Điện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định

Theo Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã phát sinh ổ dịch LMLM ở xã Liên Minh huyện Vụ Bản làm 47 trâu, bò mắc bệnh; ổ dịch cúm gia cầm (H5N1) xảy ra tại xã Yên Mỹ huyện Ý Yên làm 1.520 con gia cầm ốm, chết phải tiêu hủy.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
ĐIỆN:
- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố;
- Giám đốc các sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Công thương, Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường.

Theo Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã phát sinh ổ dịch LMLM ở xã Liên Minh huyện Vụ Bản làm 47 trâu, bò mắc bệnh; ổ dịch cúm gia cầm (H5N1) xảy ra tại xã Yên Mỹ huyện Ý Yên làm 1.520 con gia cầm ốm, chết phải tiêu hủy.

Nguyên nhân xảy ra dịch là do các hộ chăn nuôi không thực hiện tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi theo quy định; chính quyền một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo sâu sát, quyết liệt công tác tiêm phòng; do thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa ảnh hưởng xấu tới sức khỏe đàn vật nuôi...

Thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán do nhu cầu thực phẩm tăng cao nên tình hình chăn nuôi và vận chuyển gia súc, gia cầm sẽ tăng đột biến là điều kiện để dịch bệnh phát sinh và lây lan.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, bao vây dập tắt ngay các ổ dịch phát sinh, ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ngành liên quan thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Kiện toàn và duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp để chỉ đạo các hoạt động phòng, chống dịch. Quán triệt đến cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân không được chủ quan, lơ là trong việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

2. Giao UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm chỉ đạo thôn trưởng, xóm trưởng phối hợp với mạng lưới thú y cơ sở thường xuyên kiểm tra rà soát toàn bộ đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn. Phát hiện sớm các trường hợp gia súc, gia cầm mắc bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Không giấu dịch, không để người chăn nuôi bán chạy gia súc, gia cầm mắc bệnh. Nắm chắc số lượng gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng đợt vụ Thu năm 2010 để tiêm ngay các loại vắc xin theo quy định (tiêm vắc xin LMLM cho trâu, bò, lợn nái ngoại, lợn đực giống; tiêm vắc xin H5N1 cho vịt; tiêm vắc xin Dịch tả, Tụ huyết trùng cho lợn...).

3. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn. Ký cam kết với các hộ kinh doanh, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm không được vận chuyển gia súc, gia cầm từ vùng có dịch về địa phương. Chỉ cho phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, con giống có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y.

4. Đối với địa phương đang có dịch phải tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt để nhanh chóng dập tắt dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất của cấp ủy, chính quyền địa phương (lập chốt gác kiểm dịch; vệ sinh khử trùng, tiêu độc; tiêm phòng vắc xin; cấm giết mổ, tiêu thụ động vật trong thời gian có dịch...). Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về phòng chống dịch.

5. Phát động tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, khu vực chăn nuôi, khu vực giết mổ, chợ buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh. Hướng dẫn chủ hộ chăn nuôi chủ động thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại và khu vực chăn nuôi từ 1-2 lần/tuần; hạn chế người ra vào khu vực chuồng nuôi; rắc vôi bột ở lối đi, cửa chuồng nuôi; tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi; chú ý chống đói, chống rét cho gia súc, gia cầm trong những ngày giá rét.

6. Các tổ chức đoàn thể, các cơ quan truyền thông: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định, cần thông tin thường xuyên liên tục về tác hại của các loại dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch, biện pháp chống rét cho đàn gia súc, gia cầm trong mùa Đông và các biện pháp chăn nuôi an toàn để người chăn nuôi biết, chủ động thực hiện.

Địa phương nào chủ quan, lơ là không triển khai các biện pháp phòng chống dịch, không nắm được tình hình dịch bệnh và không báo cáo kịp thời để dịch bệnh phát sinh lây lan thì người đứng đầu chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh; Báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh vào 15 giờ ngày thứ 4 hàng tuần (qua Sở Nông nghiệp &PTNT)./.

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(đã ký)
Đoàn Hồng Phong

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.