Diễn biến điều tra vụ khu đất “vàng” đường Lê Duẩn (TP HCM): Các đối tượng bày “ma trận” hòng thâu tóm khu đất ra sao?

Khu đất hiện đang được tận dụng làm bãi đỗ xe.
Khu đất hiện đang được tận dụng làm bãi đỗ xe.
(PLVN) - Như PLVN đã đưa tin, mới đây Lê Thị Thanh Thúy (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue, Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm) và Nguyễn Thị Thu Thủy (61 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP HCM - HMTC) bị Bộ Công an bắt về hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. 

Hai đối tượng  trên có vai trò đồng phạm với cựu Phó Chủ tịch thường trực UBND TP HCM Nguyễn Thành Tài, gây thiệt hại hàng trăm tỷ khi giao khu đất số 8-12 đường Lê Duẩn (quận 1) cho doanh nghiệp không qua đấu thầu.

“Bày binh bố trận”

Lô đất do HMTC quản lý từ năm 2007, cho 4 công ty cổ phần của Bộ Công Thương thuê làm trụ sở. Tháng 9/2010, sau khi bị can Tài đồng ý chủ trương xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao và một phần trung tâm thương mại, Thuỷ chỉ đạo HMTC liên doanh với 4 doanh nghiệp này thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue, vốn điều lệ 100 tỷ để triển khai dự án.

Ngày 10/9/2010, Lavenue được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với 5 cổ đông; trong đó HMTC góp vốn 50%, mỗi công ty của Bộ Công Thương góp 12,5%. Tuy nhiên, trước đó cả 5 cổ đông cùng dựng kịch bản để tư nhân hóa Lavenue, theo Thanh tra Chính phủ (TTCP).

Cụ thể, ngày 23/7/2010, Thủy ký văn bản gửi UBND TP đề nghị cho HMTC được “huy động” thêm các nguồn vốn để triển khai dự án và được Tài đồng ý chủ trương. Mười bốn ngày sau, Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm (Thúy làm chủ sở hữu) có văn bản gửi HMTC đề nghị hợp tác đầu tư thực hiện dự án. Chỉ 5 ngày sau, Thủy ký công văn đề xuất TP cho công ty này được hợp tác đầu tư 30% vốn góp trong phần 50% của HMTC.

Cùng thời điểm này, 4 công ty của Bộ Công Thương bán hết cổ phần của mình (50%) trong Lavenue cho Công ty TNHH Đầu tư Kinh đô. Như vậy, chỉ trong hai tháng, 80% cổ phần của Lavenue đã vào tay tư nhân.

Công ty Hoa Tháng Năm được Thúy thành lập đầu tháng 4/2010 (Thúy cũng là Chủ tịch HĐQT Lavenue). Theo chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Hoa Tháng Năm chỉ có 3 nhân viên, trụ sở tại quận 1 và hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản. Chỉ sau 4 tháng thành lập, chưa có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh bất động sản nhưng công ty này đã được triển khai dự án 8-12 Lê Duẩn.

Đến tháng 6/2011, Lavenue được UBND TP HCM chấp thuận cho sử dụng toàn bộ khu đất trên để đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại dịch vụ, căn hộ cho thuê với thời hạn sử dụng đất 50 năm. Hình thức sử dụng đất là Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất với khu đất tại số 8 Lê Duẩn và Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm đối với khu đất số 12 Lê Duẩn.

Trong đó, giá trị quyền sử dụng đất và giá trị công trình xây dựng trên đất tại số 8 Lê Duẩn (3.433m2), theo giá trị trường là hơn 621,7 tỷ. Đơn giá thuê đất tại số 12 Lê Duẩn theo giá thị trường là hơn 3,5 triệu đồng/m2/năm.

Sở Tài chính TP HCM thẩm định giá lại kết quả của đơn vị tư vấn, đơn giá quyền sử dụng đất của khu đất số 8 Lê Duẩn là gần 177 triệu/m2 và đơn giá cho thuê đất trả tiền hàng năm là 3,53 triệu/m2. Lavenue đã nộp số tiền sử dụng đất và nộp tiền thuê đất đến 30/6/2016 vào ngân sách nhà nước (hơn 700 tỷ). Tuy nhiên, hiện lô đất vẫn chưa xây dựng, được tận dụng làm bãi đỗ xe.

Trái quyết định Thủ tướng, ảnh hưởng lợi ích Nhà nước 

Những dấu hiệu bất thường trong giao dịch giữa HMTC với Lavenue, bốn công ty của Bộ Công Thương với Công ty TNHH Đầu tư Kinh đô, đã được TTCP làm rõ.

