'Điểm danh' loạt sai phạm trong đầu tư công ở Đà Nẵng

Phiên chất vấn HĐND TP. Đà Nẵng ngày 11/7
Phiên chất vấn HĐND TP. Đà Nẵng ngày 11/7
(PLO) - Qua quá trình giám sát hoạt động đầu tư công trên địa bàn, đoàn giám sát chuyên đề HĐND TP.Đà Nẵng nhận thấy hoạt động đầu tư công tại thành phố còn rất nhiều hạn chế.

Ngày 11/7, Kỳ họp thứ 7, HĐND TP.Đà Nẵng nhiệm kỳ 2016-2021 tiếp tục phiên thảo luận.

Bà Phan Thị Thúy Linh, Phó Trưởng đoàn giám sát chuyên đề HĐND TP.Đà Nẵng cho biết, đoàn đã giám sát hoạt động đầu tư công trên địa bàn thành phố.

Qua đó, đoàn nhận thấy hoạt động đầu tư công trên địa bàn thành phố còn rất nhiều hạn chế: Nhiều trường hợp tính thừa khối lượng, sai định mức làm tăng chi phí. Công tác khảo sát địa chất, địa hình sơ sài dẫn đến chưa đủ cơ sở để thiết kế;

Chất lượng thẩm tra 1 số công trình cũng còn hạn chế, khi thẩm định vẫn tiếp tục phát hiện ra nhiều sai sót phải tiếp tục chỉnh sửa. Khi triển khai thực hiện dự án phải điều chỉnh hồ sơ dự toán nhiều lần, làm kéo dài thời gian thực hiện dự án.

Bà Phan Thị Thúy Linh phát biểu tại phiên chất vấn
Bà Phan Thị Thúy Linh phát biểu tại phiên chất vấn

Công tác tính toán chi phí đền bù giải tỏa quá thấp. Chi phí đền bù giải tỏa thực tế tăng gấp 2, 3 lần dẫn đến sự đánh giá hiệu quả đầu tư không chính xác, không cân đối được quỹ đất và nguồn vốn, thâm hụt ngân sách.

Việc thực hiện chức năng thẩm định dự án, thiết kế, dự toán của 1 số sở, ngành liên quan vẫn còn bất cập, đặc biệt là tình trạng quá tải ở 1 số sở chuyên ngành thuộc thành phố. 

Ngoài công tác thẩm định, việc xử lý các công việc phát sinh khi triển khai thi công các dự án đầu tư công, cấp chứng chỉ hành nghề, các nhiệm vụ khác do UBND thành phố giao tại các sở chiếm tỷ trọng lớn. Điều này gây áp lực lớn không chỉ về mặt thời gian nên rất dễ dẫn đến tình trạng có dự án chỉ thẩm định mang tính hình thức, chất lượng không cao, dễ gây lãng phí nguồn lực đầu tư.

Bà Thúy Linh cho hay, công tác đấu thầu vẫn còn bất cập. Việc vi phạm thực hiện chỉ định thầu không đúng quy định đã xảy ra ở 1 số dự án gây ảnh hưởng xấu đến công tác đầu tư xây dựng của thành phố. 1 số dự án còn thực hiện kế hoạch đấu thầu riêng lẻ cho từng gói thầu thuộc dự án, dẫn đến giảm tính đồng bộ trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý về đấu thầu và khó kiểm soát được tình hình thực hiện đối với dự án.

Việc công khai minh bạch, đăng tải thông tin đấu thầu ở 1 số dự án vẫn chưa đảm bảo quy định. Qúa trình tổ chức đấu thầu còn tình trạng thực hiện không đúng dự toán và kế hoạch đấu thầu được phê duyệt. Nhiều gói thầu thực hiện theo hình thức hơp đồng trọn gói nhưng có nhiều khối lượng quyết toán tính không chính xác, không phù hợp với bản vẽ hoàn công. 

“Bên cạnh đó, một số đơn vị thi công được trúng thầu, giao thầu nhưng năng lực, tài chính, kinh nghiệm hoạt động hạn chế, triển khai thi công không đạt tiến độ theo yêu cầu, chất lượng công trình chưa được nhà thầu quan tâm đúng mức… nhưng chủ đầu tư chưa có biện pháp, chế tài để xử lý đối với nhà thầu vi phạm”, bà Linh chia sẻ.

Bà Linh nói thêm, công tác giám sát thiết kế, giám sát thi công và tổ chức nghiệm thu công trình đôi lúc còn dễ dãi, chưa chặt chẽ, giám sát cộng đồng đôi lúc còn mang tính hình thức, công tác thanh, kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên. Nhiều công trình đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng thiếu quan tâm tổ chức thực hiện công tác bảo trì, duy tu, bảo dưỡng theo quy định nên xuống cấp nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư, khai thác và sử dụng.

Một số dự án đầu tư với nguồn vốn lớn nhưng không mang lại hiệu quả, gây lãng phí, tạo dư luận không tốt. Ví dụ như dự án công viên nước, công trình nhà biểu diễn đa năng, sân tập golf khu vực công viên Thanh niên… Một số công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng nhưng khâu khai thác, quản lý, vận hành chưa phát huy hết công năng, hiệu quả theo mục tiêu đầu tư ban đầu như trung tâm Hội chợ triển lãm thành phố, Cung thể thao Tiên Sơn, Công trình Nâng cấp sửa chữa sân vận động Chi Lăng, khu chung cư vận động viên, trụ sở làm việc Thành ủy mở rộng… 

Nhiều công trình đầu tư chưa đảm bảo chất lượng yêu cầu, xuống cấp rất nhanh sau thời gian đưa vào sử dụng như Nhà văn hóa xã Hòa Liên, khu chung cư Vũng Thùng, Thuận Phước, Hòa Minh, hệ thống thoát nước thuộc dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên, hệ thống thoát nước hầm chui Điện Biên Phúc… gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

Theo ông Nguyễn Nho Trung, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng, để hoạt động đầu tư công phát triển, cần khắc phục những hạn chế này. Đối với những nhà đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát, tư vấn trong thi công… nếu không làm tốt cần công khai. Điều này sẽ tạo môi trường lành mạnh giữa các doanh nghiệp, giúp thành phố phát triển. 

“Phải mạnh dạn như vậy thì mới có thể đảm bảo được chất lượng, thời gian của công trình”, ông Nho Trung nhận định và cho rằng, "cần phải làm rõ và xử lý trách nhiệm, không thể đùn đẩy trách nhiệm vì “đùn đẩy trách nhiệm thì dân chịu chứ ai chịu!”.

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.