Điện thoại hành khách trên máy bay mất tích vẫn đổ chuông?

Hôm nay,10/3, MAS mở chuyến bay đầu tiên đưa thân nhân của các nạn nhân trên chuyến bay mất tích đến Kuala Lumpur để nhận những thông tin mới nhất liên quan tới vụ việc. Ảnh: AP
Hôm nay,10/3, MAS mở chuyến bay đầu tiên đưa thân nhân của các nạn nhân trên chuyến bay mất tích đến Kuala Lumpur để nhận những thông tin mới nhất liên quan tới vụ việc. Ảnh: AP
Những thân nhân tuyệt vọng của các hành khách trên chuyến bay MH370 đang thúc giục MAS dùng công nghệ vệ tinh truy tìm tín hiệu điện thoại di động của các hành khách trên chiếc máy bay mất tích bí ẩn này.
Gia đình của một hành khách Trung Quốc trên chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) cho biết họ vẫn gọi được tới điện thoại di động của anh này sau khi máy bay đứt liên lạc hôm 8/3.
Đài truyền hình Bắc Kinh hôm 9/3 công bố đoạn video cho thấy một người đàn ông quay số điện thoại của anh trai - vốn là một nạn nhân trên chuyến bay MH370 của hãng Malaysia Airlines. Điện thoại vẫn đổ chuông nhưng không có ai trả lời, Strait Times đưa tin.
Vị thân nhân giấu tên nói trên cho biết trong cuộc họp báo của hãng Malaysia Airlines tại Bắc Kinh hôm 9/3 rằng ông đã gọi vào máy của anh trai ba lần, nhưng không có ai trả lời. Thông tin này hiện đã được chuyển cho giới chức Trung Quốc và Malaysia. Tuy nhiên,  theo phát ngôn viên MAS Ignatius Ong, cá nhân ông đã gọi vào số điện thoại nói trên nhưng không nghe đổ chuông.
Cũng theo MAS, một số gia đình cũng phản ánh nghe thấy tiếng đổ chuông khi gọi vào điện thoại của các thành viên phi hành đoàn nhưng không có người trả lời. Những thân nhân tuyệt vọng của các hành khách trên chuyến bay mất tích đang thúc giục MAS dùng công nghệ vệ tinh truy tìm tín hiệu điện thoại di động của các hành khách trên khoang trước khi những chiếc điện thoại này hết pin.
Công cuộc tìm kiếm chiếc máy bay Boeing 777-200ER mất tích đang bước vào ngày thứ ba trong khi ngày càng nhiều nghi vấn nổi lên xung quanh vấn đề nơi xuất hiện lần cuối của chiếc máy bay 11 năm tuổi và danh tính mập mờ của một số hành khách trên khoang.
Hôm nay (10/3), MAS mở chuyến bay đầu tiên đưa thân nhân của các nạn nhân trên chuyến bay mất tích đến Kuala Lumpur để nhận những thông tin mới nhất liên quan tới vụ việc.  Trên chuyến bay đầu tiên này sẽ có cả gia đình của 2 hành khách mang hộ chiếu không hợp lệ để lên máy bay (được cho là 2 chiếc hộ chiếu bị đánh cắp từ 2 công dân Ý và Áo).
Trước đó không ít gia đình đang nóng lòng chờ tin của những người thân trên chuyến bay mất tích tỏ ra giận dữ với cách xử lý của MAS sau khi vụ việc xảy ra. Họ chỉ trích hãng hàng không này không cung cấp thông tin sớm đến các thân nhân của hành khách.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.