Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật năm 2024”: Hoạt động ý nghĩa gắn kết cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp

Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật năm 2024”: Hoạt động ý nghĩa gắn kết cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp
(PLVN) - Chiều 25/9, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo chuẩn bị tổ chức Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật năm 2024”.

Tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc đã báo cáo về công tác chuẩn bị tổ chức Diễn đàn như: dự thảo bài phát biểu, chương trình chi tiết diễn đàn, phóng sự trình chiếu tại diễn đàn…

Việc tổ chức Diễn đàn nhằm tạo cơ hội để các doanh nghiệp được tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về pháp lý trong thực tế; tạo sự đồng thuận trong xây dựng và thi hành chính sách pháp luật, đồng thời cũng là dịp để tăng cường công tác truyền thông chính sách đến đông đảo cộng đồng doanh nghiệp.

Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc báo cáo tiến độ chuẩn bị Diễn đàn.

Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc báo cáo tiến độ chuẩn bị Diễn đàn.

Với chủ đề “Chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”, nội dung Diễn đàn xoay quanh 02 chủ đề thảo luận chính là: Các vướng mắc pháp lý về trình tự, thủ tục các dự án đầu tư có sử dụng đất và giải pháp tháo gỡ; các vướng mắc pháp lý về thuế và giải pháp tháo gỡ.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cho ý kiến cụ thể về các nội dung.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cho ý kiến cụ thể về các nội dung.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh và đại diện các đơn vị thuộc Bộ đã góp ý về kịch bản tổ chức, nội dung tại các phiên thảo luận, công tác truyền thông, công tác hậu cần, hình thức tổ chức diễn đàn, thông điệp của diễn đàn, thời lượng phát phóng sự; kịch bản tổ chức; thông điệp của Diễn đàn…

Phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh Diễn đàn là hoạt động ý nghĩa trong việc gắn kết cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội, do vậy cần đẩy mạnh công tác truyền thông trước, trong và sau diễn đàn.

Trong công tác truyền thông, cần lồng ghép và truyền tải đậm nét thông điệp của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế trong bối cảnh hiện nay. Trong đó, phải đặc biệt lưu ý tới chỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII đó là: “đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân, phát triển khoa học và công nghệ đồng bộ, thông suốt, tất cả vì sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước và phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; đổi mới mạnh mẽ công tác tổ chức cán bộ; đồng bộ và đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là ưu tiên cao nhất”.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh tới việc truyền tải các thông điệp của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh tới việc truyền tải các thông điệp của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Trước đó là một trong ba yêu cầu của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đó là “công tác phòng chống tham nhũng phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không vì đẩy mạnh phòng chống tham nhũng tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế - xã hội”.

Cùng với đó là nhiều chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng tinh gọn, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng cho ý kiến cụ thể về dự thảo bài phát biểu khai mạc, đáp từ, phóng sự, kịch bản chương trình, công tác hậu cần… đảm bảo kỹ lưỡng, ngắn gọn, hiệu quả.

Theo tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh yêu cầu Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật phối hợp các đơn vị điều chỉnh nội dung phóng sự, kịch bản để làm nổi bật các thông điệp nêu trên. Các đơn vị thuộc Bộ cần phối hợp chặt chẽ với Cục để rà soát các công việc về nội dung, hậu cần để Diễn đàn thành công, đạt được mục tiêu đề ra.

Một số hình ảnh tại cuộc họp:

Đọc thêm

Talkshow: Kinh doanh có trách nhiệm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN

Talkshow: Kinh doanh có trách nhiệm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Giảng viên cao cấp - Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân và TS. Trần Minh Sơn (Bộ Tư pháp), Chủ tịch Hội đồng cố vấn Trung tâm Trọng tài quốc tế PACC, mặc dù chưa có một văn bản chính thức nhưng Việt Nam đã có những quan tâm và những bước đi xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật trong việc hoàn thiện chính sách và pháp luật, thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm vào cuộc sống. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc Tọa đàm với các chuyên gia về vấn đề này.

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ: “Người mẹ pháp luật” của những trẻ em bị xâm hại

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ
(PLVN) -“Tôi và con gái nợ luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cả cuộc đời” - dòng tâm sự của một bà mẹ có con bị xâm hại gói trọn sự biết ơn, kính trọng đối với người nữ luật sư đã và đang dành rất nhiều thời gian, công sức theo đuổi pháp lý miễn phí cho những số phận trẻ em bị xâm hại, bạo hành.

Dự kiến, tổ chức sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg vào ngày 27/9

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) -Ngày 24/9, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc làm việc với Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia về chuẩn bị Hội nghị sơ kết thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu LLTP tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp (Chỉ thị 23).

PGS.TS Trương Hồ Hải: "Nhân dân là trung tâm, là chủ thể chính trong quy trình chính sách"

PGS.TS Trương Hồ Hải
(PLVN) - Theo PGS.TS Trương Hồ Hải, Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, để thực hiện được các yêu cầu quan trọng được nêu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nhà nước cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách để phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: "Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam: Đảm bảo Nhân dân là trung tâm, là chủ thể chính trong quy trình chính sách" của ông về vấn đề này. 

Cần có biện pháp mạnh để đấu tranh và phòng ngừa tội phạm mạng

Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại Toạ đàm.
(PLVN) -Ngày 23/9, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức buổi Toạ đàm khoa học quốc tế về "Tội phạm mạng - Pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" do PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Thường trực Trường Đại học Luật Hà Nội và ông Timo Rinke, Trưởng Đại diện Viện FES tại Việt Nam đồng chủ trì dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến. 

Đoàn Luật sư TP Hà Nội tập huấn kỹ năng, nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 23/9, Đoàn luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng cho luật sư tham gia Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở” theo Quyết định số 315 ngày 17/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 215 ngày 17/7/2024 của UBND TP Hà Nội giai đoạn 2024 – 2030.