Điểm khác biệt của chương trình cho vay nhà ở xã hội

Vay chương trình NƠXH, người vay chỉ phải trả số tiền gốc và lãi hằng tháng tương đương như số tiền bỏ ra thuê nhà, nhưng sau 16 - 25 năm căn nhà đó là của họ.
Vay chương trình NƠXH, người vay chỉ phải trả số tiền gốc và lãi hằng tháng tương đương như số tiền bỏ ra thuê nhà, nhưng sau 16 - 25 năm căn nhà đó là của họ.
Điểm khác cơ bản là đối với cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP không phải là một gói tín dụng mà đây là một chương trình dài, nguồn vốn không hạn định, hằng năm Chính phủ cân đối ngân sách để bố trí vốn sang NHCSXH thực hiện cho vay. 

 Dự kiến năm 2019, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) sẽ bố trí trên 1.300 tỷ đồng để cho vay chương trình nhà ở xã hội (NƠXH) theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Ông Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH - đã chia sẻ với báo chí một số thông tin về chương trình này.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định về mức lãi suất cho vay nhà ở xã hội (NƠXH) năm 2019 là 4,8%. Theo ông, dựa trên cơ sở nào để đưa ra mức lãi suất này?

Ông Nguyễn Văn Lý: Từ ngày 01/4/2019 mức lãi suất cho vay ưu đãi của NHCSXH áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ trong năm 2019 để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội là 4,8%/năm.

Cho vay NƠXH là chương trình cho vay dài, Chính phủ cũng đã phê duyệt khung lãi suất cho vay nhà ở xã hội tại NHCSXH đến hết 2020 tối đa không vượt quá lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP.

Hiện nay, lãi suất của các tổ chức tín dụng có tham gia cho vay nhà ở xã hội do Nhà nước chỉ định là 5%/năm nên NHCSXH tính toán đề xuất các Bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mức lãi suất cho vay năm 2019 là 4,8%/năm. Lãi suất cho vay NƠXH được Chính phủ ban hành theo từng năm. Nhìn tổng thể, NHCSXH cho rằng lãi suất cho vay trong năm nay ở mức như vậy là hợp lý.

So với các chương trình tín dụng cho vay nhà ở mà ngân hàng từng triển khai thì chương trình cho vay NƠXH lần này có những điểm gì khác biệt, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Lý: NHCSXH đã từng triển khai các chương trình tín dụng liên quan đến nhà ở như chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở (giai đoạn 1 theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, giai đoạn 2 theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg), cho vay nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ Đồng bằng Sông Cửu Long, cho vay hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung. 

Ông Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội.
Ông Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội.

Điểm khác cơ bản là đối với cho vay NƠXH theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP không phải là một gói tín dụng mà đây là một chương trình dài, nguồn vốn không hạn định, hằng năm Chính phủ cân đối ngân sách để bố trí vốn sang NHCSXH thực hiện cho vay. Chương trình cho vay này còn thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước để thực hiện đảm bảo các tiêu chí về nhà ở trong công tác bảo đảm an sinh xã hội. Chúng tôi tin tưởng rằng, trong thời gian tới, chương trình cho vay NƠXH sẽ trở thành một trong những trụ cột trong các chính sách an sinh xã hội.

- Người nghèo, người thu nhập thấp có nhu cầu mua, thuê mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở thì nhận được ưu đãi nào khi vay vốn NHCSXH, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Lý: Ưu đãi đầu tiên là nếu thuộc đối tượng vay vốn khi vay chương trình này thì người vay đã được hưởng ưu đãi về lãi suất cho vay của chương trình này hiện nay thấp hơn so với lãi suất cho vay NƠXH của các ngân hàng thương mại.

Theo tính toán của Bộ Xây dựng, trong giai đoạn đến năm 2020 tổng nhu cầu nguồn vốn cho vay NOXH khoảng trên dưới 18.000 tỷ đồng, nhưng hiện nay nguồn vốn mới bố trí được hơn 2.000 tỷ đồng. Năm 2018, NHCSXH giải ngân gần 1.000 tỷ đồng. Dự kiến năm 2019, Chính phủ bố trí nguồn vốn 663 tỷ đồng, chúng tôi huy động đối ứng thêm một nửa nữa là có tổng nguồn vốn 1.326 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội.

Thứ hai, thời gian vay tối thiểu 16 năm và tối đa khoảng 25 năm để người dân có điều kiện tiết kiệm để trả nợ. Ví dụ, so sánh với trường hợp phải đi thuê nhà để ở nếu không có chương trình cho vay này. Nhưng khi vay vốn chương trình này thì cũng số tiền tiền bỏ ra để trả tiền thuê nhà hàng tháng, họ sẽ dùng số tiền này để trả nợ gốc và nợ lãi cho ngân hàng, thì sau 16 - 25 năm căn nhà đó là của họ.

Thứ ba, người vay nhận được ưu đãi từ cách thức phục vụ của NHCSXH. Chính sách được công khai, nhận được sự hướng dẫn, giám sát của hội, đoàn thể chính quyền địa phương trong việc vay vốn và không mất chi phí khi đi xác nhận tại địa phương. Trường hợp gặp rủi ro sẽ được xử lý theo quy định hiện hành như đối với các đối tượng chính sách khác.

- Giống các chương trình tín dụng khác, lo ngại về rủi ro là khó tránh. NHCSXH có lường trước và có giải pháp gì?

Ông Nguyễn Văn Lý: Hoạt động tín dụng luôn kèm rủi ro, chúng tôi cũng đã lường trước và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động hàng kỳ nhằm bảo toàn nguồn vốn của Chính phủ. Hiện nay, nợ quá hạn thực hiện các chương trình cho vay của toàn hệ thống NHCSXH chỉ chiếm 0,42% tổng dư nợ.

Đối với cho vay NƠXH chúng tôi cũng trích lập dự phòng. Nếu người vay gặp rủi ro, chúng tôi sẽ căn cứ mức độ rủi ro để xử lý công khai theo đúng quy định.

- Xin cảm ơn ông!

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…