Diễn biến vụ nữ bệnh nhân khởi kiện đòi bệnh viện bồi thường

Nguyên đơn trong vụ kiện là bà Dương Ngọc Hường.
Nguyên đơn trong vụ kiện là bà Dương Ngọc Hường.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau khi nghị án kéo dài, TAND quận 5 (TP HCM) vừa quyết định tạm dừng phiên xét xử vụ án “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa nguyên đơn là bà Dương Ngọc Hường (65 tuổi, ngụ Bình Dương) và bị đơn là Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP HCM), để thẩm định một số chứng cứ trong vụ án.

Vụ án này đã kéo dài 8 năm nay mới được đưa ra xét xử.

Tại phiên tòa, ngoài yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần là 372 triệu, bà Hường đòi bồi thường chi phí điều trị, phẫu thuật tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình là 70 triệu; trợ cấp thu nhập suốt đời là 750 triệu đồng. Đồng thời, đề nghị tính lãi suất số tiền đề nghị bồi thường 1%, tính từ năm 2015.

Theo đơn khởi kiện, tháng 8/2013, bà Hường bị đau chân nên đi khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương và được kết luận bị thoái hóa khớp, có gai xương và được bác sĩ điều trị kê toa cho uống thuốc.

Một thời gian sau, do khớp gối vẫn bị viêm và sưng nên bà Hường đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương khám, chụp MRI. Kết quả bà bị thoái hóa khớp, có gai xương giống như kết quả khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương.

Theo tư vấn của bác sĩ Nguyễn Huy Toàn, bà cần tiêm chất nhờn để bôi trơn khớp gối. Một mũi có giá 1,2 triệu đồng và tiêm 5 mũi liên tục trong 5 tuần.

Tuy nhiên, sau khi tiêm mũi đầu tiên khoảng 30 phút, bà Hường cho rằng thấy chân phải nặng trĩu, không đi được nên phải nằm viện theo dõi. Bác sĩ đã chuyển bà sang khoa chấn thương chỉnh hình để chụp MRI kỹ thuật cao.

Sau khi chụp MRI, bà Hường được thông báo kết quả bị thoái hóa khớp, có gai, sụn bị rách và khuyến cáo bà phẫu thuật nội soi cắt lọc, khoan xương kích thích tủy xương dưới sụn. Với phương pháp này sẽ duy trì khớp gối được 5 - 10 năm và không gây hại gì. Sau đó, bà Hường đã đề nghị được hội chẩn trước khi phẫu thuật và có camera ghi lại quá trình phẫu thuật.

Tới ngày 27/2/2014, bà Hường được phẫu thuật, nhưng 5 tuần sau phẫu thuật, bà Hường vẫn không đi lại được. Lo lắng, bà đã phản ánh tình trạng bệnh của mình cho bác sĩ điều trị và lãnh đạo bệnh viện nhưng cả bác sĩ và lãnh đạo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương bị cho rằng “không có giải thích thấu đáo với bệnh nhân”.

Lo sợ bệnh càng ngày càng nặng, tháng 11/2014, bà Hường đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM thay khớp chân phải. Hiện bà Hường có thể đi lại được nhưng rất yếu và phải hạn chế vận động.

Theo lãnh đạo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bà Hường được điều trị theo các bước: Điều trị nội khoa, mổ nội soi cắt lọc, nếu bệnh vẫn diễn tiến sẽ phải mổ thay khớp và phương pháp phẫu thuật cho bà Hường là đúng chỉ định và phương pháp điều trị. Người trực tiếp phẫu thuật cho bà Hường là bác sĩ Nguyễn Huy Toàn có chứng chỉ hành nghề đúng chuyên môn và đã có kinh nghiệm mổ nhiều ca tương tự.

Hội đồng chuyên môn Sở Y tế TP HCM và Bộ Y tế cũng đã họp và kết luận chỉ định khám, chẩn đoán và điều trị cho bà Hường đúng quy trình.

