên, quy định này đã thay đổi. Điểm mới của Quy chế thi THPT quốc gia 2019 là thí sinh tự do, thí sinh giáo dục thường xuyên được bố trí dự thi tại một số điểm thi cùng với thí sinh giáo dục THPT và do Giám đốc Sở GD-ĐT quyết định. Đây là điều chỉnh nhằm tránh kẽ hở gian lận với thí sinh tự do, khi mà năm 2018 đã xảy ra sai phạm nghiêm trọng, đặc biệt diễn ra ở một số hội đồng thi dành riêng cho thí sinh tự do.

Năm nay, tại các điểm thi, việc lập danh sách để sắp xếp phòng thi được thực hiện theo quy định, không phân biệt thí sinh tự do hay thí sinh giáo dục thường xuyên.

Đối với chấm bài thi trắc nghiệm, Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ cho các trường đại học chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm tại các hội đồng thi. Trường đại học, cao đẳng cử người đúng thành phần để thành lập ban chấm thi trắc nghiệm. Người có người thân dự thi trong năm tổ chức kỳ thi không tham gia ban chấm thi trắc nghiệm tại địa phương nơi người thân dự thi.

Trưởng ban chấm thi trắc nghiệm là lãnh đạo trường đại học đảm nhiệm. Trưởng ban chấm thi trắc nghiệm điều hành công tác chấm thi trắc nghiệm và chịu trách nhiệm trước trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia về thời gian, quy trình và chất lượng chấm thi.

Bộ GD-ĐT thực hiện thanh tra trực tiếp tất cả các nhiệm vụ của ban chấm thi trắc nghiệm theo quy định. Tỷ lệ điểm bài thi và điểm trung bình cả năm học lớp 12 được điều chỉnh để đảm bảo đúng tính chất của kỳ thi THPT quốc gia theo tỷ lệ 70% điểm bài thi, 30% điểm học bạ.

Cộng 2 điểm nếu có giấy chứng nhận nghề loại giỏi

Học sinh Giáo dục THPT, học viên GDTX trong diện xếp loại hạnh kiểm, học viên GDTX tham gia học đồng thời chương trình trung cấp kết hợp với chương trình văn hóa theo chương trình GDTX cấp THPT có Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp do Sở GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp trong thời gian học THPT được cộng điểm khuyến khích căn cứ vào xếp loại ghi trong Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp như sau:

Loại giỏi đối với Giấy chứng nhận nghề, loại xuất sắc và giỏi đối với Bằng trung cấp: cộng 2 điểm. Loại khá đối với Giấy chứng nhận nghề, loại khá và trung bình khá đối với Bằng trung cấp: cộng 1,5 điểm; Loại trung bình: cộng 1 điểm.

Năm nay, thí sinh đăng ký thi THPT quốc gia từ ngày 1 đến 20/4. Trên phiếu đăng ký có những điểm cần lưu ý, phần hướng dẫn ghi phiếu và phần hướng dẫn về các diện ưu tiên và điểm khuyến khích, TS cần đọc kỹ những thông tin này. Khi hết hạn nộp phiếu đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, TS phải thông báo kịp thời cho hiệu trưởng trường phổ thông hoặc thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi hoặc cho Trưởng điểm thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung.

Do công tác chấm thi kỹ lưỡng hơn nên năm nay, việc công bố kết quả thi dự kiến muộn hơn năm ngoái vài ngày. Dù vậy, việc này không ảnh hưởng đến thí sinh, cũng như lịch trình tuyển sinh của các trường. Dự kiến kỳ thi THPT quốc gia diễn ra từ ngày 24-27/6. Sau khi kỳ thi kết thúc, các hội đồng thi cập nhật vào phần mềm quản lý thi và gửi về bộ số liệu và tình hình coi thi, chậm nhất vào trưa 28/6.

Ngay sau khi cơ quan này cập nhật kết quả thi vào phần mềm, các hội đồng thi sử dụng đĩa lưu trữ tại đơn vị đối chiếu với kết quả trên phần mềm, nếu có bất thường phải báo cáo ngay về ban chỉ đạo thi quốc gia để xử lý. Việc đối chiếu kết quả thi hoàn thành chậm nhất vào ngày 13/7 và 2 ngày sau đó, hội đồng thi công bố, thông báo kết quả cho thí sinh. 

Camera ghi hình quy trình sử dụng và bảo quản đề/bài thi

Về bảo quản, sử dụng đề thi và bảo quản bài thi tại điểm thi, Bộ GĐ-ĐT yêu cầu đề thi và bài thi phải được bảo quản trong các tủ riêng biệt. Tủ đựng đề thi, tủ đựng bài thi phải đảm bảo chắc chắn, phải được khoá và niêm phong (nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của Trưởng điểm và Phó Trưởng điểm là người của trường ĐH, CĐ phối hợp).

Chìa khóa do Trưởng điểm thi giữ. Khi mở niêm phong phải có chứng kiến của công an và những người ký nhãn niêm phong; đồng thời lập biên bản ghi rõ thời gian mở, lý do mở, tình trạng niêm phong, biên bản phải có đủ họ và tên, chữ ký của Trưởng điểm thi và những người chứng kiến.

Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảo vệ 24 giờ/ngày; đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ.

Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày; có công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày và 1 cán bộ làm nhiệm vụ tại Điểm thi của trường ĐH, CĐ (Phó Trưởng điểm thi hoặc thư ký) thường trực đêm tại phòng trong thời gian đề thi, bài thi được lưu tại Điểm thi.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).