Dịch vụ tiêu huỷ ảnh cưới gây 'sốt' ở Trung Quốc

Ảnh: Odditycentral.
Ảnh: Odditycentral.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một người đàn ông ở Sơn Đông (Trung Quốc) mở dịch vụ cắt nhỏ ảnh cưới với mục đích ban đầu là giúp bảo vệ quyền riêng tư của những người đã ly hôn...

Theo trang Oddity Central, việc xé ảnh cưới ở Trung Quốc không hề dễ do hầu hết ảnh cưới đều được làm bằng chất liệu acrylic và không dễ cháy.

Lý do trên đã khiến Liu, người đàn ông ở Sơn Đông, bắt đầu công việc kinh doanh này. “Tuy nhiên, việc ném chúng vào thùng rác rất khó khăn và nó có thể làm lộ quyền riêng tư của bạn, Vì vậy, tôi bắt đầu công việc kinh doanh này với động lực đơn giản là bảo vệ quyền riêng tư”, Liu chia sẻ.

Quá trình tiêu huỷ ảnh rất đơn giản. Khách hàng chỉ cần gửi ảnh của họ đến trung tâm, giá sẽ được tính theo trọng lượng của ảnh, dao động từ 10 đến hơn 100 USD (33.000 đồng đến 330.000 đồng)

Nhân viên xịt sơn che mờ ảnh, đồng thời quay video quá trình này. Video sau đó được gửi cho khách hàng để xác minh. Sau đó, các bức ảnh được cắt nhỏ bằng máy và mảnh vụn sẽ được xử lý tại một nhà máy điện.

Nhân viên xem lại những bức ảnh cưới được đóng khung trước khi tiêu hủy chúng. Ảnh: Douyin.

Nhân viên xem lại những bức ảnh cưới được đóng khung trước khi tiêu hủy chúng. Ảnh: Douyin.

Dịch vụ này cũng thu hút sự chú ý của dư luận, tạo nên một làn sóng kể lại những câu chuyện về việc xử lý ảnh cưới sau khi ly hôn.

Một người cho biết trên mạng xã hội: "Chú tôi chia tay bạn gái ngay trước khi họ kết hôn. Mẹ bắt tôi xé ảnh cưới của họ. Điều này thực sự làm khó tôi".

"Một đêm khuya sau khi ly hôn, tôi lái xe mang theo toàn bộ ảnh cưới rồi ném xuống biển. Tôi cảm thấy đêm đó mình như một tên tội phạm”, một người khác cho hay.

Người thứ tư nhận xét: “Dịch vụ này phát triển mạnh nhờ tỷ lệ ly hôn. Với xu hướng ly hôn ngày càng tăng, triển vọng của dịch vụ này có vẻ tốt".

Đọc thêm

Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva chúc mừng Quốc khánh Lào

Đại sứ Việt Nam Lê Thị Tuyết Mai và Đại sứ Lào Latsamy Keomany khẳng định các Cơ quan đại diện của Việt Nam và Lào tại Geneva sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau, đóng góp tích cực cho mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước. Ảnh: Phóng viên TTXVN tại Geneva.
(PLVN) - Chiều 1/12, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Lê Thị Tuyết Mai dẫn đầu đoàn đại biểu của Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva tới chúc mừng Phái đoàn đại diện thường trực Lào tại Geneva nhân dịp kỷ niệm 48 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2/12/1975-2/12/2023).

Các quốc gia hào hứng với 'Ngày hội ôm quốc tế'

Các quốc gia hào hứng với 'Ngày hội ôm quốc tế'
(PLVN) - Nhiều quốc gia trên thế giới có ngày hội ôm của riêng mình nhưng mục đích của những ngày hội này đều tương tự nhau. Đó là khuyến khích mọi người thể hiện cảm xúc và nghĩa cử yêu thương với nhau nhiều hơn.

Sau COVID-19, thế giới có gì?

Thế giới đã thay đổi sau đại dịch COVID-19. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
(PLVN) - COVID-19 đã trở thành bệnh thông thường ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều lo ngại thường trực là với hơn 500 loại Coronavirus, biết khi nào một trong số chúng lại đột biến để gây đại dịch cho người, chưa kể vô số loại virus khác cũng đều có nguy cơ gây đại dịch.

Thụy Sĩ đóng băng tài sản trị giá gần 9 tỷ USD của Nga

Thụy Sĩ vốn là một điểm đến ưa thích của những người Nga giàu có và là nơi cất giữ tài sản của họ. Ảnh minh hoạ: Internet.
(PLVN) - Thụy Sĩ thông báo, từ đầu năm đến nay, nước này đã đóng băng các tài sản của Nga trị giá khoảng 7,7 tỷ franc Thụy Sĩ (tương đương 8,81 tỷ USD) theo các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.

Việt Nam kêu gọi duy trì cách tiếp cận mở, đa phương đối với vấn đề di cư

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva phát biểu tại khóa họp lần thứ 114 Hội đồng Tổ chức di cư quốc tế (IOM), Geneva ngày 28/11/2023. Nguồn: Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, từ ngày 27-29/11, tại Geneva, Khóa họp lần thứ 114 Hội đồng của Tổ chức di cư quốc tế (IOM) đã diễn ra với sự tham dự của đại diện 175 quốc gia thành viên, đặc biệt trong đó có sự tham dự của hơn 30 lãnh đạo cấp Nguyên thủ và Bộ trưởng.