Theo Bộ Y tế, trong vụ việc của bà Hường, bác sĩ phẫu thuật chỉ có thiếu sót là chưa tư vấn cặn kẽ cho người bệnh về diễn biến tự nhiên của bệnh thoái hóa khớp gối và hiệu quả điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Không đồng tình với giải thích từ phía Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bà Hường cho rằng việc phẫu thuật thất bại khiến bà từ một người đi lại bình thường trở thành người tàn tật, phải thay khớp gối.

Ngoài ra, bà Hường còn cho rằng phía bệnh viện còn “ngụy tạo hồ sơ” khi bà nhập viện khoa chấn thương chỉnh hình lúc 10h15 ngày 24/2/2014, nhưng biên bản hội chẩn trước phẫu thuật của bà lại diễn ra lúc 8h cùng ngày, trước cả khi bà nhập viện.

Cũng theo bà Hường, khi nhập viện, bà đã nộp các phim X-quang của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. Các phim này thể hiện bà chỉ bị thoái hóa khớp, có gai xương, chứ không hỏng sụn khớp hoàn toàn. Thế nhưng, sau khi làm phẫu thuật tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thì bà đã mất hoàn toàn sụn, phải thay khớp gối toàn phần. Bà đã đề nghị tòa thu thập các phim X-quang của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương và của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương sau phẫu thuật để đối chiếu.

Đọc thêm

Bản án của 2 người đàn ông làm thuê cho "trà xanh"

Hai bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 23/4, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt Lê Văn Sinh Nhật (49 tuổi, trú quận Sơn Trà) 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Nam (29 tuổi, trú quận Cẩm Lệ) 4 năm tù cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo
(PLVN) - Sáng 22/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa bị cáo Trương Quý Sửu, nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD&ĐT ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”; bị cáo Nguyễn Tư Sơn, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa bị phạt 42 tháng tù

Bị cáo Huỳnh Văn Dõng, cựu Giám đốc CDC tỉnh Khánh Hòa bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù.
(PLVN) - Sau 7 ngày xét xử và nghị án, bị cáo Huỳnh Văn Dõng (cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Khánh Hòa) bị TAND tỉnh tuyên phạt 42 tháng tù; Trần Quốc Huy (cựu Trưởng phòng Tổ chức - hành chính) bị phạt 19 tháng tù; Phan Phương Ngọc (cựu nhân viên Khoa Dược - Vật tư y tế) bị phạt 1 năm 3 tháng tù cùng về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 222 BLHS.

Xét xử đường dây làm giả giấy tờ, chiếm đoạt tiền của ngân hàng

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) -  Ngày 16/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Mai Hương (SN 1985, ngụ Bắc Giang) và Vương Thị Bích Phượng (SN 1991, ngụ Hòa Bình) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Sau khi nghị án, HĐXX phạt Hương 12 năm tù, Phượng 7 năm tù.

Hoãn phiên xử đường dây tội phạm Jibian

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Sáng nay, TAND TP Hà Nội đưa 21 bị cáo ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” thuộc đường dây tội phạm Jibian. Tuy nhiên, phiên tòa đã phải hoãn vì bị cáo đi cấp cứu.

Cảnh báo về đường dây tội phạm xuyên quốc gia Jibian

Hình minh họa.
(PLVN) - Từ lời trình báo của người phụ nữ bị chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng, công an đã bắt được nhiều “mắt xích” trong Jibian - một tổ chức tội phạm hoạt động về lĩnh vực rửa tiền cho các app đánh bạc hoặc các đối tượng lừa đảo như một cổng thanh toán trung gian.

Ông Đỗ Hữu Ca bị tuyên 10 năm tù

Phiên xử diễn ra tại TAND tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Đông Bắc)
(PLVN) - Sau 3 ngày xét xử và nghị án, chiều 12/4, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án với bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị tuyên 10 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Lời xin lỗi của ông Đỗ Hữu Ca

Dự kiến, hôm nay (12/4) HĐXX TAND Quảng Ninh sẽ tuyên án. (Ảnh trong bài: Đông Bắc)
(PLVN) - Hôm nay(11/4), TAND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phiên sơ thẩm bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".