TTCP xác định HMTC được giao quản lý lô đất nhưng không chờ ý kiến của các cơ quan chuyên môn thẩm định mà “ưu ái” cho Hoa Tháng Năm hợp tác đầu tư, trong khi doanh nghiệp này mới thành lập 4 tháng, chưa thực hiện dự án nào, năng lực tài chính cũng không được thẩm định.

Việc Thủy đề xuất và UBND TP đồng ý cho công ty của Thúy góp 30% vốn điều lệ cổ đông sáng lập, đồng thời giảm tỷ lệ vốn góp của công ty Nhà nước (từ 50% xuống còn 20%) tại Lavenue thực chất là chuyển dịch quyền sử dụng khu đất “vàng” từ doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân. Điều này trái với Quyết định 140/2008 của Thủ tướng, ảnh hưởng nghiêm trọng lợi ích của Nhà nước.

Ngoài ra, dù được cho phép liên doanh, liên kết với các đơn vị đang thuê khu đất thực hiện dự án nhưng HMTC đã ký biên bản chấp thuận cho 4 công ty thuộc Bộ Công Thương chuyển nhượng phần vốn góp cho đối tác bên ngoài (Công ty TNHH Đầu tư Kinh đô) mà không báo cáo UBND TP là sai phạm, trái với chỉ đạo.

TTCP cũng xác định hiện giá đất tại khu vực đường Lê Duẩn khu trung tâm tới trên 400 triệu/m2. Nếu đấu giá khu đất 8-12 Lê Duẩn có thể thu về trên 2.000 tỷ. Các sai phạm liên quan khu đất này do Nguyễn Thành Tài chịu trách nhiệm chính.

Nửa năm sau kết luận của TTCP, Nguyễn Thành Tài, Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở TN&MT TP HCM), Trương Văn Út (nguyên Phó trưởng phòng Quản lý đất, Sở TN&MT), Nguyễn Hoài Nam (nguyên Bí thư quận 2) bị bắt tạm giam về hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Điều 219 BLHS 2015.

Bị can Tài cho rằng “không lường hết được khả năng phức tạp xảy ra” sau các quyết định liên quan. Lúc đó 4 doanh nghiệp của Bộ Công Thương luôn khiếu nại và đòi cho bằng được quyền tham gia góp vốn đầu tư dự án, nhưng khi chính thức được trao cho quyền ấy thì lại “lật kèo”, đem bán phần vốn góp của mình cho Công ty TNHH Đầu tư Kinh Đô, gây hệ luỵ cho đơn vị quản lý.

Bị can cũng cho rằng “vì chủ quan tin vào năng lực tài chính cũng như sự ham muốn tham gia đầu tư dự án của các đơn vị này mà đã sai sót, bỏ qua phần báo cáo thẩm định về năng lực tài chính của các đơn vị”. Mặt khác, bị can cũng thiếu kiểm tra, không phát hiện kịp thời những sai phạm của cấp dưới. Từ đó dẫn đến hệ luỵ là không báo cáo, xin ý kiến Chủ tịch cũng như Thường trực UBND TP về những phát sinh.

Tin cùng chuyên mục

Cộng đồng mạng có thể dễ dàng “tẩy chay”, cô lập một nhãn hàng, một gia đình, một công ty,... (Ảnh minh họa - Nguồn: Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Những "phiên toà" khắc nghiệt mang tên mạng xã hội

(PLVN) - Sự bùng nổ của mạng xã hội đã mở ra kỷ nguyên thông tin mới, mang đến nhiều cơ hội chia sẻ thông tin nhanh chóng và đa chiều. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện lợi đến do mạng Internet đem lại, vẫn còn đó những “phiên tòa” vô cùng khắc nghiệt mang tên “dư luận mạng”.

Đọc thêm

Công an Kon Tum cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Đối tượng lừa đảo qua mạng nhắn tin, dẫn dụ bị hại. (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
(PLVN) - Phòng An ninh mạng - Công an tỉnh Kon Tum và Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo hơn 500 triệu đồng với chiêu giả danh người Mỹ muốn chuyển tiền về Việt Nam đầu tư.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép
(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố nghi can hàng loạt vụ trộm trên xe ô tô tại Rạch Giá

Bị can Ngô Phụng Tuấn
(PLVN) - Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Phụng Tuấn (SN 2006, ngụ phường An Bình, TP Rạch Giá) về tội "Trộm cắp tài sản".