“Điểm danh” những “cung đường ma túy” xuyên quốc gia trung chuyển qua Việt Nam

Lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và các đơn vị chức năng của Tổng cục Hải quan tại họp báo.
Lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và các đơn vị chức năng của Tổng cục Hải quan tại họp báo.
(PLVN) - Việt Nam được xác định là địa bàn trung chuyển ma túy từ các trung tâm ma túy ở khu vực “Tam giác vàng”, “Trăng lưỡi liềm” ở châu Á và Nam Mỹ vào Việt Nam và đi các quốc gia khác.

Thông tin trên được lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đưa ra tại họp báo chuyên đề về công tác phòng chống ma túy của ngành Hải quan do Tổng cục Hải quan tổ chức chiều nay (17/5).

Tại cuộc họp báo do Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu - ông Nguyễn Phi Hùng chủ trì, lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu cho biết, thời gian vừa qua, cùng với sự hội nhập phát triển, giao lưu thương mại quốc tế, hoạt động tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy xuyên quốc gia từ nước ngoài vào Việt Nam và trung chuyển đi nước thứ 3 tiêu thụ tiếp tục diễn biến phức tạp, nghiêm trọng trên tất cả các tuyến biên giới, cửa khẩu.

Tội phạm ma tuý trong và ngoài nước câu kết chặt chẽ với nhau hình thành các đường dây, tổ chức tội phạm với tính chất, phương thức, thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh và manh động.

Trong đó, trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, ma tuý là heroin vẫn được bọn tội phạm mua bán, vận chuyển từ Lào vào Việt Nam, sau đó vận chuyển qua các đường mòn, lối mở, trong đó có cả các cửa khẩu biên giới sang Trung Quốc; các loại ma túy tổng hợp như metamphetamine, ketamine, thuốc lắc... được vận chuyển trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam đi vào các tỉnh nội địa. 

Đáng chú ý, nhiều nguồn tin cho biết, hiện nay, tội phạm sản xuất ma tuý tổng hợp ở Trung Quốc đã chuyển địa bàn sang Myanmar và Lào để tổ chức sản xuất các loại  ma tuý tổng hợp, sau đó tìm cách đưa về Việt Nam qua biên giới các tỉnh giáp với Lào và Cămpuchia.

Ở tuyến biên giới Việt Nam – Lào, từ giữa năm 2017 đến nay tình trạng mua bán, vận chuyển các loại ma tuý tổng hợp dạng viên và dạng đá kèm theo heroin với số lượng lớn từ khu vực “Tam giác vàng” qua Lào về Việt Nam có chiều hướng gia tăng, một phần sử dụng trong nước, phần lớn tiếp tục được vận chuyển sang nước thứ 3 tiêu thụ, chủ yếu là Trung Quốc. 

Trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia, lợi dụng việc qua lại 2 bên biên giới Việt Nam - Campuchia dễ dàng, bọn tội phạm ma tuý đã móc nối với các đối tượng Việt kiều hoặc làm ăn, buôn bán ở Campuchia, các đối tượng là cư dân biên giới thăm thân, du lịch, không nghề nghiệp, lao động tự do... thường xuyên qua lại hai bên biên giới để mua bán, vận chuyển trái phép heroin, ma tuý tổng hợp, cần sa từ Campuchia vào Việt Nam tiêu thụ ở các tỉnh phía Nam, thậm chí vận chuyển ra phía Bắc tiêu thụ.

Bên cạnh đó, tội phạm ma tuý cũng thường xuyên lợi dụng hình thức vận chuyển hàng hoá qua đường hàng không, tuyến bưu điện quốc tế, chuyển phát nhanh để vận chuyển trái phép các chất ma tuý, với nhiều thủ đoạn tinh vi như chia nhỏ số lượng ma túy trà trộn vào hàng hóa khai báo là thực phẩm, mỹ phẩm, các loại bánh kẹo, đồ hộp, cất giấu trong người, trong hành lý ký gửi theo các chuyến bay từ các nước châu Âu, Mỹ, Canada, Thái Lan, Lào, Campuchia… về Việt Nam dưới dạng quà biếu, quà tặng với tên, địa chỉ của người nhận không rõ ràng, thường là không có thật và tìm cách liên lạc, cử người móc nối để nhận hàng. Nếu bị phát hiện thì tìm cách từ chối nhận hàng, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong việc điều tra, bắt giữ được đối tượng.

Theo lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, tuyến biển và cảng biển quốc tế là tuyến tiềm ẩn nhiều nguy cơ tội phạm ma tuý thường lợi dụng để vận chuyển, trung chuyển các loại ma tuý như cocain, heroin, cần sa, lá Khát, các loại tiền chất, ma túy tổng hợp với số lượng lớn theo cả hai chiều từ các nước châu Âu, Châu Phi, Nam Mỹ, Canada, Mỹ, Hà Lan về Việt Nam và từ Việt Nam đi các nước như Australia, Nhật Bản, Trung Quốc…

Thông tin về kết quả công tác đấu tranh phòng, chống ma túy, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cho biết, chỉ tính từ tháng 7/2018 đến nay (nhất là sau khi có chỉ thị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống ma tuý của ngành Hải quan, lực lượng phòng chống ma túy ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 129 vụ, 91 đối tượng. 

Số ma túy bị thu giữ bao gồm 218kg heroin, 30kg thuốc phiện, 725kg ma túy đá, 127,6kg cocain, 502kg ketamin, 40,6kg cần sa và 179.833 viên ma túy tổng hợp các loại.

