Điện thoại, máy giặt, lò nướng... bẩn hơn cả bồn cầu

Bạn là người kỹ tính, luôn luôn rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh? Như thế vẫn chưa đủ, có những nơi bạn tiếp xúc hằng ngày còn bẩn hơn cả bồn cầu mà bạn vẫn không hề hay biết. Dưới đây là vài nơi như thế.
Điện thoại di động
Theo các nhà nghiên cứu ở London (Anh), nhiều người luôn để sát điện thoại vào má mình hàng giờ nhưng ít khi biết 16% nguy cơ rắc rối sức khỏe đến từ đây. Nếu chúng không tràn ngập vi khuẩn E. coli, 9/10 điện thoại di động có dính một số loại vi khuẩn gây bệnh, như cảm cúm hoặc MRSA (Methicillin-resistant S.aureus - Khuẩn Staphylococcus aureus kháng Methicillin).
Vì vậy, giáo sư vi sinh học Charles Gerba tại Trường ĐH Arizona (Mỹ) khuyên mọi người hãy lau sạch điện thoại bằng chất khử trùng dành riêng cho thiết bị điện tử mỗi tuần để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Lò nướng
Các bà nội trợ làm sạch bồn cầu thường xuyên hơn lò nướng và điều này không phải là lựa chọn khôn ngoan.
Theo một nghiên cứu của Anh năm 2013, trung bình, một chiếc lò nướng chứa khoảng 1,7 triệu vi khuẩn trên 1 inch2 (2,54 cm2), nhiều gấp đôi so với mức vi khuẩn trung bình trong bồn cầu. Để khắc phục tình trạng trên, bạn cần cạo tất cả các mảng bám trên vỉ, sau đó chà rửa vỉ nướng sạch sẽ bằng xà phòng.
Máy giặt
Một sự thật là khi cho đồ lót vào máy giặt, bạn đã đưa khoảng 500 triệu vi khuẩn E. coli theo vào. Sau đó, chúng theo nước lắng xuống đáy máy giặt và biến nơi đây thành nơi sinh sản cho vi khuẩn. Cứ thế, chúng tiếp tục sinh sôi.
Để đảm bảo quần áo của mình thực sự được sạch sẽ, bạn nên vệ sinh máy giặt với chất tẩy chlorine mỗi tháng một lần để khử trùng, tẩy sạch vi khuẩn. Đối với đồ lót, thỉnh thoảng bạn nên dùng nước nóng trụng qua trước khi cho vào máy giặt.
Miếng rửa chén
Miếng bọt biển có lẽ là thứ dơ bẩn nhất trong nhà bếp gia đình. Chúng luôn ẩm ướt và thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn, là nơi lý tưởng cho vi trùng sinh sôi nảy nở.
Theo một nghiên cứu của Trường Cao đẳng Simmons (Mỹ), cứ ba miếng rửa chén sẽ có một miếng có nguy cơ nhiễm khuẩn tụ cầu (gấp đôi so với tỉ lệ ô nhiễm trong nhà vệ sinh). Ngoài ra, theo nghiên cứu từ Trường ĐH Arizona (Mỹ), miếng rửa chén có thể chứa 10 triệu vi khuẩn trên mỗi inch2 (2,5 cm2), bẩn hơn nhà vệ sinh đến 200.000 lần.
Cách khắc phục: Để diệt vi trùng, bạn chỉ cần đặt miếng bọt biển ướt trong lò vi sóng khoảng 1 phút.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.