Điện thoại thông minh: Tác nhân hủy hoại sức khỏe của bạn?

Điện thoại thông minh: Tác nhân hủy hoại sức khỏe của bạn?
(PLO) - Bạn có thường cảm thấy cứng và đau ở các ngón tay, cổ tay? Có thể đó là do thói quen sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian quá dài.
Bạn và chiếc điện thoại thông minh thật khó để tách rời. Một khảo sát gần đây cho thấy 66% người dùng cảm thấy sợ hãi nếu phải tách rời chiếc điện thoại thông minh của họ. Tuy nhiên, sự gần gũi giữa con người và chiếc điện thoại thông minh mang lại tác động tiêu cực cho sức khỏe. Dưới đây là cách mà điện thoại thông minh phá hủy sức khỏe của bạn:
1. Thính giác
Nghe nhạc với một chiếc điện thoại thông minh thông qua tai nghe khá thú vị, đặc biệt là nghe nhạc trong lúc rảnh rỗi. Nhưng hãy cẩn thận khi thiết lập âm lượng. Nếu âm lượng quá lớn sẽ gây tổn thương cho tai của bạn. Không được kiểm soát, thói quen nghe nhạc ở âm lượng cao có thể làm mất thính giác của bạn.
2. Vi trùng và vi khuẩn
Điện thoại thông minh là nguồn vi trùng và các bệnh từ phòng tắm. Một tạp chí y học quốc tế đã thông báo rằng nhiều người dùng điện thoại thông minh trong phòng tắm. Kết quả là vi khuẩn và vi trùng trong phòng tắm sẽ chuyển sang điện thoại thông minh của bạn.
3. Cứng ngón tay
Bạn có thường cảm thấy cứng và đau ở các ngón tay, cổ tay? Nếu vậy, có thể đó là do thói quen sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian quá dài, bao gồm trò chuyện, cập nhật trạng thái của bạn trên Facebook hoặc Twitter, hoặc nhắn tin.
4. Đau cổ
Bấm điện thoại quá nhiều có thể gây ra đau cổ. Bạn có thể bị đau lan thậm chí lên vai và đầu. Vì sao điện thoại thông minh của bạn lại gây ra điều này? Đó là vì cổ của bạn không được để ở đúng tư thế khi bạn liên tục cúi mặt xuống và tập trung vào màn hình trong một thời gian dài.
5. Gây nghiện
Tỷ lệ người bị nghiện điện thoại thông minh là khá cao, ở mức 66%. Nhiều người sợ mất hoặc bị tách rời chiếc điện thoại của họ. Kết quả là bất cứ nơi nào họ đi, họ không bao giờ quên mang điện thoại thông minh theo bao gồm cả vào nhà vệ sinh. Vì vậy, vi trùng và vi khuẩn gây bệnh trong điện thoại thông minh tiếp tục phát triển.
6. Bức xạ
Người sử dụng điện thoại thông minh cũng sẽ được tiếp xúc với bức xạ không lành mạnh. Tin xấu là nhiều người vẫn thích ngủ bên cạnh "dế" của họ. Bạn nên đi ngủ với chiếc điện thoại thông minh đã tắt máy và đặt xa vị trí ngủ.
7. Khó ngủ
Trước khi đi ngủ, bạn luôn luôn kiểm tra điện thoại thông minh của mình? Nếu câu trả lời là có, có thể bạn sẽ cảm thấy khó ngủ và cuối cùng cảm thấy kiệt sức vào sáng hôm sau. Điều này khá hợp lý bởi vì ánh đèn LED từ điện thoại thông minh sẽ làm gián đoạn việc sản xuất melatonin, chất giúp tạo giấc ngủ ngon hơn. Tất nhiên đây là một thói quen xấu nên được dừng lại.
8. Hội chứng rung điện thoại
Hội chứng này là cảm nhận của nhiều người nghiện điện thoại thông minh. Họ thường cảm thấy rung rung như một dấu hiệu của các cuộc gọi đến hoặc tin nhắn, mặc dù điện thoại thông minh không xảy ra những hoạt động trên.
9. Triệu chứng cai nghiện
Cũng giống như rượu hay ma túy, nếu chủ sở hữu điện thoại thông minh bị cách ly với chiếc điện thoại yêu quý, họ sẽ xuất hiện triệu chứng cai nghiện bao gồm lo lắng, trầm cảm cấp tính.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.