Trong đó, Cục Điều tra chống buôn lậu đã chủ trì và phối hợp với các lực lượng chức năng lập và đấu tranh thành công 20 chuyên án, bắt giữ 22 đối tượng, thu giữ 346,72kg ma túy đá, 127,6kg cocain, 142,8kg heroin, 502,1kg ketamin cùng hàng chục ngàn viên ma túy tổng hợp. 

Điển hình có thể kể đến việc ngày 6/5/2019, lực lượng Hải quan phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an phát hiện, bắt giữ 119kg Cocain tại khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cất giấu trong lô hàng gồm nhiều container nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn thủy sản nhập khẩu từ Peru về Việt Nam.

Gần đây nhất, ngày 11/5/2019, các đơn vị nghiệp vụ của lực lượng Hải quan phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an phá thành công chuyên án M918 (do lực lượng hải quan xác lập) và chuyên án 719ĐL (do lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Bộ Công an xác lập), triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy từ nước ngoài vào địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để trung chuyển bằng đường biển sang nước thứ 3 tiêu thụ do các đối tượng người Đài Loan cầm đầu, thu giữ 500kg ma túy ketamine.

Đọc thêm

70% học sinh có hành vi bạo lực là có hoàn cảnh gia đình đặc biệt

Quang cảnh phiên chất vấn sáng 20/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dẫn thống kê điều tra của ngành Giáo dục cho thấy có đến 70% các học sinh có hành vi bạo lực với người khác đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt (hoặc bố mẹ ly hôn, hoặc chứng kiến bạo lực gia đình, hoặc bản thân bị bạo lực gia đình) nên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh phải bằng mọi cách, mọi biện pháp giảm thiểu, hỗ trợ, kiểm soát càng nhiều càng tốt để không ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, thái độ ứng xử, quan điểm của các em.

Bài 3: Tiên phong, 'mở đường' trong đổi mới, phát triển

Tại Lễ trao Giải Búa liềm vàng năm 2024, ngày 20/1/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú trao giải A cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả. Trong đó có tác giả Vân Anh của Báo Pháp luật Việt Nam. (Ảnh: Thành Đạt)
(PLVN) - Đất nước thống nhất, báo chí bước vào giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt, những tồn tại, những vấn đề đặt ra từ thực tiễn của thời kỳ bao cấp đòi hỏi phải có lời giải để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Và báo chí - một lần nữa lại lĩnh sứ mệnh “tiên phong”, “đi trước mở đường” trong quá trình đổi mới, phát triển.

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Cần phối hợp ngăn chặn gian lận công nghệ cao

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở, cấp xã phải đặc biệt quan tâm đến kỳ thi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ trụ sở của Chính phủ tới 402 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với khoảng 7.000 đại biểu tham dự vừa diễn ra…

Báo Pháp luật Việt Nam nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

TS. Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo PLVN (thứ ba từ phải sang) nhận bằng khen do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trao tặng. Ảnh: Lam Hạnh
(PLVN) - Tại cuộc gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức, Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong tuyên truyền báo chí về nhiệm vụ quân sự - quốc phòng giai đoạn 2020-2025.

Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2025: Tìm lời giải cho báo chí trong kỷ nguyên số

Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn. (Ảnh: Ngọc Nga)
(PLVN) - Từ cú hích của trí tuệ nhân tạo AI đến sự trỗi dậy của hệ sinh thái truyền thông thay thế dẫn đầu bởi các Tiktoker, Youtuber, báo chí chính thống đang đối mặt với loạt thách thức chưa từng có: tin giả lan nhanh, độc giả trẻ rời bỏ, nguồn thu co hẹp và người dùng ngày càng quen với việc “đọc miễn phí”. Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh thẳng thắn nhìn nhận: “Chúng ta đã mắc sai lầm lớn khi dâng hiến thông tin miễn phí trên mạng xã hội”.

Tưng bừng khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025

Tưng bừng khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025
(PLVN) -  Sáng 19/6, với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, (Hà Nội).

Chuẩn bị về mặt pháp lý để hỗ trợ hộ kinh doanh khi bỏ thuế khoán

Bộ trưởng Bộ Tài Chính Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 19/6, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng thừa nhận, khi mới triển khai chính sách bỏ thuế khoán từ đầu năm 2026 sẽ có những tác động đến hàng triệu hộ kinh doanh. Hiện, Bộ đang chuẩn bị về mặt pháp lý để hỗ trợ hộ kinh doanh thực hiện đảm bảo thuận lợi, giảm gánh nặng thủ tục và chi phí với các hộ.

Bài 2: Đối diện 'hòn tên, mũi đạn' mà chí không mòn

Không gian trưng bày báo chí giai đoạn 1925 - 1945 với những cây bút xuất sắc và vũ khí báo chí tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam. (Ảnh: T.N)
(PLVN) -  Ra đời trong hoàn cảnh là một nước thuộc địa nửa phong kiến - “nước mất, nhà tan” lại được sáng lập, rèn luyện, dẫn dắt bởi một nhà cách mạng - Người suốt cả cuộc đời chỉ lo cho nước, cho dân, báo chí không còn chỉ là báo chí - với nghĩa thông tấn mà đã trở thành “báo chí cách mạng”, báo chí với sứ mệnh “đồng hành cùng dân tộc”, phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước.

Tích cực xây dựng và nhân rộng mô hình hay, cách làm mới

Thượng tướng Lê Quang Minh trao Bằng khen tặng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 05. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Đó là nhấn mạnh của Thượng tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chỉ thị số 05) do Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức chiều 18/6.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương
"Một TP HCM phát triển năng động, đổi mới sáng tạo, có tầm vóc châu Á và bản sắc riêng biệt không chỉ là khát vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố mới sáp nhập, mà còn là một phần quan trọng trong khát vọng Việt Nam hùng cường vào năm 2045", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu.