Điểm mới quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022 có điểm mới như kế hoạch xét tuyển chung 1 đợt, không yêu cầu xác nhận nhập học sớm, điều chỉnh điểm ưu tiên khu vực…

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2022 với 3 nội dung cốt lõi: công bằng đối với thí sinh, bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo, minh bạch đối với xã hội.

Về việc xét tuyển trên hệ thống theo kế hoạch chung, Bộ GD&ĐT hỗ trợ tổ chức đăng ký xét tuyển đợt 1 đào tạo chính quy cho tất cả phương thức tuyển sinh của các trường. Thời gian đăng ký bắt đầu sau kỳ thi tốt nghiệp THPT và kết thúc sau khi có kết quả thi và xét tốt nghiệp THPT.

Thí sinh đã dự tuyển vào các trường theo kế hoạch xét tuyển sớm sau đó phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng trên hệ thống theo kế hoạch chung của Bộ.

Thí sinh dự tuyển đợt 1 đào tạo chính quy (gồm cả thí sinh đã dự tuyển theo kế hoạch xét tuyển sớm của các trường) thực hiện đăng ký xét tuyển trên hệ thống (qua Cổng thông tin tuyển sinh của bộ hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch chung và hướng dẫn của bộ.

Thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không hạn chế số lượng nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

Trong trường hợp nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.

Đặc biệt, một quy định dự kiến được đưa vào quy chế năm nay là mở cơ hội cho thí sinh đã xác nhận nhập học tại một trường. Về nguyên tắc các thí sinh không được tham gia xét tuyển ở nơi khác hoặc ở các đợt xét tuyển bổ sung. Nhưng nếu được trường mà các thí sinh đã xác nhận trúng tuyển cho phép thì vẫn được tham gia xét tuyển nơi khác hoặc ở các đợt xét bổ sung.

Với xét tuyển sớm, trường được thực hiện quy trình xét tuyển cho những thí sinh đã hoàn thành thủ tục dự tuyển, nhưng không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình theo kế hoạch chung. Các trường công bố và tải danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) lên hệ thống để xử lý nguyện vọng cùng với các phương thức xét tuyển khác theo kế hoạch chung, hoàn thành trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Mùa tuyển sinh năm nay, Bộ GD&ĐT yêu cầu việc bổ sung phương thức, tổ hợp xét tuyển mới phải có căn cứ và lộ trình hợp lý, không làm chỉ tiêu của phương thức, tổ hợp sử dụng trong năm trước giảm quá 30% chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT dự kiến điều chỉnh điểm ưu tiên khu vực. Theo đó, mức điểm cộng ưu tiên giữ nguyên (khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm và khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm). Tuy nhiên, điểm cộng ưu tiên khu vực chỉ áp dụng cho năm thí sinh tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp). Thí sinh đã tốt nghiệp THPT khi thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng không được tính điểm ưu tiên khu vực (như khu vực 3).

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, những điều chỉnh mới trong quy chế tuyển sinh 2022 theo hướng có lợi nhất cho thí sinh và đảm bảo công bằng trong xét tuyển. Thí sinh không nên lo lắng, thay vào đó cần tập trung cao độ cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Các em xác định theo phương thức tuyển sinh nào thì hãy kiên trì theo đuổi.

Bộ GD&ĐT sẽ đưa ra hướng dẫn quy trình đăng ký xét tuyển thuận lợi nhất. Bộ sẽ có hướng dẫn cụ thể bằng văn bản, video. Đồng thời, Bộ cũng tổ chức thực hành trên hệ thống để hướng dẫn các em, các trường đại học, trường phổ thông hỗ trợ các em quy trình đăng ký xét tuyển. Mọi năm các thí sinh đã làm và không có sai sót gì.

Tin cùng chuyên mục

Để nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ - khoa học trong nhà trường, rất cần sự đầu tư cả về công sức, tiền bạc. (Ảnh minh họa trong bài - Nguồn: PV)

“Đánh thức” tiềm năng khoa học - công nghệ ngay từ môi trường phổ thông, đại học

(PLVN) - Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là cơ sở quan trọng hàng đầu cho sự phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, để ngành khoa học - công nghệ Việt Nam đi lên tầm cao mới cần đầu tư ngay tại cấp bậc giáo dục phổ thông, đại học.

Đọc thêm

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, kiểm tra quy định dạy thêm, học thêm

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Liên quan đến những vấn đề thông tin báo chí phản ánh về quy định dạy thêm, học thêm, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã có chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền rà soát, kiểm tra, nắm bắt thông tin báo chí phản ánh về các vấn đề nêu trên để kịp thời có giải pháp xử lý phù hợp theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành; báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.

Dự án Luật nhà giáo: Luồng gió mới với ngành Giáo dục

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.
(PLVN) - Năm 2025 có thể sẽ là một năm đáng nhớ với hơn 1,6 triệu giáo viên cả nước, khi dự án Luật Nhà giáo có thể được Quốc hội thông qua. Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) về vấn đề này.

Tự hào khi tiếng Việt được giảng dạy ở xứ người

Các sứ giả tiếng Việt được vinh danh tại Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala Tiếng Việt thân thương vừa qua. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, cùng với sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, vị thế của tiếng Việt ngày càng được đánh giá cao ở các nước, qua đó, góp phần tạo nên “sức mạnh mềm” của Việt Nam trên trường quốc tế.

Chặng đường Tiếng nói Xanh của những người truyền lửa

Chặng đường Tiếng nói Xanh của những người truyền lửa
(PLVN) -  Cuộc thi Tiếng nói Xanh mùa 2 không chỉ là sân chơi để các bạn học sinh THPT thể hiện tài năng hùng biện - tranh biện và tình yêu với môi trường mà còn là hành trình đầy ý nghĩa với chính thầy cô giáo của các em - những người đồng hành thầm lặng, truyền cảm hứng và hỗ trợ cả về tư duy lẫn kỹ năng.